»

Chủ nhật, 19/01/2025, 03:41:12 AM (GMT+7)

Rác đầy kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè

(20:44:03 PM 08/10/2012)
(Tin Môi Trường) - TPHCM đã tốn hàng ngàn tỉ đồng “hồi sinh” hệ thống kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè nhưng người dân sống trong khu vực vẫn không ngừng vứt rác bừa bãi xuống lòng kênh

 

Ngày 7 – 10, HĐND TPHCM đã phối hợp với Đài Truyền hình TP tổ chức chương trình Lắng nghe và trao đổi với chủ đề: “Bảo vệ môi trường - Trách nhiệm của cộng đồng”.

Mỗi ngày phải vớt 9 - 10 tấn rác

Giảm ô nhiễm môi trường là một trong 6 chương trình đột phá mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM lần thứ IX đã đề ra. Thế nhưng, theo nhận định của bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP, hiện nay mức độ ô nhiễm tại TP còn khá nghiêm trọng, thể hiện qua nhiều yếu tố: đất, nước, không khí… Ông Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường, cho biết bên cạnh ô nhiễm trong môi trường sản xuất thì ô nhiễm trong sinh hoạt đô thị cũng là một “gánh nặng”.  
 
Mỗi ngày, Công ty TNHH MTV môi trường đô thị TP phải vớt 9- 10 tấn rác trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè
(ảnh do Công ty TNHH MTV môi trường đô thị TP cung cấp)
 
 
Dù mỗi năm TP phải chi hàng ngàn tỉ đồng để thu gom và xử lý 6.700 - 8.100 tấn rác thải/ngày nhưng rác thải vẫn là vấn đề nhức nhối, gây ô nhiễm môi trường, cảnh quan đô thị.

Các đại biểu tham dự chương trình cùng thống nhất rằng ý thức của cộng đồng góp phần quyết định không nhỏ vào chất lượng môi trường.
 
Dẫn chứng sinh động nhất về vấn đề này, ông Nguyễn Minh Hoàng, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP, cho biết TP đã tốn hàng ngàn tỉ đồng “hồi sinh” hệ thống kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè nhưng người dân sống trong khu vực vẫn không ngừng vứt rác bừa bãi xuống lòng kênh và hai bên bờ. “Mỗi ngày, chúng tôi vớt khoảng 9 - 10 tấn rác. Nếu ngừng vớt rác trong 2 năm, kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè sẽ trở lại là dòng kênh chết như trước kia!” - ông Hoàng cảnh báo.

Ý thức chưa tốt

Bà Trần Thị Kim Yến, Phó trưởng Ban Dân vận Thành ủy, cho rằng bên cạnh một số bộ phận người dân xả rác do kém hiểu biết nhưng cũng có những người học thức đàng hoàng cũng vô tư xả rác. Khi đó, hành động xả rác là một thói quen xấu, khó bỏ và hành động này không liên quan đến kiến thức mà do ý thức của mỗi người.

Nhiều người tỏ ra bức xúc trước hành động xả rác bừa bãi, đa phần đề xuất phương án phạt để răn đe. Hiện nay, Sở Tài nguyên - Môi trường đã tham mưu cho TP một số phương án phạt “nóng” các hành vi gây ô nhiễm môi trường.
 
Tuy nhiên, ông Phước cho rằng việc phạt và giáo dục phải hài hòa thì mới phát huy hiệu quả răn đe. “Đôi khi những người xả rác là những người nghèo buôn gánh bán bưng, đối tượng này nên áp dụng hình thức buộc tái lập môi trường ban đầu hoặc phạt lao động công ích nhưng đối với các dự án lớn gây ô nhiễm môi trường bắt buộc phải phạt thật nặng mới  mong không tái phạm” - ông Phước nói.
 
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cũng cho rằng giải pháp “thấu tình đạt lý” nhất là tuyên truyền, giáo dục cho mỗi người dân hiểu bảo vệ môi trường là bảo vệ cuộc sống của chính họ chứ không phải vì người khác. Vì vậy, mỗi người dân hãy tự làm sạch, giữ gìn môi trường sống của mình trước khi đòi hỏi những người khác và chính quyền các cấp phải bảo vệ môi trường.

 Xanh - sạch - thân thiện môi trường


Khu phố 6 phường 13, quận 6 có 900 hộ dân với 2.000 nhân khẩu, ngoài ra còn hàng trăm CNVC làm việc nên áp lực dân cư lên môi trường rất lớn. Dù vậy, ông Nguyễn Đức Hồng, Bí thư chi bộ, trưởng ban điều hành khu phố 6, cho biết với mục tiêu hướng đến khu phố “xanh - sạch - thân thiện môi trường”, ban điều hành khu phố đã tuyên truyền, vận động đến từng hộ dân ý thức bảo vệ môi trường bằng những hành động đơn giản: vệ sinh nơi ở sạch sẽ, để túi rác trên vỉa hè, không vứt rác ra đường… Từ năm 2008 đến nay, khu phố 6 đã trồng thêm được trên 700 cây xanh, chi bộ có trách nhiệm bảo vệ các cây xanh trong khu phố. Ông Hồng nói: “Cây xanh ở đâu mất mát hay hư hỏng, người được phân công bảo vệ phải chịu trách nhiệm. Chúng tôi phấn đấu làm sao để mọi người đi đến khu phố 6 không cần nón, dù gì cả!”. Mô hình này được khá nhiều đại biểu quan tâm, ủng hộ
(Nguồn: MINH KHANH/ NLĐ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Rác đầy kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI