Thứ năm, 21/11/2024, 20:29:05 PM (GMT+7)

Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai

(17:58:16 PM 09/11/2018)
(Tin Môi Trường) - Sáng 9/11, tại Hà Nội, Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản tổ chức hội thảo "Bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản nhằm giảm nhẹ thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất".

Hội thảo nhằm chia sẻ thông tin chính sách, tài liệu kỹ thuật, công nghệ mới, trao đổi và đào tạo chuyên gia, xây dựng dự án hỗ trợ kỹ thuật... góp phần tích cực và quan trọng trong công tác phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất nói riêng và phòng chống thiên tai nói chung tại Việt Nam.         

 

Nhật[-]Bản[-]chia[-]sẻ[-]kinh[-]nghiệm[-]phòng[-]chống,[-]giảm[-]nhẹ[-]thiệt[-]hại[-]do[-]thiên[-]tai[-][-][-][-]
Ảnh minh hoạ: IE
 
Tại hội thảo, Tiến sĩ Trần Quang Hoài, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Tổng cục trưởng, Tổng cục Phòng chống thiên tai cho biết: Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới về thiên tai. Luật Phòng chống thiên tai và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đã xác định 21 loại hình thiên tai: Bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn... Theo thống kê của Tổng cục Phòng chống thiên tai năm 2018, Việt Nam đã "trải qua" 20/21 loại hình thiên tai trừ sóng thần. Một trong các loại hình thiên tai gây nhiều thiệt hại về người và tài sản của Việt Nam phải kể đến lũ quét, sạt lở đất. Thiệt hại về người chết và mất tích do lũ quét, sạt lở đất gây ra chiếm 10,1% tổng số thiệt hại về người và mất tích do thiên tai, chỉ đứng sau bão và lũ lụt.
 
Nằm trong khu vực Châu Á, Nhật Bản là quốc gia có lịch sử lâu đời về phòng chống thiên tai. Nhật Bản đầu tư nhiều nguồn lực cho phòng chống thiên tai trong các giai đoạn phòng ngừa, ứng phó và khắc phục, ước tính hàng năm khoảng 1,2% GDP (tương đương 60 tỷ USD) - mức trung bình giai đoạn 2010-2016. Theo ông Yusuke Sakai, Viện Nghiên cứu tổng hợp chính sách công nghệ đất đai quốc gia, Nhật Bản là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng và thiệt hại lớn từ thiên tai. Một trong những giải pháp phòng chống thiệt hại do sạt lở tại Nhật Bản là việc xây dựng các đập Sabo (đập Sabo kiểu đóng và đập Sabo kiểu nâng đập). Đập sabo kiểu đóng là loại đập dùng để chặn giữ trực tiếp đất đá và cây cối bị cuốn trôi trong lòng bùn đất hoặc dòng nước lũ, làm cho các khối đất đá ở đầu dòng, bùn đất bị mắc lại vào giữa phần kết cấu thép để chặn giữ, làm yếu đi sức chảy của dòng bùn đất. Đập Sabo kiểu nâng đập giúp cho việc tạo dòng chảy xoáy ngược tại vùng thượng lưu đập bằng cách thu hẹp bề rộng cửa đập, đất đá được dòng xoáy ngược cuộn vào trong sẽ tạm thời được lưu giữ lại, giúp giảm thiểu lượng đất đá chảy trôi theo dòng chảy, dòng nước lũ.
 
Tại hội thảo, các đại biểu cũng giới thiệu một số công nghệ trong công tác phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất tại Nhật Bản như: Bản đồ mưa vệ tinh toàn cầu "GSMaP", bản đồ 3D toàn cầu dựa trên hình ảnh vệ tinh "AW3D".
 
Đề cập tới những giải pháp về khoa học công nghệ trong công tác phòng, chống nhằm giảm nhẹ thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất, Tiến sĩ Nguyễn Trung Kiên, Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Tổng cục Phòng chống thiên tai cho rằng, các dự án, đề tài nghiên cứu tại Việt Nam về lũ quét, trượt lở đất đã có những đóng góp nhất định trong công tác phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro do loại hình thiên tai gây ra. Các cơ sở dữ liệu đã có nguồn tư liệu quý giá để phát triển các nghiên cứu khác, nhằm hiểu rõ hơn cơ chế hình thành, cách thức tác động, từ đó đề ra các biện pháp phòng tránh phù hợp, hiệu quả. Tuy vậy, trong bối cảnh diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp, các kết quả nghiên cứu cần cụ thể hơn, đi vào thực tiễn nhiều hơn, giúp công tác dự báo, cảnh báo, điều hành, ứng phó đạt hiệu quả mong muốn vì một xã hội an toàn trước thiên tai.
 
Nhằm nâng cao công tác phòng chống, giảm tối thiểu thiệt hại do lũ quét, sạt lở đất gây ra, thời gian tới cần triển khai thực hiện khẩn trương Nghị quyết 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng chống thiên tai và Chỉ thị 19/CT-TTg ngày 13/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng tránh lũ ống, lũ quét, sạt lở đất. Bên cạnh đó, cần thực hiện các giải pháp công trình và phi công trình trong phòng, chống giảm nhẹ rủi ro lũ quét, sạt lở đất, như thí điểm hệ thống quan trắc, cảnh báo lũ bàn đá; thí điểm công nghệ đập ngăn bùn đá trong điều kiện miền núi phía Bắc Việt Nam; xây dựng hệ thống bản đồ cảnh báo có độ chính xác cao; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn khảo sát, thiết kế, thi công lắp đặt; hệ thống cảnh báo sớm lũ quét, lũ bùn đá, đập ngăn bùn đá; nghiên cứu xây dựng quy hoạch phòng tránh lũ quét, sạt lở đất, đặc biệt đối với các khu vực có nguy cơ cao.
Thắng Trung
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm phòng chống, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI