»

Thứ bảy, 18/01/2025, 07:56:18 AM (GMT+7)

Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên xây dựng chỉ số đa dạng sinh học đa chiều

(19:18:38 PM 18/05/2022)
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên, chỉ số đo lường một cách toàn diện các khía cạnh cốt lõi của đa dạng sinh học (ĐDSH), bao gồm hiện trạng ĐDSH và đóng góp của ĐDSH cho con người được đưa vào nghiên cứu xây dựng tại Việt Nam. Đây là thông tin được công bố tại Hội thảo Tham vấn các bên liên quan về Hoạt động thí điểm Nghiên cứu Xây dựng Chỉ số ĐDSH đa chiều cho Việt Nam, do WWF-Việt Nam (Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam) phối hợp với Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện.

Sự kiện đánh dấu một bước quan trọng trong công tác điều tra và đánh giá hiện trạng ĐDSH tại Việt Nam, góp phần đặt nền móng cho việc phát triển chỉ số ĐDSH đa chiều trên quy mô toàn cầu.

 

Việt[-]Nam[-]là[-]một[-]trong[-]những[-]quốc[-]gia[-]đầu[-]tiên[-]xây[-]dựng[-]chỉ[-]số[-]đa[-]dạng[-]sinh[-]học[-]đa[-]chiều[-]
Ảnh minh hoạ: IE
 
Suy thoái ĐDSH hiện vẫn đang là một thách thức lớn, mặc dù Chính phủ đã có rất nhiều nỗ lực để giải quyết vấn đề này thông qua nỗ lực thực hiện các cam kết với quốc tế, xây dựng và thực thi các văn bản pháp luật, chính sách, chiến lược quốc gia và các dự án nghiên cứu khoa học. Tuy vậy, bài toán cần phải làm gì để làm chậm lại quá trình mất ĐDSH hiện vẫn chưa có lời giải, một phần là do tính chất phức tạp và sự liên quan của ĐDSH đến nhiều thành phần, lĩnh vực kinh tế, môi trường, xã hội và sức khỏe của con người. Vì vậy, giải quyết sự thiếu thống nhất trong nhận thức về ĐDSH và thu hút được sự quan tâm đúng mức của các nhà hoạch định chính sách, cá nhân và tổ chức trong các hoạt động bảo tồn và phục hồi ĐDSH đang rất cần một chỉ số tổng thể để cung cấp một bức tranh toàn cảnh về nhiều khía cạnh khác nhau của ĐDSH, bao gồm hiện trạng ĐDSH và đóng góp của ĐDSH cho con người. Việc phát triển chỉ số này cũng được kỳ vọng đóng vai trò như một thước đo giúp các nhà hoạch định chính sách đo lường mục tiêu sống hài hòa với thiên nhiên của con người. Đặc biệt trong bối cảnh mọi nỗ lực đang được thực hiện để thực thi Chiến lược Quốc gia về ĐDSH đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với mục tiêu Việt Nam sẽ cơ bản đầy lùi mất ĐDSH để phát triển bền vững vào năm 2030.
 
Theo Tiến sĩ Khưu Thùy Dương, Quản lý hoạt động nghiên cứu xây dựng chỉ số ĐDSH đa chiều tại Việt Nam, WWF-Việt Nam, các khung chính sách về ĐDSH hiện nay dựa vào nhiều chỉ số để đo lường hiện trạng ĐDSH, lợi ích mà con người được hưởng từ các chức năng của hệ sinh thái như hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái ven biển, cũng như để đánh giá tiến độ thực hiện các mục tiêu quốc gia về ĐDSH. Nhưng những chỉ số này chưa phản ánh được đầy đủ các khía cạnh của ĐDSH và chưa chỉ ra được mối tương quan giữa ĐDSH và con người, cũng như mối liên kết giữa bảo tồn ĐDSH và phát triển bền vững. Cách tiếp cận này dẫn đến sự quan tâm chưa đầy đủ, thậm chí là thiếu quan tâm của các ngành nghề, thành phần kinh tế, cơ quan, tổ chức và cá nhân trong công tác bảo tồn ĐDSH. Thêm vào đó là các nguồn dữ liệu ĐDSH còn tản mát và đang được lưu trữ ở nhiều nơi, tại các viện nghiên cứu, cơ quan và tổ chức, làm giảm hiệu quả bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam.
 
“Để làm rõ hơn vai trò quan trọng của ĐDSH và đóng góp của ĐDSH đối với phát triển bền vững cũng như tận dụng được những nguồn dữ liệu sẵn có, chúng ta cần đánh giá ĐDSH dựa trên trên bối cảnh sinh thái, xã hội và kinh tế của từng quốc gia để đo lường hiện trạng ĐDSH, cũng như những đóng góp của ĐDSH đối với con người. Từ đó mới có thể thu hút sự quan tâm của các nhà hoạch định chính sách và lồng ghép vấn đề bảo tồn ĐDSH vào các chính sách quốc gia, nhằm huy động sự tham gia của toàn xã hội cùng hướng tới thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững,” Bà Dương nhấn mạnh.
 
Xây dựng chỉ số ĐDSH đa chiều mang ý nghĩa cấp bách và kịp thời, khi thế giới và Việt Nam đang phải đối mặt với những tác động tiêu cực trước tình trạng suy thoái của các hệ sinh thái tự nhiên, mất mát ĐDSH, dân số toàn cầu bị phơi nhiễm với các loại dịch bệnh và đang phải trải qua đại dịch. Báo cáo Đánh giá toàn cầu về Đa dạng sinh học và các Dịch vụ hệ sinh thái (IPBES, 2019) nhấn mạnh một triệu loài động, thực vật đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Xu hướng suy giảm ĐDSH thể hiện rõ rệt ở các cấp độ hệ sinh thái, loài và gen. 75% diện tích mặt đất đã bị biến đổi đáng kể do các hoạt động khai thác quá mức của con người; 85% diện tích đất ngập nước bị mất đi và 66% diện tích đại dương bị các tác động tích lũy ngày càng tăng, đe dọa sự tồn tại của các loài sinh vật. 
 
Các hoạt động của con người đang khiến thiên nhiên rơi vào tình trạng báo động đỏ, đòi hỏi chúng ta phải kịp thời đánh giá và kiểm soát “sức khỏe” của ĐDSH. Việt Nam cùng với Mexico, Nam Phi và Thụy Sỹ là bốn quốc gia được chọn để thí điểm tham gia Dự án Nghiên cứu Xây dựng Chỉ số Đa dạng Sinh học Đa chiều Toàn cầu. Dự án nghiên cứu này kéo dài 3 năm, do Trung tâm Giám sát Bảo tồn Quốc tế thuộc Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP-WCMC) tài trợ. 
 
“Sự đa dạng về thành phần các nước tham dự sẽ giúp nhận biết khung chỉ số ĐDSH đa chiều có thể đáp ứng và đại diện cho các bối cảnh sinh thái, xã hội và kinh tế khác nhau ở mức độ như thế nào, từ đó sẽ tiếp tục được điều chỉnh và sử dụng trong bất kỳ lĩnh vực đánh giá nào trong tương lai. Đặc biệt là ở Việt Nam, quốc gia có tăng trưởng kinh tế nhanh, nhưng trong thập kỷ tới sẽ phải đối mặt với thách thức về việc cân bằng lại nhu cầu gia tăng của con người về của cải, vật chất liên quan đến ĐDSH, cách sử dụng tài nguyên bền vững để đảm bảo nguồn cung cho tương lai. Vì thế, chỉ số ĐDSH đa chiều có thể là một công cụ quan trọng giúp các nhà hoạch định chính sách nhận biết những chi phí về mặt sinh thái và xã hội của việc không hành động để bảo tồn ĐDSH,” Tiến sĩ Carolina A. Soto-Navarro, Quản lý Dự án Nghiên cứu Xây dựng Chỉ số đa dạng sinh học đa chiều toàn cầu, thuộc UNEP-WCMC, giải thích.
 
Chia sẻ về hoạt động nghiên cứu xây dựng chỉ số ĐDSH đa chiều, Tiến sĩ Kim Thị Thúy Ngọc, Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết: “Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của UNEP-WCMC và WWF-Việt Nam trong việc hỗ trợ các quốc gia xây dựng chỉ số ĐDSH đa chiều. Sau khi hoàn thành xây dựng, chỉ số này sẽ cung cấp thông tin về hiện trạng ĐDSH và mối liên quan giữa ĐDSH và con người, từ đó đánh giá được tính hiệu quả của các chính sách về ĐDSH và bảo tồn ĐDSH và đảm bảo cân bằng trong phát triển kinh tế và bảo tồn ĐDSH ở cấp quốc gia và địa phương.” 
 
Hoạt động thí điểm xây dựng chỉ số ĐDSH đa chiều cho Việt Nam kéo dài 1 năm, do WWF-Việt Nam và Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường hợp tác thực hiện, với sự hỗ trợ kỹ thuật của UNEP-WCMC và các đối tác tại Việt Nam. Hoạt động có hai mục tiêu chính (1) xây dựng một chỉ số ĐDSH đa chiều, phản ánh toàn diện mối tương quan giữa hiện trạng ĐDSH và những đóng góp của ĐDSH cho con người và (2) cung cấp các hỗ trợ kỹ thuật cho Dự án Nghiên cứu Xây dựng Chỉ số ĐDSH đa chiều toàn cầu. Đặc biệt, chỉ số ĐDSH của Việt Nam sẽ góp phần giúp dự án toàn cầu phát triển phương pháp đo lường ĐDSH có thể áp dụng rộng rãi với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Chỉ số cũng giúp xác định cơ hội cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước nhận biết họ đang ở đâu, có thể đóng góp gì và chịu trách nhiệm như thế nào đối với hoạt động bảo tồn ĐDSH, cũng như đưa ra các quyết định cắt giảm các mối đe dọa từ hoạt động kinh doanh lên ĐDSH.
 
Hội thảo tham vấn thu hút sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách, các nhà nghiên cứu, các nhà bảo tồn đến từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực môi trường ở Việt Nam. 
PHƯƠNG KHANH
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên xây dựng chỉ số đa dạng sinh học đa chiều

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI