»

Chủ nhật, 19/01/2025, 17:56:34 PM (GMT+7)

Vĩnh Phúc: Cần xử lý triệt để tình trạng vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai

(07:34:20 AM 01/11/2014)
(Tin Môi Trường) - Tình trạng vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã và đang xảy ra ở 9 huyện, thành, thị trong tỉnh. Nhiều vụ vi phạm với mức độ tinh vi, phức tạp khiến người dân bức xúc.

[-]Vĩnh[-]Phúc:[-]Cần[-]xử[-]lý[-]triệt[-]để[-]tình[-]trạng[-]vi[-]phạm[-]pháp[-]luật[-]trong[-]quản[-]lý,[-]sử[-]dụng[-]đất[-]đai

Ảnh: minh họa

 

Theo số liệu của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc, đến cuối tháng 10/2014 toàn tỉnh đã xảy ra 12.212 trường hợp vi phạm với tổng diện tích đất vi phạm là hơn 5.575.383 m2 (tương ứng hơn 557,5 ha). Đặc biệt, các vụ vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai chưa được giải quyết chiếm số lượng lớn, làm nảy sinh nhiều vụ khiếu nại, tố cáo kéo dài. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những tình trạng này là do cấp ủy, chính quyền cơ sở xã, phường, thị trấn chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý đất đai; buông lỏng quản lý, ngại xử lý các vi phạm.


Hồ Đại Lải là một hồ nước nhân tạo nằm trên địa bàn hai xã Ngọc Thanh và Cao Minh thuộc thị xã Phúc Yên. Theo thiết kế xây dựng ban đầu hồ này rộng hơn 500 ha, có nhiệm vụ cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho hàng ngàn hécta đất canh tác của huyện Bình Xuyên, thị xã Phúc Yên và huyện Mê Linh, Sóc Sơn (Hà Nội). Hồ cũng có chức năng ngăn và xả lũ cho toàn bộ khu vực này. Những năm gần đây, Vĩnh Phúc đã cho phép một số doanh nghiệp, nhà đầu tư cải tạo vùng bán ngập nước của Hồ Đại Lải để kinh doanh. Tuy vậy, một số trường hợp đã lợi dụng việc này để đổ đất tràn xuống lòng hồ, vượt xa chỉ giới cho phép của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, thậm chí có dự án đã lấn hàng trăm, hàng ngàn m2 so với quy định.Việc xâm lấn hồ diễn ra trên diện rộng, kéo dài và chưa được ngăn chặn hiệu quả. Chính quyền địa phương cũng không ngăn chặn vì cho rằng đây là dự án cấp trên quyết định, phê duyệt. Trong khi đó, một số sở, ngành của tỉnh lại cho rằng trách nhiệm thuộc về chính quyền cơ sở vì chính quyền cơ sở ở gần nơi xảy ra sự việc.


Tại phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên cũng xảy ra tình trạng xâm lấn đất công khá phức tạp. Riêng năm 2012, trên địa bàn phường đã có 14 trường hợp lấn chiếm với 1120.0m2 đất chủ yếu là đất ao, đất chuyên dụng và đất ruộng canh tác. Phần lớn các hộ gia đình, cá nhân lấn đất để làm nhà ở, quán bán hàng, cải tại thành ao, vườn sử dụng trái phép.


Các xã Đồng Văn và xã Tề Lỗ cùng thuộc huyện Yên Lạc là những địa phương " điển hình" về tình trạng lấn chiếm đất công. Tại xã Đồng Văn có gần 100 trường hợp lấn chiếm đất công, chủ yếu đối với các vị trí ven đường để xây dựng nhà ở, bãi chứa nguyên liệu, bãi phá xe ô tố hết niên hạn sử dụng để bán cho các lò luyện thép... với diện tích vi phạm hàng chục ngàn m2. Thời điểm xảy ra lấn chiếm đất của người dân xã Đồng Văn được xác định chủ yếu từ năm 2006 đến 2012. Còn xã Tề Lỗ có diện tích đất bị lấn chiếm hàng chục ngàn m2, hầu hết các hộ lấn chiếm đất công để xây dựng nhà ở, san lấp mặt bằng để kinh doanh...


Trước thực trạng trên, HĐND tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc chỉ đạo UBND tỉnh thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 23/4/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về tăng cường quản lý, sử dụng tài nguyên trên địa bàn tỉnh đến năm 2015; chỉ đạo Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan để xảy ra vi phạm, lập hồ sơ giải quyết từng trường hợp cụ thể theo quy định; chỉ đạo các sở, ngành liên quan hướng dẫn việc xử lý đối với các hành vi vi phạm; tổng hợp, báo cáo kết quả giải quyết định kỳ 6 tháng với Ban Thường vụ Tỉnh ủy.


Nhiều ý kiến cho rằng, các cấp chính quyền, ngành chức năng cần có giải pháp mạnh, đủ sức răn đe và kiên quyết xử lý nghiêm các đối tượng cố tình xâm lấn đất đai để chấm dứt tình trạng lấn chiếm hoặc khai thác tài nguyên khoáng sản bừa bãi; kiên quyết không xem xét, bổ nhiệm người đứng đầu chính quyền cấp xã, thậm chí cấp huyện khi nhiều năm liền để xảy ra sai phạm nghiêm trọng trong quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn.

Nguyễn Trọng Lịch
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Vĩnh Phúc: Cần xử lý triệt để tình trạng vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI