Tin tức » Hoạt động VACNE
Thứ bảy, 18/01/2025, 11:13:56 AM (GMT+7)
Góp ý Dự thảo Nghị định: Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn
(09:50:26 AM 12/08/2021)(Tin Môi Trường) - Mới đây, PGS.TS. Phùng Chí Sỹ, Phó chủ tịch Hội BVTN&MT Việt Nam (VACNE) đã có bản góp ý cho dự thảo Nghị định quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn do Bộ Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các nhà khoa học xây dựng. Xin đăng tải toàn văn bài góp ý của PGS.TS. Phùng Chí Sỹ
>> Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp >> Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa >> Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học >> Hội Bảo vệ TN & MT tỉnh Đắk Lắk tổ chức hội thi vẽ tranh về bảo vệ môi trường năm 2024 >> Lãnh đạo của VACNE giảng bài tại Hội nghị tập huấn cho cộng đồng Công giáo về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu
PGS.TS. Phùng Chí Sỹ, Phó chủ tịch Hội BVTN&MT Việt Nam
Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 được Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 17/11/2020 và có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2022, trừ Khoản 3 Điều 29 về đánh giá sơ bộ tác động môi trường có hiệu lực từ 01 tháng 2 năm 2021 (Dưới đây gọi tắt là Luật BVMT năm 2020).
Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và các nhà khoa học đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (KNK) và bảo vệ tầng ô-dôn (sau đây gọi tắt là dự thảo Nghị định) và đã đưa lên Cổng thông tin điện tử xin ý kiến tham vấn của các bên liên quan và những tổ chức, cá nhân quan tâm. Đây là một bước cực kỳ quan trọng nhằm cụ thể hóa một số quy định của Luật BVMT năm 2020, hạn chế đến mức thấp nhất những khó khăn, bất cập, gây phiền hà, tốn kém cho doanh nghiệp như một số trường hợp khi ban hành nghị định, thông tư đã và đang xẩy ra.
Dự thảo Nghị định hướng dẫn chi tiết Điều 91, Điều 92, Điều 139 của Luật BVMT năm 2020, bao gồm có 5 Chương, 38 Điều và các phụ lục, bao gồm Quy định chung (Chương I, 04 Điều); Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, Tổ chức và phát triển thị trường các-bon trong nước (Chương II, 17 Điều), Bảo vệ tầng ô-dôn (Chương III, 10 Điều); Các biện pháp thúc đẩy hoạt động về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn (Chương IV, 05 Điều); Điều khoản thi hành (Chương V, 02 Điều).
Sau khi nghiên cứu bản dự thảo Nghị định kèm theo các phụ lục, chúng tôi đánh giá rất cao nỗ lực của Ban soạn thảo dưới sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Bộ TNMT, nội dung dự thảo rất trí tuệ, tâm huyết, phản ánh trung thực những nội dung mà Luật BVMT năm 2020 đã được Quốc hội thông qua.
Sau khi nghiên cứu chúng tôi xin có một số góp ý theo từng điều khoản như trình bày dưới đây.
Điều 1: Xem lại đối tượng áp dụng không chỉ có “cơ quan, tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến hoạt động phát thải khí nhà kính, giảm nhẹ phát thải ….”, mà còn bổ sung thêm đối tượng là các cơ quan quản lý hoạt động phát thải khí nhà kính như các bộ (Công thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng) và UBND các tỉnh.
Điều 3 : Ngoài những thuật ngữ được giải thích trong Luật BVMT năm 2020 (“Khí nhà kính”, “Giảm thải phát thải khí nhà kính”, “Tầng ô-dôn” …), cần bổ sung thêm một số thuật ngữ như “Hệ số làm nóng lên toàn cầu”, “Kinh tế các-bon thấp”, “Thị trường các-bon”, “Hấp thu các-bon”…
Điều 5 : Cần lưu ý rà soát lại đối tượng thực hiện giảm nhẹ phát thải KNK. Có sự mâu thuẫn giữa khoản 1 quy định về cơ sở “phải kiểm kê thí nhà kính” (Phụ lục I) và khoản 2 quy định về các lĩnh vực phải kiểm kê KNK gồm “ năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp”. Danh mục các cơ sở phải kiểm kê KNK nêu tại khoản 1 và mục I.1, Phụ lục I, không có dự án nào thuộc nhóm “sử dụng đất và lâm nghiệp” như nêu tại khoản 2; bên cạnh đó tại mục I.1, Phụ lục I có “các công ty kinh doanh vận tải”, “các tòa nhà thương mại” lại không rõ thuộc nhóm nào nêu tại khoản 1. Theo chúng tôi nên cấu trúc lại khoản 1 (mục I.1, Phụ lục I) và khoản 2 cho thống nhất. Sửa lại khoản 2 về các lĩnh vực phải kiểm kê KNK gồm 5 nhóm : Năng lượng cố định (Nhóm 1); Quá trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm (IPPU) (Nhóm 2); Nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất khác (AFOLU) (Nhóm 3); Giao thông (Nhóm 4); Xử lý chất thải (Nhóm 5) cho phù hợp với quy định quốc tế. Sắp xếp lại và bổ sung thêm các cơ sở tại Khoản 1 (Mục I.1, Phụ lục I) theo thứ tự 5 nhóm nêu trên. Sắp xếp theo 5 nhóm như trên cũng phù hợp với các lĩnh vực quản lý của các bộ : Các cơ sở nhóm 1, nhóm 2 thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng; cơ sở nhóm 3 thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Cơ sở nhóm 4 thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Giao thông vận tải; Cơ sở nhóm 5 thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Về quy mô, công suất của các cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính tại Mục I.1, Phụ lục I cũng cần phải quy định rõ ràng, dễ áp dụng hơn (Không nên quy định về cơ sở phải kiểm kê KNK dựa trên mức phát thải KNK vì doanh nghiệp chưa kiểm kê KNK thì làm sao biết được có thải ra hàng năm 3.000 tấn CO2 tương đương không, để biết có thuộc đối tượng phải kiểm kê KNK không ?. Việc quy định phải kiểm kê KNK trước khi biết mình có thuộc đối tượng phải kiểm kê KNK không sẽ gây ra sự tốn kém không cần thiết. Việc quy định cơ sở phải kiểm kê KNK theo khối lượng dầu tương đương (bao nhiêu tấn TOE) cũng chưa hợp lý, gây khó khăn cho doanh nghiệp vì cũng không phải dễ gì để doanh nghiệp tính được TOE ?. Hơn nữa, trong rất nhiều cơ sở có đồng thời nhiều nguồn phát thải KNK (năng lượng, quá trình công nghệ và sử dụng sản phẩm, xử lý chất thải) vì vây nên quy định về công suất sản phẩm chính (bao nhiêu tấn/năm) sẽ phù hợp hơn. Việc chỉ quy định cơ sở xử lý chất thải rắn phải kiểm kê KNK cũng chưa đủ, vì rất nhiều hệ thống xử lý nước thải có áp dụng công nghệ xử lý yếm khí phát sinh ra khối lượng rất lớn khí CH4 là khí nhà kính.
Điều 6 : Việc quy định UBND các tỉnh phải chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kiểm tra, rà soát, điều chỉnh lại danh mục các cơ sở phải kiểm kê KNK gửi Bộ quản lý lĩnh vực và Bộ TNMT hàng năm; sau đó Bộ TNMT phối hợp với các bộ quản lý lĩnh vực định kỳ 2 năm 1 lần trình Thủ tướng Chính phủ ban hành là quá ngắn. Nên xem xét quy định thời gian rà soát, điều chỉnh này sau mỗi kỳ 5 năm. Cũng cần xem lại lộ trình báo cáo của tỉnh lên các Bộ quản lý lĩnh vực cho phù hợp (UBND tỉnh báo cáo hàng năm; trong khi Bộ TNMT báo cáo Thủ tướng 2 năm một lần. Điều này có nghĩa, UBND tỉnh gửi 2 lần báo cáo, thì Bộ TNMT mới tập hợp thành 1 báo cáo gửi Thủ tướng Chính Phủ. Như vậy, tại sao không quy định UBND tỉnh 2 năm báo cáo một lần, sau đó Bộ TNMT cũng báo cáo Thủ tướng 2 năm một lần).
Điều 7: Xem lại cơ sở xác định mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính cho các Bộ quản lý lĩnh vực tại Mục I.2, Phụ lục I. Cũng cần liệt kê tại mục I.2, Phụ lục I những tiểu lĩnh vực có tiềm năng rất lớn để giảm phát thải khí nhà kính (Ví dụ: Thủy điện, điện mặt trời, điện gió, điện sinh khối, đốt rác phát điện, trồng rừng; sử dụng E5, E10; xe ô tô chạy bằng điện …). Xem lại sự hợp lý của việc Bộ TNMT trình Thủ tướng cấp hạn ngạch phát thải KNK cho từng cơ sở nêu tại mục I.1, Phụ lục 1. Tại sao không quy định Thủ tướng cấp hạn ngạch phát thải KNK cho từng bộ quản lý lĩnh vực; sau đó Bộ quản lý lĩnh vực cấp hạn ngạch phát thải KNK cho từng cơ sở thuộc lĩnh vực quản lý của mình vì Bộ quản lý lĩnh vực đã được giao mục tiêu giảm phát thải KNK tại mục I.2, Phụ lục I, thì Bộ quản lý ngành mới cân đối cấp hạn ngạch phát thải KNK cho từng cơ sở sao cho đạt được mục tiêu Chính phủ giao. Xem lại việc có nên giao cho UBND tỉnh kiểm kê KNK không vì trong tất cả các lĩnh vực quản lý nói chung và quản lý môi trường nói riêng, thì UBND cấp tỉnh mới là đầu mối quản lý trên địa bàn tỉnh. Riêng lĩnh vực quản lý KNK lại giao cho UBND tỉnh chỉ là đầu mối cung cấp thông tin cho 5 bộ quản lý lĩnh vực là chưa hợp lý. Cũng nên xem xét có nên cấp hạn ngạch phát thải KNK cho từng địa phương cấp tỉnh không vì rất nhiều hoạt động phát triển kinh tế xã hội có phát sinh khí nhà kính nhưng không thuộc thẩm quyền quản lý của 05 Bộ quản lý lĩnh vực (Ví dụ : Các hoạt động du lịch, y tế …).
Điều 9 : Xem lại trách nhiệm của UBND cấp tỉnh tại khoản 5 vì UBND cấp tỉnh không được giao kiểm kê KNK trên địa bàn tỉnh thì làm sao có thông tin cung cấp cho Bộ TNMT và các bộ quản lý lĩnh vực. Cũng nên xem xét quy định về việc các cơ sở phải đồng thời chịu sự hướng dẫn của Bộ TNMT và các bộ quản lý lĩnh vực. Nên quy định Bộ TNMT là cơ quan hướng dẫn cho Bộ quản lý lĩnh vực và các cơ sở. Sau đó các cơ sở báo cáo Bộ quản lý lĩnh vực để lập báo cáo cấp ngành; các bộ quản lý lĩnh vực gửi báo cáo cấp ngành cho Bộ TNMT lập báo cáo cấp quốc gia.
Điều 10 : Xem lại việc giao quyền hướng dẫn đo đạc, báo cáo cho các Bộ quản lý lĩnh vực (điểm c, khoản 1). Bộ quản lý lĩnh vực chỉ nên thẩm định báo cáo giảm nhẹ khí nhà kính cấp cơ sở theo hướng dẫn của Bộ TNMT, sau đó lập báo cáo giảm nhẹ KNK cấp lĩnh vực gửi Bộ TNMT. Cũng nên xem lại việc yêu cầu cơ sở phải gửi trực tiếp báo cáo giảm nhẹ khí nhà kính cấp cơ sở cho Bộ TNMT vì việc tổng hợp báo cáo cấp cơ sở thành báo cáo cấp lĩnh vực đã giao cho các Bộ quản lý lĩnh vực rồi (điểm a, khỏan 3). Xem lại yêu cầu cơ sở phải báo cáo định kỳ hàng năm có cần thiết không (có thể kéo dài kỳ báo cáo thành 2 năm, thậm chí 5 năm có được không, vì trong vòng 1 năm cơ sở khó có khả năng đầu tư giải pháp để giảm nhẹ phát thải KNK). Xem lại thời điểm báo cáo của các cấp cho phù hợp (cơ sở báo cáo trước 31/12/2026, Bộ quản lý lĩnh vực báo cáo trước 31/12/2024. Do báo cáo lĩnh vực phải dựa trên các báo cáo cấp cơ sở, nên nếu cơ sở chưa báo cáo thì Bộ quản lý lĩnh vực lấy số liệu ở đâu để lập báo cáo lĩnh vực gửi Bộ TNMT ?).
Điều 11: Theo quy định tại điều này chỉ có 3 cấp phải lập báo cáo kiểm kê KNK. Bộ TNMT là cơ quan đầu mối lập báo cáo kiểm kê KNK quốc gia (khoản 2); Bộ quản lý lĩnh vực là cơ quan kiểm kê KNK cấp lĩnh vực (khoản 3); cơ sở quy định tại khoản 1, điều 5 (Mục I.1, Phụ lục I) thực hiện kiểm kê KNK cấp cơ sở (khoản 4). Như góp ý tại điều 7 ở trên, cần xem lại việc có nên giao cho UBND tỉnh kiểm kê KNK cấp tỉnh không vì rất nhiều hoạt động phát triển kinh tế xã hội có phát thải KNK, nhưng không thuộc thẩm quyền quản lý của 05 bộ quản lý lĩnh vực.
Điều 12: Xem lại khoản 1 quy định “Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ ban hành tổng hạn ngạch phát thải khí nhà kính cho các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này” vì Thủ tướng chỉ nên cấp hạn ngạch cho các Bộ quản lý lĩnh vực như tại Mục I.2, Phụ lục I; sau đó Bộ quản lý lĩnh vực cấp hạn ngạch phát thải KNK cho các cơ sở quy định tại khoản 1, điều 5. Như góp ý tại điều 7 có nên cấp hạn ngạch phát thải KNK cho từng địa phương không vì rất nhiều hoạt động phát triển kinh tế xã hội không thuộc thẩm quyền quản lý của 5 bộ quản lý lĩnh vực.
Điều 13: Điều này quy định 5 bộ quản lý lĩnh vực chịu trách nhiệm xây dựng, phê duyệt kế hoạch giảm nhẹ phát thải KNK cấp lĩnh vực (khoản 2); cơ sở (Khoản 1, điều 5 hay Mục I.1, Phụ lục I) xây dựng, phê duyệt kế hoạch giảm nhẹ phát thải KNK cấp cơ sở (khoản 4). Xem lại có nên giao cho UBND cấp tỉnh xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải KNK cấp tỉnh không, vì rất nhiều hoạt động phát triển kinh tế xã hội có phát sinh KNH nhưng không thuộc thẩm quyền quản lý của 5 bộ quản lý lĩnh vực. Nếu chỉ giao cho UBND tỉnh chỉ là đầu mối cung cấp thông tin cho 5 bộ quản lý lĩnh vực (khoản 7) là chưa hợp lý.
Điều 16 : Đề nghị xem xét lại đối tượng tham gia thị trường các-bon trong nước sau khi xem xét các góp ý về đối tượng kiểm kê KNK tại khoản 1, điều 5 (Mục I.1, Phụ lục I).
Điều 22 : Xem lại cơ sở để xác định lộ trình quản lý, loại trừ các chất CFC (đến 31/12/2024 không vượt quá 2.600 tấn/năm; đến 31/12/2029 không vượt quá 1.300 tấn/năm; đến 31/12/2039 không vượt quá 100 tấn/năm; đến 01/01/2040 cấm nhập khẩu và xuất khẩu các chất HCFC). Lộ trình như trên có dài quá không (khoảng 20 năm), trong khi đến nay đã có nhiều quốc gia cấm sản xuất, sử dụng, xuất nhập khẩu các chất HCFC rồi?.
Điều 23 : Tương tự như góp ý tại điều 22, xem lại cơ sở và lộ trình quy định quản lý và loại trừ các chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát (HFC). Lộ trình có dài quá không ?. Xem lại có cơ sở gì hay có cần thiết phải quy định tổng mức tiêu thụ các chất HCFC đến con số lẻ (5.825.991,5 tấn CO2 tương đương) không?. Thiết nghĩ chỉ cần làm tròn đến 5.826.000 hay 5.850.000 tấn CO2 tương đương là đã quá đủ rồi vì thực chất hiện nay phương pháp ước tải lượng KNK cũng chỉ dựa trên các hệ số có sẵn, nên mức độ chính xác cũng không thể đạt đến mức 0,5 tấn như con số quy định được (5.825.991,5 tấn).
Điều 24: Tương tự như góp ý ở điều 23, cũng nên làm tròn số về công suất máy lạnh (điểm d, khoản 1) (Thay vì 26,38 kW và 234,46 kW thì làm tròn thành 26,5 kW và 234,5 kW !).
Phụ lục I : Sửa chữa các mục I.1, I.2 theo như góp ý ở trên.
Các phụ lục II-IV : Xem lại có nên gộp các mẫu báo cáo kiểm kê KNK ngành (Mẫu số 01, 02, 03, 04, 05); mẫu báo cáo kiểm kê KNK cấp cơ sở (Mẫu 06) tại Phụ lục II với mẫu báo cáo giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp ngành (Mẫu 01), mẫu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở (Mẫu 02) tại phụ lục III và mẫu kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp ngành (Mẫu 01), mẫu kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp cơ sở (Mẫu 02) tại phụ lục IV không vì thực chất 3 nội dung quy định tại 3 phụ lục này có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Sau khi kiểm kê KNK, thì triển khai các giải pháp giảm nhẹ phát thải KNK và xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải KNK. Cần rà soát lại từng mẫu tại Phụ lục II cho thống nhất (Ví dụ : tại mẫu 01, Phụ lục II có sự không thống nhất giữa nội dung II và III (về ngành nghề); Tại mẫu 03, Phụ lục II cũng có sự không thống nhất giữa nội dung II và III (về phát thải/hấp thu); Tại mẫu 04, Phụ lục II có sự không thống nhất giữa nội dung II, III với quy định tại mục I.1, phụ lục I (về xử lý chất thải rắn hay cả chất thải rắn, nước thải).
PGS.TS. Phùng Chí Sỹ - Phó Chủ tịch Hội BVTN&MT Việ Nam
Gửi ý kiến bạn đọc về: Góp ý Dự thảo Nghị định: Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long
- VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương
- 4 cây Đa tại hầm mộ cổ hơn 2.000 năm ở Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024"
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024"
- VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- 4 cây Đa tại hầm mộ cổ hơn 2.000 năm ở Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024"
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước
- 4 cây Đa tại hầm mộ cổ hơn 2.000 năm ở Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
- VACNE phối hợp tổ chức tập huấn cho các thầy cô vùng duyên hải Bắc bộ về giáo dục môi trường, giảm rác thải nhựa đại dương
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ
(Tin Môi Trường) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường là tên gọi thống nhất sau hợp nhất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Campuchia tuyên bố không tham vấn thêm về kênh Funan Techo
(Tin Môi Trường) - Phó thủ tướng Campuchia tuyên bố nước này không có nghĩa vụ cung cấp thêm thông tin và sẽ không tham vấn với các quốc gia trong khu vực về dự án kênh đào Funan Techo.