Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Thứ sáu, 22/11/2024, 05:50:17 AM (GMT+7)
Vỡ đập thủy điện ở Lào ảnh hưởng thế nào đến Việt Nam?
(21:50:32 PM 24/07/2018)(Tin Môi Trường) - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, đã trao đổi về sự cố vỡ đập thủy điện ở Lào.
>> Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam >> Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam >> Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới >> Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa >> Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam
Nước tuôn xối xả từ đập thủy điện bị vỡ khiến nhiều người thiệt mạng và hàng trăm người mất tích - Ảnh: Attapeu Today
Trong cuộc trao đổi riêng tối 24-7, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, cho biết "có nhiều thông tin báo chí đưa chưa được chuẩn xác về thủy điện Xe Pien-Xe Namnoy của Lào bị vỡ".
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai
Trả lời câu hỏi việc vỡ đập thủy điện Xe Pien-Xe Namnoy sẽ ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam, Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng cho biết: "Thông tin các báo mạng đang nói về đập thủy điện Xe Pien-Xe Namnoy là hết sức không chính xác".
Ông Thắng cho biết Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai đã tìm hiểu, cũng như Thủ tướng Chính phủ cũng đã trao đổi với phía Lào, cho thấy: "Đây là chiếc đập đang trong quá trình thi công. Dung tích thiết kế là 1,034 tỉ m3 chứ không phải 5 tỉ m3 như các báo đưa. Đang được thi công và đã bắt đầu tích nước. Tuy nhiên, lượng nước tích được hiện nay chưa ai xác định được nên chưa thể có thông số chính xác"- ông Thắng cho hay.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng cho biết các cơ quan khoa học của Việt Nam đã tính toán từ lưu lượng nước về từ thủy điện chặn dòng. Theo đó, các nhà khoa học đánh giá: "Khi nước về đến Tân Châu, Châu Đốc (An Giang) có thể mực nước ở khu vực này sẽ dâng lên khoảng 5 cm so với hiện nay"- ông Thắng cho biết và các nhà khoa học vẫn đang giám sát chặt.
"Với khoảng cách 650 km, theo tính toán, thời gian sẽ nước từ thủy điện Xe Pien-Xe Namnoy bị vỡ về đến Việt Nam khoảng 5-6 ngày"- ông Thắng cung cấp thông tin.
Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Hoàng Văn Thắng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống thiên tai, "Đây là những thông tin hết sức sơ bộ, vì thời gian quá ngắn để thu thập và xử lý dữ liệu thông tin".
Ông Thắng cũng nhấn mạnh: "Dung tích toàn bộ của thủy điện này là 1,034 tỉ m3, đây là thông tin chính xác tuyệt đối. Hiện mới đang tích nước chứ chưa phải là tích đầy nước, vì thủy điện này đang trong quá trình vừa thi công, vừa tích nước".
"Với các dữ liệu lưu lượng nước về hiện nay, thủy điện này mới chỉ tích được khoảng trên 500 triệu m3 và khi về đến Việt Nam, có thể chỉ làm dâng thêm 5 cm ở khu vực Tân Châu, Châu Đốc. Đây là kịch bản tính sơ bộ, còn hiện tại các cơ quan đang giám sát chặt diễn biến sự cố này để có ứng phó kịp thời"- thứ trưởng Hoàng Văn Thắng cho hay.
Theo BBC, hơn 6.600 người đã mất nhà cửa vì vụ vỡ đập thủy điện - Ảnh: Metro
Trước đó, hàng trăm người đang mất tích sau khi đập thủy điện ở phía Đông Nam tỉnh Attapeu - Lào, bị vỡ vào tối 23-7. Hãng Thông tấn Lào (KPL) cho biết con đập bị vỡ xả ra 5 tỉ lít nước khiến "nhiều người thiệt mạng và hàng trăm người khác mất tích".
Được biết, đập thủy điện nói trên đang được xây bởi công ty điện Xe Pien-Xe Namnoy, còn được gọi là PNPC. Giới chức đã triển khai thuyền để hỗ trợ sơ tán người dân ở huyện Sanamxay trong bối cảnh mực nước dâng cao – hãng tin ABC Laos đưa tin nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Loạt ảnh được chia sẻ trên mạng cho thấy người dân di chuyển qua dòng nước bùn để giải cứu người già và trẻ nhỏ. Một số người khác phải leo lên mái nhà để tránh nước. Hiện chưa có số liệu chính xác về số người mất tích.
(Theo Văn Duẩn/NLĐ)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.