Trao đổi - Phản biện » Kinh tế
Những dự án xài tiền như rác!
(10:36:41 AM 02/01/2013)Nhà máy Nhiệt điện Nông Sơn nằm trên địa bàn xã Quế Trung, huyện Nông Sơn - Quảng Nam, có tổng vốn đầu tư 674 tỉ đồng do Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư.
Kỳ vọng và hứa lèo
Theo thiết kế, Nhà máy Nhiệt điện Nông Sơn có công suất 30 MW, sản lượng điện trên 150 KWh/năm. Kỳ vọng đặt ra khi nhà máy đi vào hoạt động, các mỏ than ở Nông Sơn sẽ được sử dụng đạt chuẩn hơn, bởi trước đây hàm lượng lưu huỳnh trong than ở đây cao nên nhiệt lượng than thấp. Bên cạnh đó, khi nhà máy hoạt động sẽ là nơi cung cấp điện cho lưới điện quốc gia; tạo công ăn việc làm, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thế nhưng, sau gần 4 năm thi công, trở lại Nhà máy Nhiệt điện Nông Sơn vào những ngày cuối năm 2012, trước mắt chúng tôi là một khối sắt khổng lồ đang bắt đầu hoen gỉ do phải chịu cảnh phơi nắng dầm mưa. Bên trong nhà máy không một bóng công nhân. Dự án Nhà máy Nhiệt điện Nông Sơn có nhiều hạng mục, trong đó gói thầu số 6 (xây dựng nhà máy nhiệt điện) là quan trọng nhất, được khởi công từ tháng 3-2008, với vốn đầu tư 529 tỉ đồng; đơn vị trúng thầu là Tổng Công ty Thiết bị nặng Trung Quốc (CHMC). Khi trúng thầu, đơn vị này khẳng định sẽ hoàn thành, đưa nhà máy vào sử dụng giữa tháng 4-2010 nhưng đến nay đã trễ hẹn gần 3 năm, nhà máy vẫn chưa nên hình hài.
Theo ông Mai Xuân Hạ, Chánh Văn phòng Công ty CP Than - Điện Nông Sơn (đơn vị trực tiếp quản lý nhà máy), tính đến thời điểm này, tiến độ thi công tổng thể của dự án mới chỉ được 56%, trong đó phần xây dựng đạt 71%; lắp đặt lò hơi, tua - bin và BOP (hệ thống phụ trợ) 36%; lắp đặt thiết bị điện 43%; hệ thống điện điều khiển 26%.
Nếm quả đắng vì mê thầu… giá rẻ
Theo tìm hiểu của chúng tôi, sở dĩ nhà thầu CHMC của Trung Quốc thắng gói thầu số 6 là do bỏ thầu rẻ. Vì ham rẻ nên chủ đầu tư phải ngậm “quả đắng” như ngày hôm nay.
Nhiều hệ lụy
Nhà máy có tổng vốn đầu tư 674 tỉ đồng phơi nắng không chỉ gây lãng phí lớn mà còn kéo theo nhiều hệ lụy cho địa phương. Đường dây điện có chiều dài 18 km nối từ Nhà máy Nhiệt điện Nông Sơn đến hệ thống lưới điện quốc gia do Tổng Công ty Điện lực Miền Trung đầu tư đã hoàn thiện, nay lại phải bỏ không. Đặc biệt, hơn 100 lao động từ bậc trung cấp đến đại học ở Nông Sơn đã được tuyển dụng và đưa đi đào tạo chuyên ngành nhiệt điện để về làm việc cho nhà máy hiện phải chịu cảnh thất nghiệp.
Đầu tư 200 tỉ đồng, bán chưa đến 50 tỉ đồng
Cũng tại tỉnh Quảng Nam, một dự án “khủng” khác là Nhà máy Đường Quảng Nam nằm trên địa bàn xã Quế Cường, huyện Quế Sơn (thuộc Tổng Công ty Mía đường II - Bộ NN-PTNT), có tổng vốn đầu tư 200 tỉ đồng. Sau 5 năm đi vào hoạt động, đến năm 2008, nhà máy này buộc phải đóng cửa vì thua lỗ và nợ ngân hàng trên 356,17 tỉ đồng. UBND tỉnh Quảng Nam đã có quyết định thu hồi tổng diện tích 78.760 m2 đất cho thuê xây dựng nhà máy, phân xưởng sản xuất, nhà khách, nhà nghỉ. Cuối cùng, sau hơn 1 năm bị bỏ hoang, máy móc bị gỉ sắt nên phải bán thanh lý toàn bộ nhà máy với giá |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
- Tín chỉ carbon trở thành ”tiền tươi thóc thật”
- Việt Nam đã nhận 1.200 tỉ đồng từ bán tín chỉ carbon rừng
- World Bank hủy tài trợ ở Nha Trang, nhiều hệ lụy
- Chuyên gia lên tiếng về việc "xén" đất Vườn quốc gia Tam Đảo làm dự án
- Công trình hơn 200 phòng khách sạn trong Vườn quốc gia Tam Đảo là rất lớn
- Việt Nam thu nghìn tỷ đồng từ bán tín chỉ carbon
- World Bank cảnh báo gì khi hủy tài trợ 10 triệu USD tại dự án ở Khánh Hòa?
- World Bank hủy tài trợ 10 triệu USD dự án môi trường bền vững tại Nha Trang
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.