»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:41:03 PM (GMT+7)

Làng đại học Thủ Đức đang biến thành… “làng rác” Tin mới nhất

(12:51:58 PM 17/10/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Làng đại học Thủ Đức từ trước đến nay vẫn nổi tiếng với nhiều thứ mà đa số sinh viên TP Hồ Chí Minh đều biết tới như : đồ ăn rẻ, không khí thoáng đãng, hồ đá lãng mạn…, nhưng đằng sau khung cảnh thơ mộng đó lại là một bộ mặt khác mà ai cũng biết, ai cũng nói, nhưng chẳng thấy ai làm, đó là đầy rác !
  

Những cột mốc rác rơi vãi hai bên lề đường

 

Cột mốc rác

 

Dạo một vòng quanh Làng đại học Thủ Đức, mọi người dễ dàng nhìn thấy những ụ rác to với nhiều loại rác thải khác nhau dọc hai bên đường. Giống như những cột mốc km, rác ở đây thay phiên nhau làm thành những cột mốc rác rải đều đặn trên suốt những con đường.

 

Phổ biến nhất là xỉ than tổ ong được chất đống hai bên đường lẫn cùng với rác thải sinh hoạt của người dân. Mặc dù mỗi ngày đều có xe thu gom rác đến để dọn dẹp nhưng vẫn không hết, rác vẫn còn rơi vãi lại rất nhiều sau khi thu dọn.

 

Thậm chí trước những quán ăn trong khu vực lân cận kí túc xá đại học quốc gia, rác chất cao với đủ loại phế phẩm từ túi ni lông cho đến thực phẩm ôi thiu. Sinh viên vẫn cứ vô tư ăn uống như không có gì. Có thể nói ở đây, rác ở khắp mọi nơi, nhìn đâu cũng thấy một màu trắng xóa của túi ni lông, hộp cơm, giấy vụn…

 

Những đống rác lớn hơn thì được gom lại một chỗ để tiêu huỷ bằng cách đốt trong những con hẻm nằm sâu bên trong. Những chỗ này từ lâu đã được mặc định là nơi đổ rác công cộng mà không được sự cho phép của chính quyền địa phương.

 

Không khó để bắt gặp cảnh tượng người dân, đặc biệt là những hộ gia đình gần chợ, vứt những bao rác lớn xuống đây sau mỗi buổi chợ tan. Màu xanh của cây cối xung quanh đã bị hủy diệt bởi những đám cháy nham nhở còn sót lại từ các loại rác khó phân hủy. Chính ý thức bảo vệ môi trường kém cỏi và những thói quen xấu của người dân cũng như phần lớn sinh viên nơi đây đã biến làng đại học Thủ Đức đang dần trở thành “làng rác”.

 

 Cỏ… trắng mọc quanh hồ

 

  Cỏ trắng quanh hồ đá

 

Theo chân những bạn sinh viên ở đây, chúng tôi đã tới Hồ Đá - “công viên nước” của họ. Hồ đá là nơi tụ tập ưa thích của sinh viên để tận hưởng không gian thoáng đãng và yên tĩnh nơi đây.

 

Tuy nhiên, vẻ đẹp nên thơ ấy lại đang mất dần qua từng ngày bởi chính những người đang thưởng thức nó. Rất nhiều hộp nhựa, túi ni lông, ly nhựa nằm la liệt quanh bờ hồ sau những buổi dã ngoại ăn uống của sinh viên. Không được ai nhắc nhở về việc phải giữ gìn vệ sinh môi trường cũng như có rất ít biển cấm xả rác ở đây. Vì thế, các bạn trẻ cứ vô tư ăn, vô tư xả rác một cách bừa bãi. Họ không hề quan tâm đến việc môi trường nơi đây đang ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Mỗi khi có gió, rác thải trên bờ lại bị cuốn đi khắp nơi.

 

Màu trắng xoá của rác khỏa lấp hẳn màu xanh của cỏ. Không những thế, ngay cả dưới mặt hồ cũng có rất nhiều rác nổi lềnh bềnh. Lượng rác thải nhiều như vậy nhưng tiếc thay, xung quanh hồ lại không đặt những thùng rác công cộng “tác chiến”. Cứ thế, sinh viên ngắm cảnh vẫn cứ ngắm, câu cá vẫn cứ câu và xả rác thì vẫn… cứ xả!

 

Người “cõi dưới”… có vui ?

 

 Đồ cúng rải khắp như thế này !

 

 Không những thế, bánh kẹo cúng còn gieo rãi đầy khắp bờ hồ. Nếu mới nhìn, có lẽ ai cũng nghĩ đó là một bữa tiệc ngọt của những nhóm bạn sinh viên vào một buổi chiều đẹp. Tuy nhiên, khi lại gần mới thấy được đó là một mâm cúng với những bánh kẹo, bim bim bày ra trên bờ.

 

Tất cả những thứ đó được người đi cúng xả quanh bờ hồ cùng với những lànkhói hương mù mịt. Một người đàn ông còn cẩn thận phân loại từng loại khác nhau và vứt thẳng xuống hồ với câu nói “ phải tôn trọng người âm!”.

 

Chưa nói đến sự ô nhiễm môi trường từ lượng rác ở trên bờ lẫn dưới hồ, ta cũng đã thấy được sự lãng phí trong việc này. Không biết một tháng có bao nhiêu lượng rác từ những đồ cúng này với những vỏ bánh kẹo được thả xuống hồ một cách không có trách nhiệm như thế. Dù người sống hay đã mất thì có lẽ, lượng rác thải ấy rồi cũng có lúc nhấm chìm hết dòng nước xanh dưới hồ mà thôi.

Tìm kiếm ý thức sinh viên ?
  Đống tro tàn hỗn hợp rác
Gần hơn 10 trường đại học sống quanh tại làng là số lượng sinh viên khá đông sinh hoạt và học tập tại đây. Mọi người vẫn thường nghĩ, sinh viên là những người có học thức, có ý thức cao nhưng rồi, họ cũng giống như những người khác mà thôi. Họ vẫn chưa có cái nhìn tích cực về môi trường họ đang sống, nơi họ vui chơi và giải trí. Không gian sống lại càng quan trọng hơn trong việc tạo ra môi trường học tập tốt. Tự hỏi, tại sao vẫn chưa có nhiều đội ngũ sinh viên kết hợp cùng người dân sống tại đây cải tạo môi trường trong sạch hơn? Cần có những sự đánh động tốt để nơi đây sớm trở lại là nơi lý tưởng để sinh viên sống và học tập tốt hơn.
Bài và ảnh: TRƯƠNG LÊ MINH HẢI
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Ý kiến bạn đọc về: Làng đại học Thủ Đức đang biến thành… “làng rác”

  • Minh Trí (17:23:42 PM 17/10/2011)Mong sinh viên hãy biết tôn trọng môi trường

    Sinh viên là người có tri thức, hơn ai hết cần tôn trọng môi trường. Và đó cũng chính là tôn trọng bản thân họ

  • thiên thạch xanh (23:16:21 PM 17/10/2011)Rác ư !!!! nổi ám ảnh của tôi!!!

    Đi đâu cũng gặp rác ... mùi vị của quê hương đã biến đổi...nhìn nhận bài viết rất có tính hiện thực ..nổi bức xúc và vấn đề cấp thiết hiện nay để phát triển xã hội...hãy nhận thức và biết được tầm ảnh hưởng to lớn của rác ... Thân!! một bài viết hay...cố lên bạn ...

  • nucuoixanh (20:14:03 PM 19/10/2011)giu moi truong

    Qua day,hon ai het tat ca cac ban sinh vien can phai lam dieu gì do thiet thuc de ta k phai hoc trong 'lang rac',de rac dung cho va viec bo rac vao cap roi tim thung rac de bo vao k phai la mot viec phuc tap hay kho khan gì lam doi voi chung ta!

  • Minh Trí (11:13:17 AM 20/10/2011)Ban quản lý cũng cần có trách nhiệm

    Ban quản lý của Làng đại học cũng phải có trách nhiệm tuyên truyền, kiểm tra và nhất là đảm bảo cơ sở hạ tầng cần thiết để SV thực hiện. Ví dụ, nếu có nhiều thùng rác thì SV chắc sẽ hạn chế vứt rác bừa bãi.

  • BẠN ĐỌC (10:11:42 AM 08/11/2011)Còn ghê hơn bài viết nhiều

    Ở khu làng đại học còn nhiều nhế nhác lắm. không chỉ những rác thải của người mua bán mà kênh mương ở khu vực này rất hôi thối. Đặc biệt những con kênh kế bên trường ĐH KHXH & NV chảy ra hồ cá sinh viên. rất bẩn và hôi thối, rác từ chợ thảy xuống nghẹt cứng, cùng với nước thải của các hộ gia đình chăn nuôi xung quanh khu vực này. Đã biến hồ cá sinh viên thành.... Nhờ phóng viên Tinmoitruong.vn xuống đưa tin. Chân thành cảm ơn.

  • Họ và tên (23:23:24 PM 10/11/2011)Tiêu đề

    Làng ĐH là nơi nhiều sinh viên có học thức cao, thế mà thấy ý thức kém quá. Mình cũng thấy hồ đá càng ngày càng biến thành hồ rác luôn, bẩn ghê sợ. Lâu lâu thấy mấy sinh viên đi dọn vệ sinh rác ở quanh làng ĐH nhưng cái quan trọng là ý thức của họ khi sống ở đây. Cần xem lại vấn đề này.

Gửi ý kiến bạn đọc về: Làng đại học Thủ Đức đang biến thành… “làng rác”

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
Tin Môi Trường
 Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

Thanh Hóa: Nước sông Mã bất ngờ đổi màu đen kịt

(Tin Môi Trường) - Sông Mã qua địa bàn huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đổi màu đen kịt như sông Tô Lịch; hàng tấn cá lồng chết la liệt, nhiều người dân xót xa tháo dỡ lồng bè.

VACNE 30 năm
 Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Việt Nam và Đan Mạch hợp tác thúc đẩy các nỗ lực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

(Tin Môi Trường) - Bộ Công Thương Việt Nam mới đây đã ban hành Bộ tài liệu hướng dẫn lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2020-2025 (Kế hoạch TKNL cấp tỉnh). Bộ tài liệu hướng dẫn này được soạn thảo với sự hỗ trợ của Chương trình Hợp tác Đối tác Năng lượng Việt Nam – Đan Mạch, sẽ giúp cho toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam thống kê việc sử dụng năng lượng và xây dựng kế hoạch hành động của địa phương nhằm triển khai các hoạt động về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Hội BVTN&MT Việt Nam
 Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

Huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế):Thực hành truyền thông giảm nhựa, xây dựng hành trình sống xanh

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin từ Huyện đoàn A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế), Dự án Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam (do Tổ chức WWF tài trợ) đến nay đã ghi nhận nhiều kết quả: Trong tổng số 20 cơ sở du lịch (bao gồm 16 homestay và 04 điểm du lịch sinh thái cộng đồng) đã ký cam kết tham gia thực hành giảm nhựa. Qua một thời gian triển khai, nhiều mô hình đã góp phần thay đổi nhận thức, hành vi của khách du lịch, nhân rộng ra các tiểu thương, người mua hàng tại hai chợ Bốt Đỏ và A Lưới,…

KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI