»

Thứ năm, 21/11/2024, 21:54:00 PM (GMT+7)

'Vi phạm ở Sóc Sơn tồn đọng vì xử cán bộ xong công trình vẫn còn đấy'!

(22:08:01 PM 01/12/2018)
(Tin Môi Trường) - Thanh tra Xây dựng Hà Nội cho rằng việc để trống quy định về xử phạt vi phạm xây dựng trên đất rừng và đất nông nghiệp là một trong những nguyên nhân vì sao vi phạm xây dựng tại Sóc Sơn xảy ra nhiều và kéo dài.

Bí[-]thư[-]Thành[-]ủy[-]Hà[-]Nội[-]Hoàng[-]Trung[-]Hải:'Vi[-]phạm[-]ở[-]Sóc[-]Sơn[-]tồn[-]đọng[-]vì[-]xử[-]cán[-]bộ[-]xong[-]công[-]trình[-]vẫn[-]còn[-]đấy'!

Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải -ẢNH V.H

 
Sáng 1.12, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải đã có buổi làm việc với Sở Xây dựng thành phố liên quan đến những sai phạm đất đai ở Sóc Sơn.
 
Tại buổi làm việc này, ông Nguyễn Việt Dũng, Chánh thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội cho biết: ngoài nguyên nhân địa bàn rộng nhưng lại đất chật, người đông ở khu vực nội thành, người dân cố tình vi phạm, việc kiểm soát chưa hiệu quả... dẫn đến vi phạm trật tự xây dựng lớn, thì còn có nguyên nhân không nhỏ do hệ thống pháp luật.
 
Đầu tiên có thể kể đến Nghị định 139/2017 đã giảm thẩm quyền của chủ tịch UBND xã khá nhiều, như không được phép cưỡng chế công trình (giờ là thẩm quyền của chủ tịch UBND quận/huyện); công trình vi phạm có thời gian 60 ngày để hoàn thiện thủ tục, giấy phép trong thời gian bị đình chỉ, nhưng lực lượng giám sát không có nên rất nhiều trường hợp đã bị đình chỉ thì chủ công trình vẫn cố tình xây...
 
Đặc biệt, theo ông Dũng, công tác phát hiện ở địa bàn còn rất yếu, để vi phạm lớn mới xử lý và trở thành rất khó xử lý, mà Sóc Sơn là một ví dụ lớn.
 
“Thời gian gần đây, vi phạm xây dựng vào đất nông nghiệp, lâm nghiệp là khá phức tạp. Đây không phải đất cấm xây dựng trong luật Xây dựng, nên khi xảy ra vi phạm, thanh tra xây dựng áp dụng Nghị định 139 xử lý là rất khó, mà phải xử lý theo quy định của pháp luật về đất đai (Nghị định 102/2014 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, thẩm quyền không phải lực lượng thanh tra xây dựng – phóng viên)”, ông Dũng nói và cho biết Thanh tra Xây dựng TP đã chuyển cho huyện Sóc Sơn quản lý 103 biên chế và hợp đồng, nhưng cũng chỉ quản lý đô thị được ở thị trấn Sóc Sơn và khu vực lân cận, còn vào sâu khu vực phía trong là khó quản lý.
 
Với thực tế này, ông Dũng đề nghị thành phố kiến nghị cơ quan có thẩm quyền phân định rõ chức năng của từng lực lượng trong việc quản lý xây dựng trên đất nông nghiệp và đất rừng để dễ làm. Cần bổ sung thêm đất nông nghiệp, lâm nghiệp vào các loại đất cấm xây dựng.
 
Cũng có băn khoăn tương tự, ông Trần Việt Trung, Phó giám đốc Sở Xây dựng cho rằng tồn đọng trong xử lý vi phạm xây dựng trên đất nông, lâm nghiệp có nguyên nhân do pháp luật xây dựng chưa quy định.
 
“Vi phạm rõ ràng phải xử lý, nhưng lại không có chế tài. Chưa kể đến xây nhà ở nông thôn lại có quy định miễn phép, nên có sự đan xen giữa miễn phép và cấp phép. Chính điều này có liên quan đến còn việc hơn 5% công trình vi phạm xây dựng chưa xử lý được”, ông Trung nêu quan điểm và cho rằng nên đưa về địa phương quản lý sẽ giám sát được địa bàn chặt chẽ hơn.
 
Trưởng ban Đô thị (Hội đồng nhân dân TP.Hà Nội) Nguyễn Nguyên Quân cũng thừa nhận việc các vi phạm trên đất rừng Hà Nội đang phải xử lý là tồn tại cũ của những năm trước đây, nhưng ngoài cơ chế, chính sách, còn do quản lý của chính quyền địa phương còn bê trễ.
 
Chia sẻ những vấn đề được nêu ra, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải thừa nhận tình trạng đã xử lý hành chính, xử lý cán bộ vi phạm rồi, nhưng công trình vi phạm vẫn cứ tồn tại, mà xử công trình mới là khó.
 
“Như Sở Quy hoạch – kiến trúc cũng nêu, xử phạt vi phạm hành chính rồi là chủ công trình “cười như Liên Xô” ngay, lại xây tiếp. Sóc Sơn cũng bị như vậy. Xử cả cán bộ, cả vi phạm hành chính rồi công trình vẫn còn đấy, sau lại phải nhúc nhắc xử tiếp”, Bí thư Hải nói và đề nghị trong trật tự xây dựng nói chung “phải xử lý, tất cả đều theo pháp luật cả” vì nếu không tạo ra được cái nếp tuân thủ pháp luật ngay từ đầu thì cứ xử hết năm này sang năm khác không bao giờ hết được.
(Theo TNO)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: 'Vi phạm ở Sóc Sơn tồn đọng vì xử cán bộ xong công trình vẫn còn đấy'!

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI