»

Chủ nhật, 19/01/2025, 03:30:16 AM (GMT+7)

Xả lũ dồn dập, không kịp trở tay

(09:28:57 AM 05/11/2016)
(Tin Môi Trường) - Trong 4 ngày qua, cùng với mưa lớn, hàng loạt thủy điện ở khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên ồ ạt xả lũ đã gây thiệt hại nặng nề cho người dân các địa phương này

Ông Trần Hữu Thế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết thủy điện Sông Ba Hạ vẫn đang duy trì lưu lượng xả nước 3.000 m3/giây. Tuy nhiên, nước ở khu vực Tây Nguyên vẫn đang ồ ạt đổ về, cộng với nước trên sông Hinh (Phú Yên) đang lên nhanh nên khả năng vào sáng 5-11, thủy điện này sẽ phải xả lũ.

 

[-]Xả[-]lũ[-]dồn[-]dập,[-]không[-]kịp[-]trở[-]tay

 
Nhiều vùng trồng rau ở Lâm Đồng bị ngập nặng do thủy điện xả lũ- Ảnh: Đình Thi
 
Xem như mất trắng...
 
Trong khi đó, vào sáng 4-11, thủy điện Đa Nhim tiếp tục xả lũ với lưu lượng 800 m3/giây, cộng với lượng nước do mưa lớn, lũ cục bộ đã làm ngập gần 100 ngôi nhà, đường sá và hàng ngàn hecta rau màu của người dân các huyện Đơn Dương, Lạc Dương, Đức Trọng (tỉnh Lâm Đồng). Trong đó, bị ảnh hưởng nặng nhất là các xã Lạc Lâm, thị trấn Đ’Ran, thị trấn Thạnh Mỹ... của huyện Đơn Dương.
 
Nhìn nước lũ ào ào đổ vào nhà, nhấn chìm vườn bắp sú, ông Võ Thành Nhân (50 tuổi, ngụ xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương) lo lắng: “Nước lũ tràn về từ chiều tối 3-11, đến hôm nay đã dâng cao hơn, 8 sào bắp sú sắp thu hoạch bị ngập sâu nửa mét. Giờ xem như mất trắng”.
 
Ông Phan Công Ngôn, công tác tại Ban Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng, cho biết hầu hết các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã xả lũ. Trong đó, 2 nhà máy thủy điện lớn nhất Nam Tây Nguyên là Đa Nhim mở nước xả lũ 4 cửa với lưu lượng 800 m3/giây và Thủy điện Đại Ninh xả với lưu lượng 720 m3/giây.
 
Cho đến tối 4-11, tỉnh Phú Yên vẫn chưa thống kê được thiệt hại do thủy điện xả lũ. Tuy nhiên, có ít nhất 3 người chết và 3 người mất tích; hàng ngàn ngôi nhà thuộc các huyện Phú Hòa, Đông Hòa, Tây Hòa, TP Tuy Hòa bị ngập sâu và nhiều gia súc chết.
 
Một trong những trường hợp mất tích là anh Nguyễn Văn Thảo (SN 1993, ngụ phường 6, TP Tuy Hòa). Chiều 3-11, anh Thảo cùng 3 ngư dân đưa tàu cá PY-90151-TS của ông Trần Văn Tâm (ngụ cùng phường) từ cảng cá phường 6 sang cảng cá Đông Tác để neo đậu. Tuy nhiên, khi họ ra giữa dòng thì gặp lúc lũ lên cao đã làm lật tàu, cuốn ra biển cùng 4 ngư dân.
 
“Bốn chú cháu bám được 1 tấm ván của tàu trôi ra. Tôi lo lắng nhưng cố động viên các cháu là không được hoang mang, nếu không sẽ chết. Thế nhưng, Thảo đuối tay, tuột ra khỏi ván. Ba chúng tôi cố bơi vào bờ nhưng càng bơi, sóng càng đánh dạt ra xa. May mắn là sau đó sóng dịu bớt, lựa con nước, chúng tôi mới vào được bờ” - ông Tâm kể lại. Ông Tâm cùng 2 người khác trở về trong sự ngỡ ngàng vì sau hơn 8 giờ trên biển, mọi người đều nghĩ họ đã chết.
 
Bất an với thủy điện An Khê - Kanak
 
Theo Quyết định số 1077/QĐ-TTg năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, các lệnh, thông báo, chỉ đạo, kiến nghị, trao đổi có liên quan đến việc điều tiết, ban hành lệnh vận hành hồ thủy điện An Khê - Kanak phải được thông báo cho trưởng ban chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tỉnh Gia Lai bằng văn bản, được gửi qua fax, chuyển bản tin bằng mạng vi tính hoặc đọc trực tiếp bằng điện thoại. Sau đó, văn bản gốc phải được gửi cho các cơ quan, đơn vị nêu trên để theo dõi, đối chiếu và lưu hồ sơ quản lý.
 
Tuy nhiên, theo công văn của UBND tỉnh Gia Lai, ngày 2-11 thủy điện này xả lũ lên 600 m3/giây nhưng không thông báo cho trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh biết để chỉ đạo ứng phó. Việc xả lũ đột ngột này rất dễ xảy ra thiệt hại về tính mạng, tài sản của người dân nếu không triển khai kịp thời các biện pháp phòng tránh, ứng phó.
 
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Võ Ngọc Thành - Chủ tịch UBND, Trưởng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Gia Lai - khẳng định việc xả lũ của thủy điện An Khê - Kanak chỉ thông báo qua email lúc nửa đêm là không đúng quy trình.
 
Liệu có khi nào thủy điện An Khê - Kanak xả lũ với lưu lượng lớn lại thông báo với lưu lượng nhỏ? Trả lời câu hỏi này, ông Đặng Văn Tuần, Giám đốc Công ty CP Thủy điện Sông Ba Hạ cho rằng nếu vậy cũng khó biết. “Chủ yếu là tin nhau” - ông Tuần bày tỏ.
 
Trước tình hình khẩn cấp hiện nay, ông Nguyễn Chí Hiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải xem lại hoạt động của Thủy điện An Khê - Kanak khi lấy nước sông Ba để chạy máy rồi trả nước về sông Côn (Bình Định) nhưng khi xả lũ lại xả xuống sông Ba.
 
“Mùa khô thì thủy điện này lấy nước sông Ba trả về sông Côn làm hạ lưu sông Ba khô kiệt. Đến khi xả lũ thì họ lại xả dồn dập về sông Ba, tạo áp lực cho thủy điện Sông Ba Hạ xả lũ với lưu lượng lớn xuống hạ lưu. Người dân phải gánh chịu” - ông Hiến bức xúc.
 
Ông Trần Hữu Thế cho rằng việc xả lũ của Thủy điện An Khê - Kanak gián tiếp ảnh hưởng lớn đến việc ngập lụt ở Phú Yên. Tuy nhiên, thủy điện này không hề thông báo gì cho tỉnh.
 
“Thủy điện An Khê - Kanak xả lũ thì Phú Yên tắc tị, không có thông tin gì cả. Mọi thông tin chúng tôi phải xin từ UBND tỉnh Gia Lai. Vận hành liên hồ chứa như vậy là không được” - ông Thế nhận xét. Ông cũng đề nghị EVN nghiên cứu, điều chỉnh để trả lại dòng cho sông Ba đối với thủy điện An Khê - Kanak.

Kiểm tra quy trình xả lũ

 
Ông Ngô Xuân Hải, Phó Tổng Giám đốc EVN, cho biết thủy điện An Khê - Kanak xả lũ đợt này là do nước về hồ An Khê rất lớn. Theo báo cáo của lãnh đạo thủy điện An Khê - Kanak, trong đợt xả lũ này, họ đã làm đúng quy trình. Còn việc có thật đúng quy trình hay không thì EVN sẽ kiểm tra trong những ngày tới. “Vấn đề chỉnh dòng thủy điện thì Bộ Công Thương cũng đang có chỉ đạo. Việc này phải nghiên cứu và trả lời sau” - ông Hải nói.
 
Đối với việc thủy điện An Khê - Kanak xả lũ nhưng không thông báo với UBND tỉnh Phú Yên, ông Hải cho rằng: “Cái này còn phải xem lại quy trình vận hành. Nếu quy trình nói rõ phải thông báo mà thủy điện không thông báo thì phải xem xét, còn quy trình chưa có thì phải sửa quy trình. Trong đợt này thì thủy điện phải báo luôn, có trong quy trình hay không thì tính sau”.
Theo NLĐ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Xả lũ dồn dập, không kịp trở tay

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI