Trao đổi - Phản biện » Xã hội
VTV "dạy" chặt đầu baba: Giáo dục thế thì thật đáng sợ!
(18:51:13 PM 23/09/2014)>>VTV "dạy" dìm mèo, chặt đầu ba ba?
Đó là những khẳng định, bình phẩm của ông Đinh Ngọc Hải - Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Cao Bằng, thuộc Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.
Trần Khánh Phương với hành động giết ba ba phản cảm được phát trên VTV3.
Con người phải ứng xử văn minh, đừng thú tính
PV:- Vừa qua, trong chương trình Vua đầu bếp phát sóng ngày 20/9, cảnh tượng các thí sinh vật lộn với hàng loạt động vật sống như ba ba, cá trình...khiến người xem giật mình. Đặc biệt, hành động chọc mắt, chặt đầu con baba của một thí sinh đã bị nhiều cư dân mạng nhận xét là "quá dã man", "không phù hợp để đưa lên sóng truyền hình"... Quan điểm của ông ra sao trước hành động này?
Ông Đinh Ngọc Hải:- Đây là một hành động đáng phê phán, bởi đối với tất cả các loài động vật, dù không thuộc diện phải phải bảo vệ, quan tâm ở mức tối đa, cũng không nên giết mổ, không nên đánh đập như thế. Vì vậy, đó là một hành động thiếu văn hóa..
Việc đưa những hình ảnh này lên sóng truyền hình là hoàn toàn không hay, đến mức độ nàcần phải phê phán, đặt ra câu hỏi đưa lên như thế có nên hay không?
Dĩ nhiên, theo quan điểm của tôi là việc này cần phải phê phán, nhưng mà may là nó chưa ở mức phổ biến. Giáo dục như thế này thật quá đáng sợ, đáng lẽ tính giáo dục phải được đề cao.
PV:- Trước đó, trên màn ảnh truyền hình cũng đã có rất nhiều trường hợp giết động vật như trong bộ phim Vừa đi vừa khóc, 4 chú mèo được đưa vào trong phim cũng bị dìm nước, trong khi trên phim lại là hình ảnh chúng được cứu vớt đầy tính nhân văn, đậm tình người, câu chuyện này nhận rất nhiều phản đối từ dư luận, đó là sự giả dối trên phim ảnh. Theo ông, những hành động này khi được chiếu trên sóng truyền hình có ảnh hưởng như thế nào tới tâm lý người xem, đặc biệt là tâm lý giới trẻ?
Ông Đinh Ngọc Hải:- Dĩ nhiên là nó sẽ gây phản ứng mạnh mẽ, bởi vì hiện nay công tác bảo vệ động vật hoang dã có một bộ phận làm tốt, nhưng còn có 1 số vẫn còn rất dửng dưng, cần phải lên án, nhưng lên án ở mức độ nào thì phụ thuộc vào chính quyền địa phương, dư luận xã hội.
Theo tôi, những sự việc như thế này xảy ra, mặt tích cực, là nó răn đe người khác không thể làm những việc tương tự như vậy lần tiếp theo. Mặt khác, nó cho thấy hành động đó không có tính nhân ái của con người, kể cả đối xử với động vật như vậy vẫn là thú tính.
Đáng lẽ con người phải ứng xử văn minh, làm thế nào hợp với văn hóa mình mong muốn, hành động này lại có tác dụng phản lại và tất nhiên là không nên như thế.
Thậm chí, trong khi chúng ta đang hướng con người đến những hành động nhân văn hơn, mang đậm tình người hơn.
Theo tôi chúng ta không cấm, nhưng những hành động này cũng có thể đưa ra, nhưng mổ xẻ chi tiết thì không nên. Đáng lẽ chỉ nên chiếu qua hình ảnh, lướt qua, đừng đi sâu vào, diễn tả mang tính sâu sát là không nên.
Khâu kiểm duyệt phải chịu trách nhiệm
PV:- Còn nhớ, vụ việc một thanh niên giết vooc rồi đăng ảnh trên facebook đã khiến dư luận hết sức bất bình. Có ý kiến cho rằng, ngay cả trên kênh truyền hình quốc gia, những cảnh phản cảm như vậy còn xuất hiện một cách hồn nhiên, dù đã qua khâu kiểm duyệt thì chuyện xảy ra như trên là một hệ quả tất yếu. Ông đồng tình ở mức độ nào với ý kiến trên? Đứng ở góc độ một nhà hoạt động môi trường, quan điểm cá nhân của ông như thế nào?
Ông Đinh Ngọc Hải:- Tôi rất đồng tình với ý kiến này, đáng lẽ cần phải xem hình ảnh nào mang đến kết quả tốt hơn, được nhiều người dân trong cộng đồng ủng hộ, đặc biệt giới khoa học thấy phải toát lên tính nhân văn, nhưng ở đây hoàn toàn ngược lại.
Mặc dù chúng ta biết, chỉ là một số cá thể nào đấy, một số nhà hàng nào đấy đang làm như vậy, hơn nữa hiện tại nó đang giảm đi, xu thế hướng tới một xã hội tự nguyện thực hành theo luật bảo vệ động vật.
Nên tôi thấy cần phải xem lại, nếu có đưa thì đưa ở mức độ nhẹ hơn, hình ảnh nó nhẹ nhàng hơn. Không phanh phui, lột tả thế này, dẫn tới sự phản cảm.
PV:- Để phát những hình ảnh giết động vật trên sóng truyền hình theo ông trách nhiệm thuộc ai, cơ quan nào? Vì sao ạ?
Ông Đinh Ngọc Hải:- Theo tôi, trách nhiệm đầu tiên phải là khâu kiểm duyệt. Người đưa hình, đi quay tư liệu người này phải chịu trách nhiệm đầu tiên. Sau đó, đến khâu kiểm duyệt cũng không thể chối bỏ trách nhiệm.
Kiểm tra mà để lọt lưới những hình ảnh mẫn cảm như vậy không mang lại tác dụng tích cực, thì anh phải nhìn nhận lại trách nhiệm của mình. Hơn nữa, lại còn là một kênh truyền hình quốc gia, hàng triệu con người đón xem trong khung giờ vàng đó, hậu quả đúng là khó khôn lường.
- Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!
Phim ảnh, truyền hình cũng là giáo dục
Trước sự việc này, bà Đỗ Thị Thanh Huyền - Quản lý Giáo dục Bảo tồn của Tổ chức Wildlife At Risk (WAR) chia sẻ: "Về trường hợp con Ba ba trong chương trình Vua đầu bếp, tôi cũng đã xem tập này nhưng quả thật cũng không xác định được con Ba ba này là loại thông thường hay là Ba ba nam bộ có tên trong Sách Đỏ Việt Nam.
Thế nhưng, dù sao cũng phải khẳng định là phim ảnh và truyền hình có tác dụng giáo dục rất lớn, vì vậy hy vọng không có những cảnh giết hại hoặc sử dụng sản phẩm động vật hoang dã quý hiếm trên phim".
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.