»

Thứ sáu, 21/02/2025, 15:47:44 PM (GMT+7)

Bình Định: Dự kiến đổ 3,7 triệu m3 bùn cát xuống biển Quy Nhơn

(06:47:55 AM 27/06/2023)
(Tin Môi Trường) - Bộ GTVT đang hoàn tất hồ sơ xin cấp phép đổ 3,7 triệu m3 bùn cát xuống biển. Đây là lượng chất thải từ dự án nạo vét luồng cảng Quy Nhơn.

Khối lượng bùn cát nói trên phát sinh từ dự án nạo vét luồng hàng hải để tàu 50.000 DWT có thể tiếp cận cảng Quy Nhơn.

 
Theo kế hoạch của Ban quản lý dự án Hàng hải (Bộ GTVT), khu vực nhận chìm bùn có diện tích 100ha, thuộc vùng biển TP Quy Nhơn (Bình Định), đã được UBND tỉnh Bình Định chấp thuận chủ trương tại văn bản 1982/UBNDKT ngày 15/4/2022.
 
Vị trí này cách phao số 0 tuyến luồng Quy Nhơn khoảng 15,6km về phía đông, cách Cù Lao Xanh 11,7km về phía đông bắc, cách Hòn Ông Căn 20km về phía Nam. Mực nước biển tại vị trí nhận chìm sâu khoảng 87-99m.
 
Bình[-]Định:[-]Dự[-]kiến[-]đổ[-]3,7[-]triệu[-]m3[-]bùn[-]cát[-]xuống[-]biển[-]Quy[-]Nhơn
Vị trí đổ bùn thải nằm cách cảng Quy Nhơn (nơi nạo vét) khoảng 17km. (Đồ họa: Ngọc Tân).
 
Toàn bộ 3,7 triệu m3 chất thải nạo vét sẽ được tàu hút bụng và sà lan mở đáy tự hành vận chuyển đến vị trí nhận chìm. Cự ly vận chuyển bùn từ điểm nạo vét đến tâm vị trí nhận chìm khoảng 17km.
 
Khu vực nạo vét và nhận chìm được xác định nằm ngoài vùng bãi đẻ, bãi giống chính ở vùng biển ven bờ Nam Trung Bộ Việt Nam và không nằm trong các vùng bảo vệ nguồn lợi hải sản tiềm năng.
 
Trước kế hoạch được PMU Hàng hải trình lên, Bộ GTVT đang lấy ý kiến các đơn vị chuyên môn. Trong đó, Bộ yêu cầu Cục Quản lý đầu tư xây dựng đánh giá khả năng tận dụng chất nạo vét để san lấp, đắp nền đường cho các dự án giao thông.
 
Bộ cũng yêu cầu Cục Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ Hàng hải Quy Nhơn đánh giá về ảnh hưởng của việc nhận chìm đến hoạt động vận tải biển trong khu vực và việc thực hiện các thủ tục liên quan đến bảo đảm an toàn hàng hải theo quy định.
DT
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Bình Định: Dự kiến đổ 3,7 triệu m3 bùn cát xuống biển Quy Nhơn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

SOS Môi trường và NACCET ký kết hợp tác trong lĩnh vực môi trường và ứng phó sự cố

(Tin Môi Trường) - Sáng 14 tháng 02 năm 2025 tại Hà Nội, lễ ký kết hợp tác giữa Trung tâm Hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) và Trung tâm Ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (SOS Môi trường) đã diễn ra thành công tốt đẹp đánh dấu sự hợp tác và có nhiều phương án chủ động trong hành trình bảo vệ môi trường cùng với hoạt động khắc phục hậu quả sự cố môi trường. Đây là sự hợp tác toàn diện, mở ra nhiều hoạt động bền vững trong tương lai và sẽ tiên phong trong việc cung cấp các giải pháp chủ động bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả sự cố hóa chất.

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI