»

Thứ tư, 27/11/2024, 00:52:08 AM (GMT+7)

Vợ chồng người Chơro từ tay trắng thành triệu phú

(17:04:50 PM 05/03/2013)
(Tin Môi Trường) - Đó là vợ chồng ông Thổ Thời, dân tộc Chơro, hiện ở ấp Suối Đục, xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Từ một hộ nghèo nhất nhì ấp năm nào, nay gia đình ông là chủ của 20 ha cao su, tiêu, điều cho thu nhập hàng năm trên 1 tỷ đồng.


Làm giàu nhờ cây cao su


Năm 1988, với 2 bàn tay trắng và đứa con tròn 8 tháng, vợ chồng ông Thổ Thời từ xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc chuyển đến ấp Suối Đục, xã Xuân Tâm (cùng huyện). Ấp Suối Đục bấy giờ là vùng đất thưa dấu chân người. Ngày đó, “tổ ấm” của gia đình ông là một cái chòi tranh, không vách. Ông kể: “Ban đêm những người đi tuần trong rừng vẫn ghé nhà tôi, họ cứ khuyên tôi dời đi nơi khác ở. Những năm đó nơi đây là rừng núi hoang vu, nhiều thú dữ, chòi tôi dựng không có vách nên nhiều đêm tôi phải thức để trông cho 2 mẹ con ngủ”.

 

Ngày đó, thứ duy nhất mà hai vợ chồng ông Thổ Thời có để sinh tồn, lập nghiệp chỉ là sức khỏe. Bàn tay ông đã quơ quào đến tứa máu để kiếm cái ăn. Vợ chồng ông làm việc bất kể ngày đêm và kết quả đã khai hoang được 2 ha đất rừng làm rẫy. Những năm đầu, ông trồng cà phê, rồi đến trồng tiêu. Tuy nhiên, sâu bệnh cộng với giá cả bấp bênh nên thu nhập hàng năm của gia đình cũng chỉ đủ ăn và trả nợ. Ông Thổ Thời chia sẻ: “Khai hoang được 2 ha đất rồi tôi đến gõ cửa những gia đình quen biết, mượn tiền mua cây giống. Những năm đó, nhà tôi chưa có hộ khẩu, nên không được vay vốn ngân hàng. Thiếu vốn nên sản xuất cứ quẩn quanh, không phát triển được”.

 

Năm 1993, dưới sự hướng dẫn của Hội nông dân xã Xuân Tâm, ông Thổ Thời chuyển từ trồng cà phê, tiêu sang trồng cao su. Ông nói: “Cao su là loại cây đòi hỏi đầu tư lớn, sau 5 năm mới cho thu hoạch, nên thời gian này gia đình tôi làm thủ tục vay vốn Nhà nước. Có vốn cộng với sự hướng dẫn kỹ thuật của hội nông dân xã nên cao su nhà tôi phát triển nhanh, cho thu hoạch vào năm 1998”. Cũng từ đó , gia đình ông Thổ Thời mới bỏ được cái chòi tạm, xây nhà mới. Sản lượng cao su tăng theo từng năm với giá ổn định đã giúp gia đình ông tích lũy thêm vốn, mở rộng sản xuất. Đầu những năm 2000, ông Thổ Thời đã làm chủ 20 ha đất canh tác (chủ yếu trồng cao su), với thu nhập hàng năm sau khi trừ chi phí luôn trên 1 tỷ đồng.

 

Từ một nông dân nghèo khó, nay ông Thổ Thời đã trở thành triệu phú ở ấp Suối Đục. Các con ông đều được học hành đến nơi đến chốn. Cái nghèo đã rời xa gia đình ông, tuy nhiên, hàng ngày vợ chồng ông vẫn đi cạo mủ cao su từ 4 giờ sáng. Ông tâm sự: Chính mồ hôi và nước mắt đã giúp tôi có cuộc sống như ngày hôm nay. Tôi sẽ làm rẫy cho đến khi sức khỏe không cho phép. Bây giờ, lao động ngoài mục đích làm giàu, tôi còn muốn nêu gương cho các con và những gia đình người Chơro nơi đây.

 

Kinh tế gia đình phát triển, đã giúp ông Thổ Thời có điều kiện hỗ trợ đồng bào dân tộc Chơro ở ấp Suối Đục. Hiện ông thuê 3 lao động làm việc thường xuyên và khoảng 10 lao động thời vụ (là người Chơro), những lao động này được trả lương người thấp nhất là 5 triệu đồng/tháng, lao động được thuê khai thác cao su có mức lương hơn 12 triệu đồng/tháng. Ngoài ưu tiên thuê lao động người Chơro, ông Thổ Thời còn hỗ trợ đồng bào mình về kỹ thuật, vốn để họ phát triển sản xuất. Đồng thời ông cũng tích cực tham gia đóng góp về vật chất và tinh thần cho các hoạt động xã hội ở địa phương như: Phong trào khuyến học, chăm lo cho hộ nghèo,…

 

Với uy tín của mình, ông Thổ Thời được bầu làm Trưởng ban ấp, đại biểu HĐND huyện Xuân lộc và hiện nay là đại biểu HĐND xã Xuân Tâm. Mới đây nhất, ông là một trong số 74 người dân tộc tiêu biểu được tỉnh Đồng Nai tuyên dương, khen thưởng vì sản xuất kinh doanh giỏi và có nhiều đóng góp cho cộng đồng. Đi lên từ nghèo khó, điều mà ông Thổ Thời muốn nhắn gửi đến người Chơro cũng như tất cả mọi người là: Nông dân ngày nay, ngoài sự cần cù, chăm chỉ thì cần phải tìm hiểu, áp dụng các kiến thức mới, các giống mới có giá trị. Chỉ như thế, nông dân mới có thể tạo được nguồn thu nhập ổn định, vươn lên thoát khỏi đói nghèo.     

Theo TTXVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vợ chồng người Chơro từ tay trắng thành triệu phú

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI