»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:44:06 PM (GMT+7)

Thế giới ngầm thu gom rác Tin mới nhất

(06:44:01 AM 22/07/2014)
(Tin Môi Trường) - Để được thu gom rác, chủ các đường dây phải mua lại “địa bàn” của người đi trước với giá lên đến hàng trăm triệu đồng, thậm chí cả tỉ đồng

Hiện nay, trên địa bàn TP HCM, việc thu gom rác chưa được quản lý chặt chẽ nên dẫn đến mỗi nơi thu phí mỗi kiểu. Trong đó, phổ biến tình trạng các đường dây thu gom rác dân lập tùy tiện thu tiền vượt mức giá quy định hoặc thu thêm tiền của người dân.



Để có một đường dây thu gom rác, phải tốn có khi cả tỉ đồng



Bắt chẹt, o ép khổ chủ

Mới đây, chị D., chủ một quán cơm tại quận Bình Thạnh, bị đường dây thu gom rác làm khó. Theo chị D., lúc đầu gia đình chị chỉ đóng tiền thu gom rác 30.000 đồng/tháng. Được một thời gian ngắn, đường dây thu gom rác lại yêu cầu đóng 50.000 đồng/tháng, rồi tăng lên 150.000 đồng/tháng. Không dừng lại, một thời gian sau, đường dây thu gom rác còn yêu cầu tăng  mức phí lên 300.000 đồng/tháng. Thấy bị đòi hỏi quá đáng, gia đình chị D. không chấp nhận và tìm đường dây thu gom rác khác. Được ít ngày, những người ở đường dây cũ đến hăm dọa không cho những người trong đường dây mới hoạt động. Sau nhiều ngày, rác nhà chị D. chất thành đống nên phải nhờ chính quyền địa phương can thiệp mới êm chuyện. Tương tự, anh Đinh Anh Tuấn, ngụ quận 2, bức xúc: “Nhà tôi mở quán ăn nhỏ, bình thường mỗi tháng chỉ đóng 100.000 đồng nhưng thời gian gần đây thì sinh chuyện”.

 

Theo anh Tuấn, để viện ra lý do, một số người thu gom rác tại đây cho rằng trong khi làm việc đã đánh rơi chiếc ví tại quán của anh, bên trong có 8 triệu đồng. Sau đó, họ yêu cầu anh Tuấn trả lại chiếc ví và số tiền nói trên, nếu không sẽ tăng giá thu gom rác lên 600.000 đồng/tháng. Do không trả lại chiếc ví và số tiền như yêu cầu nên những ngày sau đó, quán của anh Tuấn không được lấy rác. Lúc này, những người thu gom rác yêu cầu anh Tuấn phải trả 900.000 đồng/tháng. Thấy quá phi lý và sợ ảnh hưởng đến xung quanh, anh Tuấn phải thuê xe chở rác đi đổ. Cùng cảnh ngộ, mặc dù đã đóng đầy đủ 15.000 đồng/tháng nhưng gia đình anh Nguyễn Văn Thành (ngụ quận Gò Vấp) thường xuyên bị những người thu gom rác “xin” thêm tiền. “Tuy rất khó chịu nhưng gia đình tôi và những hộ dân xung quanh phải chấp nhận nếu không muốn rác bị ùn ứ” - anh Thành ngao ngán.
 
Nhiều đường dây bị thu hồi


 

Một hộ dân bị đường dây thu gom rác làm khó nên phải viết bảng “van xin”


Theo tìm hiểu của chúng tôi, thời gian gần đây, nhiều đường dây thu gom rác dân lập đã bị chính quyền địa phương thu hồi do vi phạm các lỗi như: không đóng phí vệ sinh môi trường, thu gom rác không đúng quy định, thu phí quá cao…

Trả lời về vấn đề này, nhiều chủ đường dây rác cho biết do mức thu phí mà TP đưa ra hiện đã quá lỗi thời, trong khi giá xăng dầu và tiền nhân công tăng nên không đủ chi phí. Do đó, một số chủ đường dây rác đã xin ý kiến người dân thu thêm tiền để bù lỗ và được một số hộ đồng ý. Bà Nguyễn Thị Chắt (ngụ phường Thạnh Lộc, quận 12), chủ thu gom rác, cho biết đang rơi vào tình cảnh khó khăn khi bị UBND 3 phường An Phú Đông, Thạnh Lộc và Thạnh Xuân thu hồi đường dây rác với khoảng 1.000 hộ vì những lý do nêu trên. Bà Chắc thừa nhận có xin thêm tiền của người dân bởi đây là vùng ngoại thành, đường khó đi, nhà cửa lại ít nên rất tốn xăng khi đi thu gom rác, trong khi phí thấp hơn nội thành. “Tôi đã làm đơn gửi các cơ quan chức năng yêu cầu được đóng phí vệ sinh môi trường còn thiếu để tiếp tục thu gom rác nhưng UBND quận 12 không đồng ý” - bà Chắc nói

Hồi năm 2000, bà Trần Thị Thanh Nga (ngụ phường 8, quận Gò Vấp) mua lại đường dây rác ở khu vực phường Tân Thới Hiệp, quận 12 với khoảng 200 hộ dân, giá hơn 200 triệu đồng. Hoạt động hơn một năm thì bị phường Tân Thới Hiệp thu lại vì cho rằng không đóng phí vệ sinh môi trường. Trong khi đó, bà Nga cho biết vẫn đóng theo quy định. “Tôi đã nhiều lần khiếu nại nhưng vẫn không được cho hoạt động trở lại” - bà Nga than thở. Tương tự, trước đây, chị Nguyễn Thị Diễm (ấp Nhị Tân, xã Tân Thới Nhì, quận 12) thu gom rác của gần 600 hộ dân nhưng hiện nay bị UBND quận 12 thu hồi, chỉ còn lại 50 hộ dân.

Chúng tôi đã có buổi làm việc với Phòng Tài nguyên và Môi trường quận 12 về trường hợp của bà Chắt thì được đại diện nơi này cho biết hiện trên địa bàn quận 12 có tổng cộng 187 đường dây thu gom rác tư nhân. Bà Chắt là trường hợp đầu tiên bị quận tịch thu đường dây rác để giao lại cho Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Công ích quận 12. “Nguyên nhân là do bà Chắt vi phạm một số quy định” - người này nói. Trong khi đó, bà Chắt khẳng định đường dây thu gom rác tại 3 phường An Phú Đông, Thạnh Lộc và Thạnh Xuân do bà tạo lập từ năm 1978 đến nay và hằng tháng vẫn đóng phí đầy đủ. “Thời gian gần đây, UBND quận 12 yêu cầu đóng một số khoản thuế, thấy không hợp lý nên tôi từ chối” - bà Chắt nói.

Rác nhà trọ giá cao ngất ngưởng

Nhiều chủ nhà đã thu tiền rác của người thuê trọ một cách vô thưởng vô phạt. Bình quân mỗi tháng, một phòng trọ phải đóng từ 20.000-30.000 đồng tiền rác cho chủ nhà. Anh Nguyễn Văn An (thuê trọ ở phường Thảo Điền, quận 2) bức xúc: “Mỗi tháng, chủ nhà trọ ở đây thu 30.000 đồng tiền rác, cao hơn mức quy định của một hộ dân bình thường”. Trong khi đó, hầu hết các khu trọ khác cũng được các chủ nhà thu với số tiền từ 20.000-25.000 đồng/tháng. Có nhiều khu trọ lên đến 30-40 phòng nên mỗi tháng riêng tiền rác, chủ nhà đã thu cả triệu đồng.

(Theo NLĐ)
Từ khóa liên quan: Thế giới ngầm, thu gom , rác
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Thế giới ngầm thu gom rác

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc

(Tin Môi Trường) - Theo thông tin của đại diện Sở Xây dựng TP Hà Nội, qua rà soát trong số cây xanh bị gãy đổ do bão số 3 gây ra, có 12 cây để nguyên bầu bọc gốc, rễ sai quy định.

VACNE 30 năm
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI