»

Thứ bảy, 23/11/2024, 23:49:27 PM (GMT+7)

Ý kiến của Chuyên gia VACNE về việc Chuyên gia Nhật tắm ở bể thí điểm làm sạch sông Tô Lịch

(08:54:52 AM 09/08/2019)
(Tin Môi Trường) - Chiều 8/8, Tiến sĩ Kubo Jun, Chuyên gia Nhật Bản đã ngụp lặn trong bể thí điểm làm sạch nước sông Tô Lịch để chứng minh nước sau xử lý đạt quy chuẩn hiện hành. GS Trần Hiếu Nhuệ - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Viện trưởng Kỹ thuật nước và công nghệ môi trường đã cho biết ý kiến về việc tắm này

 Ý[-]kiến[-]của[-]Chuyên[-]gia[-]VACNE[-]về[-]việc[-]Chuyên[-]gia[-]Nhật[-]tắm[-]ở[-]bể[-]thí[-]điểm[-]làm[-]sạch[-]sông[-]Tô[-]Lịch

GS Trần Hiếu Nhuệ - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Viện trưởng Kỹ thuật nước và công nghệ môi trường

  

Bốn bể chứa nước sông với mỗi bể rộng khoảng 15 m2 được lắp đặt 3 ngày trước để trình diễn việc xử lý nước sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreator.
 
Nhóm chuyên gia Nhật và công nhân bơm nước sông màu đen từ ngoài khu vực xử lý vào bể đầu tiên chứa tấm vật liệu Bioreactor. Sau đó, nước chảy qua bể đặt máy Nano, rồi đến bể lắng và chảy vào bể nước cuối cùng, nơi ông Kubo Jun tắm.
 
"Khi vớt nước sông lên rửa mặt, tôi thấy không mùi và không có cảm giác ngứa hay khó chịu", ông Kubo Jun nói.
 
Theo ông, việc dựng các bể xử lý như trên là mô phỏng quá trình thí điểm làm sạch nước bằng công nghệ Nhật Bản đang diễn ra dưới lòng sông Tô Lịch; qua đó giúp những người dân Hà Nội quan tâm đến việc này cảm nhận rõ hơn công việc mà nhóm chuyên gia đang thực hiện. "Đây chỉ là trình diễn,  không phải chúng tôi sẽ xử lý toàn bộ nước sông Tô Lịch bằng các bể này", TS Kubo Jun giải thích thêm.
 
Đánh giá sự việc trên, GS Trần Hiếu Nhuệ - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Viện trưởng Kỹ thuật nước và công nghệ môi trường nói, các chuyên gia Nhật Bản đã "thể hiện sự khao khát chứng minh công nghệ xử lý nước của họ có hiệu quả tốt". Tuy nhiên, theo GS Nhuệ, để biết chính xác nguồn nước trong bể thứ tư - đã qua xử lý - đạt quy chuẩn hay không thì phải bằng các chỉ số qua xét nghiệm.
 
"Nhiều ngày qua, sông Tô Lịch có lượng nước mưa lớn hoà tan với nước ô nhiễm, nên quá trình xử lý nước sông cũng cần phải được tiến hành khách quan nhất có thể", GS Nhuệ nói.
 
Theo GS Nhuệ, bước đầu công nghệ Nano-Bioreator cho thấy kết quả khả quan là lớp bùn dày 90 cm trên sông Tô Lịch (ở khu vực thí điểm) đã giảm được một nửa và giảm mùi hôi.
 
"Tuy nhiên, chỉ riêng công nghệ này thì khó làm sạch được cả tuyến sông dài 14 km; cần phải kết hợp đồng bộ với các giải pháp khác như phải xây dựng hệ thống cống lưu thoát nước thải hai bên sông; dẫn nước từ sông Hồng vào thau rửa và tạo dòng chảy thì mới hồi sinh được sông Tô Lịch", GS Nhuệ nói.
 

Ý[-]kiến[-]của[-]Chuyên[-]gia[-]VACNE[-]về[-]việc[-]Chuyên[-]gia[-]Nhật[-]tắm[-]ở[-]bể[-]thí[-]điểm[-]làm[-]sạch[-]sông[-]Tô[-]Lịch

Chuyên gia môi trường Nhật Bản tắm trong bể chứa nước sông đã qua xử lý. Ảnh: Tất Định

 
Từ ngày 16/5, nhóm chuyên gia Nhật đã thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano-Bioreactor đoạn từ ngã tư Bưởi - Hoàng Quốc Việt xuôi về phía Cầu Giấy. Kết quả thí điểm dự kiến công bố vào cuối tháng 7. Tuy nhiên đến ngày 9/7, Công ty thoát nước Hà Nội đã mở cửa xả 1,5 m3 từ Hồ Tây.
 
Đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản cho rằng việc xả lượng nước lớn trong thời gian ngắn đã khiến họ không kịp chuẩn bị, "các vi sinh vật có lợi bị cuốn trôi". Do vậy, Tổ chức này đã gửi công văn đề nghị lùi thời gian thí điểm thêm 2 tháng (đến 17/9).
 
Công nghệ Nano-Bioreator gồm hai yếu tố là máy sục khí Nano tạo ra oxy trực tiếp kích hoạt vi sinh vật; các tấm vật liệu Bioreactor là chất xúc tác, cung cấp giá thể, tạo môi trường sống cho vi sinh vật. "Hai yếu tố này kết hợp thúc đẩy quá trình tự làm sạch nước, phân hủy bùn", TS Kubo Jun nói.
 
Sông Tô Lịch từng là một nhánh nhỏ của sông Hồng, thông thủy với Hồ Tây. Năm 1889 người Pháp lấp một phần sông Tô Lịch để quy hoạch lại phố phường.
 
Sông Tô Lịch ngày nay bắt đầu từ phường Nghĩa Đô (Cầu Giấy) chảy về phía Nam thành phố và ra sông Nhuệ đoạn xã Hữu Hòa (Thanh Trì). Toàn tuyến sông có hơn 280 cống, xả ra 150.000 m3 nước thải/ngày.
 
10 năm qua, thành phố Hà Nội đã nhiều lần lên kế hoạch làm sạch con sông nhưng chưa thành công.
BTV (tổng hợp)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ý kiến của Chuyên gia VACNE về việc Chuyên gia Nhật tắm ở bể thí điểm làm sạch sông Tô Lịch

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI