Thứ bảy, 22/02/2025, 07:13:48 AM (GMT+7)

Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam

(16:49:20 PM 25/07/2019)
(Tin Môi Trường) - Ngày 25/7/2019, Bộ Công Thương Việt Nam, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam cùng các nhà tài trợ tổ chức thảo khởi động “Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam”.

Chương[-]trình[-]thúc[-]đẩy[-]phát[-]triển[-]điện[-]mặt[-]trời[-]áp[-]mái[-]tại[-]Việt[-]Nam

Quang cảnh hội thảo

 

Chủ trì Hội thảo có Ông Phương Hoàng Kim, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo. Tham dự Hội thảo có ông Michael Greene, Giám đốc USAID và các đại diện từ các nhà tài trợ như Liên minh Châu Âu, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam và Ngân hàng Thế giới. Hoạt động này nằm trong khuôn khổ Chương trình Thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam giai đoạn 2019 – 2025 của Bộ Công Thương nhằm thực hiện Chiến lược quốc gia về phát triển năng lượng tái tạo thông qua các giải pháp về phát triển thị trường công nghệ điện mặt trời áp mái. 

 

Chương[-]trình[-]thúc[-]đẩy[-]phát[-]triển[-]điện[-]mặt[-]trời[-]áp[-]mái[-]tại[-]Việt[-]Nam

Ông Phương Hoàng Kim, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo phát biểu

 

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo Bộ Công Thương Phương Hoàng Kim nhấn mạnh “Nhờ việc áp dụng cơ chế FIT, trong thời gian vừa qua đã có sự bùng nổ về số lượng các dự án điện mặt trời quy mô lớn, tuy nhiên số lượng các dự án điện mặt trời áp mái còn khá hạn chế, chưa phản ánh được tiềm năng của loại hình điện sạch này. Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam, nhằm khuyến khích các tổ chức cá nhân đầu tư vào điện mặt trời áp mái, với mục tiêu 100 nghìn hệ thống sẽ được lắp đặt và vận hành vào cuối năm 2025. Tôi tin rằng chúng ta có thể đạt được mục tiêu này”.
 
Chương[-]trình[-]thúc[-]đẩy[-]phát[-]triển[-]điện[-]mặt[-]trời[-]áp[-]mái[-]tại[-]Việt[-]Nam
Ông Micheal Greene, Giám đốc USAID phát biểu
 
Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tại Việt Nam, ông Michael Greene trong phần phát biểu của mình cũng nêu rõ, “Chương trình thúc đẩy điện mặt trời áp mái đặt ra mục tiêu rất tham vọng nhưng khả thi do Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời và một thị trường thiết bị điện mặt trời đang phát triển. Không như các nhà máy điện mặt trời nối lưới quy mô lớn đòi hỏi đầu tư lớn vào hạ tầng lưới điện, các hệ thống điện mặt trời áp mái có thể được phát triển rộng rãi mà không đòi hỏi nâng cấp lưới điện phân phối, do công nghệ này đặc biệt hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu phụ tải đỉnh tại chỗ.”
 
Đại diện của Đại sứ quán Đức tại Việt Nam, một trong những nhà tài trợ chính của chương trình, là ông Mr. Sebastian Paust, Bí thư thứ nhất, Trưởng phòng Hợp tác Phát triển. Ông Paust chia sẻ: “70 phần trăm điện mặt trời của Đức hiện nay đến từ hơn 1,5 triệu hệ thống điện mặt trời mái nhà. Chúng tôi có nhiều kinh nghiệm phát triển thành công thị trường này, và sẵn sàng chia sẻ bài học kinh nghiệm, cũng như hỗ trợ Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam. Thông qua các tổ chức như GIZ và Ngân hàng tái thiết Đức KfW, chúng tôi sẽ hỗ trợ các hoạt động về phát triển nguồn nhân lực, xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật, triển khai các hoạt động nghiên cứu và chương trình tài trợ thí điểm nhằm khuyến khích khu vực tư nhân và hộ gia đình tham gia vào các hoạt động kinh doanh phát triển điện mặt trời áp mái”.
 
Ông Koen Duchateau, Trưởng bộ phận Hợp tác Phát triển của EU phát biểu “Thú vị là điện mặt trời áp mái mang đến cơ hội cho người dân thường có thể đầu tư một phần tiền tiết kiệm của họ vào điện mặt trời và làm cho họ từ người tiêu dùng trở thành nhà sản xuất điện và đóng góp trực tiếp vào việc giảm tác động đến hệ sinh thái. Tại một số nước Châu Âu, người dân có thể liên kết với nhau thành lập tổ chức về điện để cùng đầu tư và vận hành các dự án quy mô lớn về năng lượng tái tạo, như là dự án điện mặt trời lớn lắp đặt tại trường học hay cột gió cỡ lớn, những khoản đầu tư mà chính các cá nhân cũng không thể tự hình dung ra.”
 
Chương[-]trình[-]thúc[-]đẩy[-]phát[-]triển[-]điện[-]mặt[-]trời[-]áp[-]mái[-]tại[-]Việt[-]Nam
Chụp ảnh lưu niệm
 
Chương trình Thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam giai đoạn 2019 – 2025 đã được Bộ Công Thương phê duyệt theo Quyết định 2023/QĐ-BCT vào ngày 05 tháng 7 năm 2019 gồm năm hợp phần: 1) Xây dựng và hoàn thiện chính sách, quy định hỗ trợ phát triển điện mặt trời áp mái theo hướng sẵn sàng chuyển đổi sang điều kiện thị trường; 2) Tiêu chuẩn, kiểm định và thử nghiệm; 3) Thúc đẩy các điều kiện thị trường và chương trình tài trợ thí điểm; 4) Chương trình Chứng chỉ Điện mặt trời áp mái và 5) Xây dựng hệ thống thông tin quản lý và Chiến lược truyền thông.
 
Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (EREA) Bộ Công Thương được giao chủ trì thực hiện, trên cơ sở lồng ghép các hoạt động của chương trình với các dự án hỗ trợ kỹ thuật, hỗ trợ phát triển của các nhà tài trợ như Chương trình Năng lượng Phát thải thấp Việt Nam (V-LEEP) của USAID, Tổ chức Hợp tác Đức GIZ, Ngân hàng Tái thiết Đức và Chương trình hỗ trợ năng lượng của EU và Ngân hàng Thế giới.
NHẬT VIÊN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Chương trình thúc đẩy phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

Tác phẩm mới: "Chia sẻ từ trái tim"

(Tin Môi Trường) - "Chia sẻ từ trái tim" là cuốn sách gồm 50 bài giảng nhân quả của thầy Thích Pháp Hòa với mong muốn giúp cho con người chuyển hóa nỗi khổ đau và xây dựng lối sống tỉnh thức.

Tin Môi Trường
 Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

Nhiều kết quả ghi nhận trong phong trào giảm nhựa tại TP. Đông Hà (Quảng Trị)

(Tin Môi Trường) - Năm 2024, TP. Đông Hà (Quảng Trị) là môt trong số những địa bàn mở rộng của Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” do Tổ chức WWF hỗ trợ trên cơ sở định hướng nhân rộng và lan tỏa các kết quả thành công từ những mô hình/sáng kiến đã triển khai trước đó. Nhiều kết quả tích cực được ghi nhận, cách làm hay đã truyền thêm cảm hứng cho người tiêu dùng trong hành trình giảm sử dụng túi ni-lông tại siêu thị cùng với sự đồng hành của nhiều bên liên quan tại địa phương.

VACNE 30 năm
 Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

Nông dân hồ hởi với tín chỉ carbon

(Tin Môi Trường) - Không chỉ trồng cây lấy lương thực, hoa trái, người nông dân ngày nay còn thu hoạch được cả tín chỉ carbon.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

Vận động ngư dân đưa rác về bờ và câu chuyện thay đổi hành vi ở tỉnh Phú Yên

(Tin Môi Trường) - Thói quen của ngư dân Việt đi biển chỉ mong mang được nhiều cá về, còn rác thải sinh hoạt, thậm chí ngư lưới cụ,.. bỏ lại luôn ngoài biển như một thói quen trong nhiều thế hệ ngư dân. Biển cho tôm, cá,…và cho sinh kế, thu nhập cuộc sống ấm no, nhưng tiếc thay thứ con người trả cho biển lại là rác. Liệu có thể thay đổi thói quen, ngư dân có thể mang rác về bờ để hạn chế và trả lại sự trong lành cho đại dương?. Mô hình “Vận động ngư dân mang rác về bờ” là một minh chứng về việc ngư dân Phú Yên đã và đang thay đổi nhận thức, hành động để bảo vệ đại dương, trách nhiệm với môi trường tại địa phương.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI