Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Vỡ bờ moong khai thác titan ở Bình Thuận: Lũ bùn đỏ ứng nghiệm lời nguyền tài nguyên
(13:41:44 PM 19/11/2013)Sự việc khiến rất nhiều đại biểu đang họp Quốc hội lo lắng, câu chuyện bùn đỏ và chất lượng các hồ chứa thủy điện đã làm nóng hành lang Quốc hội.
Bùn đỏ tràn xuống đường tới 2km gây ách tắc giao thông
PGS.TS Bùi Thị An, Chủ tịch Hội Hóa học Hà Nội, đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội lo ngại: “Một loạt công trình thủy điện thể hiện chất lượng thiết kế, thi công, giám sát đều không ổn nên rất lo ngại chất lượng công trình hồ chứa”.
Dân kêu trong lũ bùn đỏ...
Chỉ sau 1 giờ khi hồ chứa nước thải titan của Công ty CP Đầu tư khoáng sản và Thương mại Bình Thuận ở thôn Thuận Thành, xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận bất ngờ bị vỡ. Lũ bùn đỏ tràn khắp một vùng rộng gần 2 km2.
Có 3 người phụ nữ đi ngang qua suýt chết vì bùn từ trong cổng công ty ào ào tuôn ra. Ba người chỉ kịp vứt xe, tháo chạy thoát thân. Hai chiếc xe máy của họ và 1 chiếc xe máy trong công ty bị cuốn phăng, trôi ra cửa biển.
Ông Võ Văn Phước, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Thuận Quý, bức xúc: “Công ty này hoạt động đã 4 năm, gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng. Nhà máy khai thác titan thì xả khói bụi mịt mù cả ngày. Mùa khô gió thổi cát bay chẳng khác gì bão cát. Đây là lần thứ 4 xảy ra sự cố trào bùn đỏ của công ty nhưng chẳng thấy cơ quan chức năng xử lý. Dân địa phương kiến nghị cũng như không”.
Theo một chuyên gia ngành khoáng sản ở Bình Thuận, bể chứa chất bùn đỏ bị vỡ của công ty đang trong quá trình làm lắng, sau đó sẽ tiếp tục được xử lý để lấy titan. Trong bùn đỏ này nhiều khả năng có chất độc hại.
Theo PGS Bùi Thị An, sự cố này một lần nữa chứng minh chất lượng công trình hồ chứa không đảm bảo an toàn.
“Một loạt công trình thủy điện đã thấy thể hiện chất lượng thiết kế, thi công, giám sát đều không ổn. Kể cả công trình lớn phải sửa đi sửa lại. Cái thì thiết kế không chuẩn, cái thì thi công có vấn đề. Ngay cả công trình lớn như Thủy điện Sông Tranh 2 cũng như thế. Nơi thì tràn, nơi thì nứt, nơi thì thiếu xả đáy”, bà An lo ngại.
Phải xét lại báo cáo tác động môi trường....
Chỉ ra nguyên nhân của tình trạng chất lượng công trình hồ chứa đe dọa sự an toàn, bà An cho rằng chính là do phát triển ồ ạt nên giám sát, quản lý chưa được tốt.
“Mới đây các đại biểu Quốc hội đã yêu cầu phải rà soát lại quy hoạch, đánh giá toàn bộ các công trình thủy điện, hồ đập, hồ chứa…”, bà An cho biết.
Chất lượng công trình hồ chứa, đập từng được nhiều chuyên gia cảnh báo trước đây. Câu chuyện này còn đáng ngại hơn nếu đây là hồ chứa bùn đỏ khai thác baxite ở Tây Nguyên.
Trước nhiều ý kiến lo ngại về hồ chứa bùn đỏ bauxite Tây Nguyên, bà An cho rằng: Các đại biểu Quốc hội từng bày tỏ sự e ngại, song với dự án Bauxite Tây Nguyên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kiểm tra, đánh giá và cho rằng không có vấn đề gì.
“Tạm thời cứ tin là như vậy. Trong quá trình triển khai người nào đánh giá, thẩm định thì phải chịu trách nhiệm về điều này nếu xảy ra vấn đề sau đó”, bà An khẳng định.
Còn đại biểu Lê Đắc Lâm, tỉnh Bình Thuận cũng lo ngại nếu dự án làm không đảm bảo, nếu xảy ra sự cố thì rất nguy hiểm. Bùn đỏ tràn xuống biển, xuống đường gây nguy hại cho môi trường.
Trước đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường được giao nhiệm vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án bauxite ở khu vực Tây Nguyên. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ đã thẩm định kỹ về dự án này. Chỉ cần chủ đầu tư thực hiện đầy đủ tất cả những yêu cầu đã nêu ra trong báo cáo thì tình hình rất tốt, chỉ trừ những xác xuất rất nhỏ do tai biến.
Trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án "Nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ," ngày 31/12/2009, có ghi rõ chủ đầu tư phải tính toán, lựa chọn các thông số kỹ thuật của hồ chứa bùn đỏ (đặc biệt lưu ý đối với diện tích, dung tích của hồ, kết cấu của lớp lót chống thấm; điều kiện địa chất ở khu vực hồ chứa bùn đỏ và đập chắn, kết cấu của đập chắn), và thể hiện đầy đủ các nội dung về sự cố có thể xảy ra (đặc biệt là sử dụng mô hình tính toán sự cố) kèm theo các giải pháp quan trắc chấn động, phòng chống ứng cứu sự cố vào hồ sơ thiết kế xây dựng hồ bùn đỏ và trình Bộ Công Thương phê duyệt theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình xây dựng các hạng mục công trình của dự án, chủ đầu tư phải thực hiện nghiêm túc các giải pháp kỹ thuật theo đúng hồ sơ thiết kế xây dựng hồ bùn đỏ, các hạng mục chính (nhà máy tuyển quặng bauxite, hồ quặng đuôi, nhà máy alumin, nhà máy nhiệt điện, nhà máy khí hóa than) và hạng mục khác được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Sử dụng các tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 261:2001 (bãi chôn lấp chất thải rắn) đối với thiết kế xây dựng hồ quặng đuôi và TCXDVN 320:2004 (bãi chôn lấp chất thải nguy hại) đối với thiết kế xây dựng hồ chứa bùn đỏ. Tăng cường khả năng tái sử dụng nước trong sản xuất. Toàn bộ nước thải từ hồ bùn đỏ phải được thu gom, lắng và tuần hoàn cho quá trình sản xuất. Xây dựng hệ thống các mương thu gom và thoát nước mưa bề mặt nhằm bảo đảm không có dòng chảy tràn vào hồ bùn đỏ và hồ quặng đuôi, ngay cả khi có lượng mưa lớn.
Theo Bộ Tài nguyên&Môi trường, chủ đầu tư phải thực hiện đầy đủ quy trình đóng cửa hồ bùn đỏ, hồ quặng đuôi, bãi thải xỉ và phục hồi môi trường từng phần theo tiến độ vận hành dự án.
Đó mới là yêu cầu. Còn việc thực hiện phụ thuộc rất nhiều yếu tố khác. Theo đại biểu Lê Đắc Lâm: “Phải tiếp tục giám sát đề nghị thực hiện đúng, đảm bảo chất lượng công trình”.
Gửi ý kiến bạn đọc về: Vỡ bờ moong khai thác titan ở Bình Thuận: Lũ bùn đỏ ứng nghiệm lời nguyền tài nguyên
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.