Trao đổi - Phản biện » Pháp lý
Trưởng Ban Nội chính TƯ tuyên bố sẽ bắt ngay cán bộ ngân hàng tư lợi
(19:42:19 PM 11/01/2013)
Hôm 10.1, ông Nguyễn Bá Thanh tuyên bố với tư cách là Trưởng Ban Nội chính TƯ: "Sắp tới tôi sẽ rà vô một số cái của ngân hàng, cho "hốt liền", không nói nhiều!" Ảnh: thanhnien.com.vn |
Ông Nguyễn Bá Thanh cho hay, mặc dù "phải tính từng giờ vì thời gian của tôi còn với TP này rất ít" nhưng ông vẫn yêu cầu UBND TP Đà Nẵng tổ chức hội nghị "Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn TP" để ông "phát biểu mấy lời vì chắc là không còn có dịp nào để phát biểu nữa".
Và đây có lẽ là lần đầu tiên người ta thấy ông Nguyễn Bá Thanh "lôi hết ruột gan" như lời ông nói để đề cập đến nhiệm vụ hết sức nặng nề mà ông được TƯ giao trong thời gian tới là ra Hà Nội làm Trưởng Ban Nội chính TƯ, cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng TƯ.
Nói đến tham nhũng, ông Nguyễn Bá Thanh đề cập đến lĩnh vực ngân hàng và nhắc lại điều ông từng nhiều lần phát biểu: "Miếng đất giá trị 100 tỉ đồng, ông đưa lên 500 tỉ. Lẽ ra 100 tỉ thì được vay 60 tỉ, nhưng vì ông đưa lên 500 tỉ nên họ được vay 300 tỉ".
Nhưng cái mới ở lần này là ông đưa ra ngay hướng xử lý: "Nội cái đó là bắt ngay cán bộ ngân hàng "trời ơi" đó, bắt liền chứ không cần phải đợi có bằng chứng chung chi gì hết. Ai cho phép ông nâng khống giá trị miếng đất từ 100 tỉ lên 500 tỉ?"
Ông Nguyễn Bá Thanh chỉ rõ: "Tham ô, tham nhũng, lấy tiền ngân hàng ra là như thế đấy. Không có ú ớ gì nữa, không có "vô tình" gì nữa hết. Ổng nâng lên để rồi người vay cho lại mấy tỉ liền, nên ổng nhắm mắt định giá khống. Nên bây giờ mới xảy ra nợ xấu ngân hàng, cả nước lên tới mấy chục tỉ đô la chứ có ít đâu. Chừ ôm cục đất đó khóc, không biết làm chi hết!"
Rồi với tư cách Trưởng Ban Nội chính TƯ, ông Nguyễn Bá Thanh tuyên bố: "Sắp tới tôi sẽ rà vô một số cái (của lĩnh vực ngân hàng - PV), cho "hốt liền", không nói nhiều. Cho nên một số ông giờ đang ngồi run. Mấy cái đó ông lãnh đạo kiểu gì? Ông có phải học sinh mẫu giáo đâu, ổng quá trời lãi nhưng vẫn cố tình làm như thế để kiếm chác. Đó là ăn mà còn phá nữa nhưng chả ai nói gì!"
Cũng nói về cái lối "vừa ăn vừa phá", ông Nguyễn Bá Thanh nhắc lại chuyện: "Rước cái tàu cũ rích của người ta đáng giá có một đồng, ông về hô lên 5 - 7 đồng, xử ra mua rồi bên bán cho ổng mấy đồng nữa. Chừ ôm đống sắt vụn bán cũng không có người mua. Thiệt thảm thương. Để rồi ông thì vô tù, ông chạy ra nước ngoài cũng bị bắt cổ về. Làm ăn như thế đấy, vừa ăn rồi lại vừa phá nữa, phá tàn canh!"
Điều đáng giận đó, theo ông Nguyễn Bá Thanh, lại diễn ra "trong khi bữa ni trời rét lạnh như thế này, ở một số vùng xa xôi, người dân phải đi chân trần chứ không có dép mà mang".
Và ông chỉ rõ nguyên nhân: "Làm kiểu đó thì còn mô dép mà mang? Làm kinh tế phải đóng góp vô, phải ra đồng tiền bát gạo để chăm lo cho những người dân như thế, chứ làm mà "vừa ăn vừa phá" kiểu này thì chết. Nát cả nền kinh tế ra!"
Đề cập tới nội dung chính của hội nghị là Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước, ông Nguyễn Bá Thanh chỉ rõ: "Tham nhũng có ở mọi cấp độ, lĩnh vực nhưng trong xây dựng cơ bản thì tham nhũng là nặng nề nhất, đặc biệt là ở khâu tư vấn thiết kế".
Theo ông, điểm "rò rỉ" lớn nhất trong quản lý đầu tư xây dựng chính từ "mấy anh tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát". Các đơn vị tư vấn thiết kế thường liên kết với chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị thi công tính khống khối lượng rồi ăn chia tiền tỉ với nhau.
Ông Thanh đưa ra một ví dụ về tư vấn giám sát nước ngoài mà cụ thể là Nhật Bản khi làm đường nối từ cầu Tuyên Sơn ra cảng Tiên Sa (đường Ngũ Hành Sơn và Ngô Quyền bây giờ), xe chạy bao nhiêu năm rồi mà chẳng hề hấn gì. Trong khi đó, nhiều tuyến đường giao cho tư vấn giám sát trong nước thì sửa chữa, chắp vá liên tục.
"Với những đơn vị thi công gian dối, ăn bớt ăn xén mà gặp phải tư vấn giám sát nước ngoài thì có mà dẹp tiệm. Bởi họ bắt làm đi làm lại bao giờ đạt yêu cầu mới thôi. Còn tư vấn giám sát của ta thì nhận phong bì nhà thầu rồi kéo nhau vào quán cà phê, quán nhậu ký đại nghiệm thu. Công trình không nhanh hư, nhanh hỏng mới lạ", ông Thanh nói.
Theo lý giải của ông, đầu tư xây dựng là lĩnh vực có vấn đề nặng về tham nhũng, trong đó người làm tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát là đối tượng đứng đầu.
"Tư vấn thiết kế như anh tín dụng ngân hàng. Tài sản người ta có vài chục tỉ mà anh này định giá cho vay tới vài trăm tỉ, hỏi sao không thất thoát. Đây cũng là yếu tố góp phần tạo nên nợ xấu ở ngân hàng. Do đó, chỉ mỗi hành vi cố ý định giá sai tài sản là đủ cơ sở bỏ tù chứ không đợi đến khi anh thò tay lấy phong bì. Đừng tưởng làm tư vấn thiết kế cứ đưa giá nào vô công trình cũng được, cũng không ai biết", ông Thanh nói thẳng.
Từ năm 2002-2012, qua kiểm tra, thanh tra 106 công trình, dự án đầu tư xây dựng tại Đà Nẵng, đã phát hiện 56/106 công trình có sai sót công tác lập, phê duyệt thiết kế dự toán; 20/106 công trình có sai sót về đấu thầu; 31/106 công trình có sai sót trong công tác giám sát, quản lý chất lượng; 43/106 công trình có sai sót trong công tác quản lý chất lượng, khối lượng.
Ông Thanh cho rằng, cần phải kiện toàn bộ máy quản lý, điều hành, tư vấn, thi công... làm sao cho đồng bộ, ăn khớp nhằm hạn chế tối đa tình trạng "làm ít, kê nhiều".
"Tôi nói để mấy anh nhà thầu thi công yên tâm, nếu các anh có năng lực thực sự thì không lo không có việc làm. Các giám đốc công ty, các nhà thầu phải có dũng khí phản ánh thẳng các bất cập trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, thanh quyết toán công trình mà gây khó khăn để lãnh đạo biết mà xử lý", ông Thanh kêu gọi.
Không công bố kết luận thanh tra đất đai tại Đà Nẵng
Tại cuộc họp báo hôm qua, Thanh tra Chính phủ cho biết đã ban hành kết luận thanh tra về việc quy hoạch sử dụng đất đai ở Đà Nẵng, Thủ tướng cũng đã có ý kiến nhưng không công bố công khai vì đều đóng dấu mật. Việc đóng dấu mật được giải thích là thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ khẳng định việc không công khai kết luận thanh tra ở Đà Nẵng không liên quan đến công tác nhân sự cấp cao (ông Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng được điều động ra làm Trưởng ban Nội chính T.Ư - PV) |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
- Vụ án làm giả báo cáo ĐTM: Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt?
- Đắk Lắk chưa báo cáo về các gói thầu liên quan đến Công ty Công Minh
- Sau gần 8 tháng, Sở Xây dựng vẫn chưa báo cáo kết quả kiểm tra Đồi Cù Đà Lạt
- Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục lên tiếng vụ san lấp vùng đệm vịnh Hạ Long
- Quốc hội thông qua Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước
- Thái Bình giảm diện tích khu bảo tồn không đúng luật
- Vì sao Bình Thuận chưa nộp báo cáo tác động môi trường dự án hồ Ka Pét?
- Bí thư TP.HCM nói về vụ đấu giá đất Thủ Thiêm
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?