Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Xà xẻo đất công viên
(09:54:56 AM 25/07/2011)
Khu ẩm thực Phố Ngói hoạt động nhộn nhịp trong Vườn thú Hà Nội - Ảnh: Lâm Hoài
Nằm ngay ngã tư cầu Trắng - trung tâm của quận Hà Đông, quán cà phê vườn Trung Nguyên trở thành điểm kinh doanh đắt đỏ, hằng ngày có hàng trăm lượt khách tấp nập ra vào. Điều đáng nói là quán cà phê này ngự trị ngay trên khuôn viên của vườn hoa Nguyễn Trãi (công viên Hà Đông) nhiều năm nay.
Trước đây quán chỉ có một quầy bar nhỏ, bàn ghế rải khiêm tốn tại một góc nhỏ của công viên, tuy nhiên thời gian gần đây chủ quán dựng cả một khu nhà bằng khung sắt, lợp mái, lắp hệ thống phun sương, xây các trụ gạch, sắm bàn ghế, dù lớn bày biện la liệt trên diện tích vài trăm mét vuông. Cả khu vỉa hè rộng rãi khang trang vừa được cải tạo dịp 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, thậm chí lòng đường cũng bị trưng dụng thành bãi giữ xe của quán.
Không chỉ một quán
Trước cổng vào Vườn thú Hà Nội (công viên Thủ Lệ) từ lâu đã mọc lên điểm kinh doanh sầm uất với khu liên hợp khép kín gồm nhà hàng, quán cà phê, sân tennis rộng hàng trăm mét vuông. Nhà hàng ẩm thực Phố Ngói được xây dựng khang trang, mặt tiền hướng ra phố Đào Tấn, lưng quay vào phía trong khuôn viên công viên, trong lúc sân tennis hai mặt giáp công viên được bít bùng bằng hàng rào lưới sắt cao ngất. Hằng ngày vào buổi trưa và chập tối thực khách và người chơi thể thao ra vào khu này tấp nập.
Tương tự, trong khuôn viên công viên Thống Nhất, phía mặt đường Lê Duẩn, nhà hàng Gió Mới rộng hàng trăm mét vuông hoạt động nhộn nhịp cả chục năm nay. Nơi đây chuyên về dịch vụ tổ chức tiệc cưới nên thường xuyên có hàng trăm thực khách ăn uống, nhậu nhẹt, hát hò linh đình. Vào giờ cao điểm phục vụ của nhà hàng, tiếng nhạc xập xình, tiếng cười nói, chúc tụng phá vỡ không gian yên tĩnh của cả một vùng rộng lớn.
Sai giấy phép, sai thiết kế vẫn tồn tại
“Mọi tổ chức, cá nhân khi tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, kinh doanh dịch vụ thương mại, vui chơi, tổ chức các hoạt động tập thể trong khu vực công viên, vườn hoa, vườn thú phải đúng chức năng nhiệm vụ của công viên, được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và thực hiện đúng quy định hiện hành của Nhà nước đối với từng loại hình hoạt động”. (Trích quy định về quản lý hệ thống cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, vườn thú trên địa bàn TP Hà Nội) |
Về hoạt động của nhà hàng Gió Mới, ông Nguyễn Xuân Hưng - phó giám đốc Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội, đơn vị quản lý nhà hàng - cho biết việc xây dựng nhà hàng là chủ trương chung của TP trước đây.
Cụ thể, đây là dự án liên doanh với Singapore, có giấy phép của Sở Kế hoạch - đầu tư Hà Nội, tuy nhiên sau này khi vận hành được một thời gian phía đối tác nước ngoài đã xin rút, vì vậy TP giao lại cho công ty quản lý. Ông Hưng cho rằng việc kinh doanh của nhà hàng không ảnh hưởng đến hoạt động chung của công viên Thống Nhất (?).
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Hán - trưởng phòng tổ chức hành chính Công ty TNHH một thành viên công viên Thống Nhất, nhà hàng mọc lên trong công viên chắc chắn sinh ra các hoạt động ăn nhậu ồn ào, phá vỡ không gian yên tĩnh vốn có của công viên.
“Công viên là biểu tượng của văn hóa, vui chơi, giải trí cho các tầng lớp nhân dân nhưng khi kinh doanh dịch vụ ngoài chắc chắn sẽ bị biến dạng” - ông Hán phân tích. Ông cho biết thêm trước đây khu vực cổng công viên Thống Nhất (đoạn giáp phố Nguyễn Đình Chiểu) từng mở quán bia nhưng sau đó phải dẹp ngay vì dư luận không đồng tình.
Theo thông tin của Công ty TNHH một thành viên Vườn thú Hà Nội, khu sân tennis và khu nhà phục vụ, trong đó có nhà hàng Phố Ngói, thuộc diện tích của vườn thú, được TP phê duyệt từ năm 1997, sau đó Vườn thú Hà Nội tiếp tục ký hợp đồng với Công ty TNHH thương mại Hoàng Vinh tiến hành cải tạo và khai thác cho đến nay.
Đáng chú ý là khu nhà phục vụ này từng bị UBND quận Ba Đình xử lý vi phạm về trật tự xây dựng, trong đó có ba hạng mục công trình không phép đã bị dỡ bỏ, tuy nhiên không hiểu vì sao còn hai hạng mục công trình này mặc dù sai với giấy phép và thiết kế được phê duyệt về chiều cao và mục đích sử dụng song vẫn tồn tại. Trước đây, hàng loạt khu dịch vụ, kinh doanh khác xung quanh vườn thú cũng đã bị dỡ bỏ, chỉ còn khu này vẫn hoạt động sầm uất.
Hàng trăm mét vuông chỉ có giá thuê 10 triệu đồng/tháng
Trong công văn trả lời Tuổi Trẻ, lãnh đạo Công ty Vườn thú Hà Nội khẳng định khu sân tennis và nhà phục vụ được đưa vào sử dụng phục vụ khách tham quan vườn thú. Tuy nhiên thực tế cho thấy lượng khách hầu hết đều từ bên ngoài vào, phía cổng vườn thú chỉ có cổng phụ tượng trưng, còn cổng chính khu nhà hàng hướng ra phố Đào Tấn và đón khách vãng lai vào ăn uống, chơi thể thao chủ yếu từ hướng này.
Ông Nguyễn Văn Hùng, phó tổng giám đốc Công ty Vườn thú Hà Nội, cho biết sau khi quy hoạch chi tiết công viên Thủ Lệ tỉ lệ 1/500 (đã được phê duyệt từ tháng 1-2010 - PV) được công bố, công ty sẽ xem xét điều chỉnh các hạng mục công trình theo đúng quy hoạch.
Còn với quán cà phê Trung Nguyên tại vườn hoa Nguyễn Trãi, ông Đinh Văn Tiến - chủ tịch HĐQT, giám đốc Công ty cổ phần Môi trường - đô thị Hà Đông - cho hay: “Đây là vấn đề do lịch sử để lại, mục đích là nhằm cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên trong công ty”.
Ông Tiến cho biết mặt bằng quán cà phê trước đây vốn là nhà vệ sinh công cộng, không gian xung quanh ô nhiễm, chất đống rác thải, sau đó UBND thị xã Hà Đông cũ (nay là UBND quận Hà Đông) có chủ trương giao cho công ty cải tạo phần diện tích đất kết hợp với hoạt động dịch vụ. Công ty tiếp tục giao cho đội quản lý vườn hoa - cây xanh phụ trách. “Đội hoa sau đó đã ký hợp đồng dài hạn với Tập đoàn Lã Vọng thầu mảnh đất trên để kinh doanh cà phê, giải khát trong vòng 15 năm, giá cho thuê hiện tại là 10 triệu đồng/tháng”.
Ông Tiến thừa nhận với khu đất vàng vị trí đắc địa ngay trung tâm quận Hà Đông, giá cho thuê trên so với mức giá thị trường hiện nay là rẻ. “Phía doanh nghiệp họ đầu tư sửa sang lại nhiều, hằng năm chúng tôi sẽ có điều chỉnh” - ông Tiến phân trần. Trong lúc đó, khi được hỏi về nguồn thu từ quán cà phê, bà Hà Thị Lý, đội trưởng đội quản lý vườn hoa - cây xanh Công ty cổ phần Môi trường - đô thị Hà Đông, lúng túng: “Không rõ cụ thể là bao nhiêu, lúc thế này, lúc thế khác”.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.