Thứ sáu, 22/11/2024, 19:07:22 PM (GMT+7)

Đã đến lúc tổng tấn công xử phạt xả rác trên toàn quốc

(09:41:52 AM 14/08/2019)
(Tin Môi Trường) - Nhiều địa phương tuyên bố nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần trong cơ quan nhà nước. Sau chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, không chỉ là các tỉnh, thành, mà các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp hưởng ứng rộng rãi theo cách của mình.​

Đã[-]đến[-]lúc[-]tổng[-]tấn[-]công[-]xử[-]phạt[-]xả[-]rác[-]trên[-]toàn[-]quốc

Ảnh: IE

 
Hưởng ứng và hành động là rất tốt, nhưng như vậy là vẫn chưa đủ. Còn quá nhiều việc phải làm để có một đất nước Việt Nam sạch đẹp, xây dựng được môi trường sống không ô nhiễm.
 
Hà Nội còn quá nhiều sông, ao hồ dơ bẩn, rất nhiều nơi ngập rác, báo chí phản ánh nhiều nhưng chưa xử lý được. Có những bãi rác khổng lồ, dưới những chân cầu, bên vệ đường, không xứng mặt là thủ đô nghìn năm văn hiến.
 
Dưới sông Tô Lịch chuyên gia nghiên cứu công nghệ xử lý ô nhiễm, trên sông người dân đổ rác trực tiếp xuống. Vậy thì giải quyết biết bao giờ cho xong đây.
 
TPHCM cũng tương tự, nói ra quả thực xấu hổ, mùi thối của rác tấn công khu đô thị Phú Mỹ Hưng nhiều năm không giải quyết được, vậy thì những cái gọi là đô thị thông minh chẳng thuyết phục được ai.
 
Kiên Giang đuổi cổ đồ nhựa sử dụng một lần ra khỏi cơ quan nhà nước là quá hay, nhưng ngoài cơ quan nhà nước thì sao? Xin lưu ý, đảo ngọc Phú Quốc, quần đảo Nam Du, nhiều đảo ở vùng biển Kiên Lương ngập rác, địa phương đã có phương án nào cứu môi trường chưa?
 
Những tồn tại đó một phần do xử lý rác đầu nguồn, do ý thức của người dân, nhưng đầu cuối của rác là một hạn chế hiện nay. Dọn rác ư, nhưng rác đó đi về đâu, xử lý như thế nào là điều vô cùng quan trọng. Công nghệ xử lý rác lạc hậu, thì mọi cố gắng của đầu nguồn hay công đoạn dọn dẹp ở giữa cũng không có hiệu quả cao. Xử lý rác mà gây ô nhiễm như bãi rác Nam Sơn - Hà Nội và Đa Phước - TPHCM thì không hiệu quả.
 
Một việc khác, sẽ phải đi đến cấm chai nhựa, túi nylon, ống hút và sản phẩm nhựa sử dụng một lần không chỉ trong cơ quan nhà nước mà siêu thị, trường học, bệnh viện, nhưng sẽ lấy gì để thay thế. Chuyện này không mới, nhưng chưa nhiều phương án khả thi. Nước mình nhà khoa học “đông như quân Nguyên”, nhưng sản phẩm thay thế đồ nhựa không mấy ai làm được. Làm được ở đây là thương mại được, không phải trên giấy hay trong phòng thí nghiệm.
 
Cuối cùng là xử phạt. Tại sao chỉ một vài địa phương đưa ra quy định xử phạt người xả rác mà không phải là trên phạm vi toàn quốc? Đã đến lúc, “tổng tấn công” trên cả nước, xử phạt những cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về môi trường. Điều gì luật đã quy định thì cứ thẳng tay xử. 
(LÊ THANH PHONG -báo LĐ)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đã đến lúc tổng tấn công xử phạt xả rác trên toàn quốc

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không?

(Tin Môi Trường) - Từ ngày 1/8, Luật Đất đai 2024 quy định khi chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Tin Môi Trường
 Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

Tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển"

(Tin Môi Trường) - Ngày 22/8/2024 tại TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, Tổ chức Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR), và Viện Nghiên cứu Môi trường/Đại học Adelaide đã cùng tổ chức buổi tọa đàm “Chia sẻ, cập nhật thông tin về thị trường carbon từ hệ sinh thái rừng ven biển." Tọa đàm nhằm cung cấp thông tin khoa học cập nhật về thị trường carbon, một vấn đề rất được xã hội quan tâm. Đây cũng là dịp quan trọng để cùng nhau chia sẻ kiến thức, học hỏi và hợp tác để xây dựng những dự án carbon xanh chất lượng cao.

VACNE 30 năm
  Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

Hà Nội: Hơn 25.000 cây xanh bị gãy, đổ do bão.

(Tin Môi Trường) - Tối 8-9, UBND TP Hà Nội có báo cáo nhanh về công tác ứng phó bão số 3. Theo đó, trong ngày 8-9, Hà Nội có thêm 1 người tử vong do ảnh hưởng của bão số 3. Cụ thể, gió lớn đã khiến 1 mái tôn bung bật va trúng 2 người dân ở huyện Chương Mỹ, khiến 1 người tử vong, 1 người bị thương.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI