Cộng đồng
Chia sẻ kinh nghiệm truyền thông giáo dục hành động ứng phó, giảm nhẹ, thích ứng biến đổi khí hậu
(14:09:17 PM 18/04/2014)Ảnh tư liệu
Các đại biểu đã đóng góp những kinh nghiệm quí về xây dựng năng lực giảng viên nguồn, tổ chức các lớp tập huấn và nâng cao năng lực của tuyên truyền viên, về những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện PAOT, vai trò của các hộ dân hưởng lợi khi tham gia chương trình... Đại diện Hội Phụ nữ xã Long Vĩnh là đơn vị tích cực tham gia Chương trình cho biết: Là địa bàn nằm trong vùng duyên hải Gò Công chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu, được chọn tham gia Dự án, toàn xã đã tổ chức được mạng lưới 20 tuyên truyền viên ở 100% số ấp. Mạng lưới trên đã tích cực tuyên truyền, giúp nhân dân địa phương hiểu tác hại của biến đổi khí hậu và những biện pháp ứng phó một cách tích cực.
Chị Ngô Kim Yến, tuyên truyền viên tích cực của xã Long Bình, đã chia sẻ kinh nghiệm về chọn đối tượng chịu tác động nặng nhất của biến đổi khí hậu là hộ nghèo và cận nghèo để truyền thông. Từ đó tìm giải pháp hợp lý để tuyên truyền, nâng cao nhận thức của bà con đồng thời tìm ra cách ứng phó phù hợp và hiệu quả nhất. Ông Huỳnh Văn Ngọt, cư ngụ tại xã Long Bình (Gò Công Tây) là hộ dân tham gia Chương trình cho hay: Gia đình ông được hướng dẫn cụ thể về cách chằng chống nhà cửa khi thời tiết bất thường, mưa bão xảy ra; biết dự trữ lương thực, hạt giống, nước uống đề phòng thiên tai; tổ chức cho con cháu trong gia đình học bơi; biết lập tủ thuốc gia đình phòng khi có sự cố... nên nhà ông rất an tâm ổn định cuộc sống.
Theo Ban Quản lý Dự án PRC, qua quá trình triển khai thực hiện Chương trình, Tiền Giang đúc kết được những kinh nghiệm quí, đó là cần đầu tư thời gian và kinh phí hoàn thiện biểu mẫu, ghi nhận và cải thiện hệ thống giám sát ở cơ sở; kiện toàn đội ngũ tuyên truyền viên, chú trọng yếu tố giới và đối tượng đặc biệt để đưa vào chương trình truyền thông... nhằm đưa chương trình truyền thông hành động thích ứng biến đổi khí hậu thực sự đi vào đời sống, mang lại những hiệu quả to lớn cho cộng đồng, trong nỗ lực chung tay thích ứng biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai tại địa bàn ven biển tỉnh nhà.
Chương trình “Truyền thông giáo dục hành động ứng phó, giảm nhẹ và thích ứng với Biến đổi khí hậu” áp dụng phương pháp tuyên truyền, vận động cộng đồng đăng ký thực hiện và cải thiện các hành động giảm nhẹ, ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu được triển khai từ tháng 8/2013 - 12/2014, tại 10 xã thuộc 2 huyện Gò Công Tây và Tân Phú Đông (Tiền Giang).
Những hành động được hướng dẫn hộ dân thực hiện mang tính thiết thực, đơn giản, dễ làm, ít tốn kém, phù hợp điều kiện địa phương, trình độ và khả năng của hộ dân. Từ tháng 8/2013 đến nay, đã có trên 200 cuộc truyền thông cộng đồng thu hút trên 3.000 lượt người, mở 10 cuộc tập huấn quy tụ 200 tuyên truyền viên. Qua đó có trên 18.000 hành động thích ứng biến đổi khí hậu được các hộ đăng ký. Người dân đã thực hiện gần 13.000 hành động, trong đó phổ biến nhất là dự trữ nước uống trong mùa khô hạn và nhiễm mặn hàng năm, chằng chống nhà cửa khi mưa bão xảy ra...
Gửi ý kiến bạn đọc về: Chia sẻ kinh nghiệm truyền thông giáo dục hành động ứng phó, giảm nhẹ, thích ứng biến đổi khí hậu
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Ban Thanh niên Công An TP Hồ Chí Minh tổ chức trồng cây trong hoạt động “Ngày Chủ Nhật Xanh”
- VACNE phối hợp với các đơn vị của tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023
- Tham vấn cá nhân, cộng đồng dân cư về tác động môi trường của dự án
- Lá phiếu cộng đồng cho dự án phục hồi rừng
- Kim Oanh Group kêu cứu vì bị xuyên tạc trên mạng xã hội
- TP HCM:18 tự viện được tuyên dương bảo vệ môi trường
- USAID công bố hình ảnh và thông điệp truyền thông mới nhằm chấm dứt việc sử dụng trái phép sừng tê giác
- Nhà hoạt động môi trường nhí "dập tơi bời" các lãnh đạo thế giới
- Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái trực tiếp trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam cho đại diện Khu bảo tồn Chế Tạo huyện Mù Cang Chải (06/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo
- Trại Cai Nhựa - Chữa lành hành tinh bắt đầu từ những hành động nhỏ
- Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
- Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
- Chạy vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo
Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"
(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.
Đổi nhựa lấy quà, và sau đó?
(Tin Môi Trường) - Những chương trình trao đổi đồ nhựa lấy quà được thực hiện ở nhiều cộng đồng hay sự kiện liên quan đến môi trường để khuyến khích người dân thu gom nhựa cho tái chế.
Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon
(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.
Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa
(Tin Môi Trường) - Chương trình Đô thị giảm nhựa được thực hiện ở cấp toàn cầu với 42 đô thị tham gia, trong đó tại Việt Nam có 9 đô thị đã ký cam kết, ban hành kế hoạch và đang tích cực triển khai kế hoạch hành động. Đây là một nỗ lực lớn của chương trình này tại Việt Nam, để đạt được những kết quả bước đầu này, Bộ Tài nguyên và Môi trường nói riêng, Chính phủ Việt Nam nói chung ghi nhận sự hỗ trợ, đồng hành hỗ trợ của Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF) đến Chính phủ Việt Nam, cộng đồng cư dân các địa phương trong cả nước.