Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Chủ nhật, 19/01/2025, 00:05:28 AM (GMT+7)
Ủy ban của QH yêu cầu báo cáo vụ nổ tại nhà máy Formosa
(13:42:22 PM 31/05/2017)(Tin Môi Trường) - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của QH Lê Hồng Tịnh cho rằng Formosa được sự quá quan tâm của dư luận nên khi xảy ra sự cố thì bị soi rất mạnh.
>> Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam >> Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long >> Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ >> Bộ Tài nguyên và Môi trường hoãn thi tuyển công chức >> 4 cây Đa tại hầm mộ cổ hơn 2.000 năm ở Hải Phòng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
Ông Lê Hồng Tịnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của QH, trả lời báo chí bên hành lang QH
Sáng 31-5, ông Lê Hồng Tịnh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội (QH), cho biết bản thân ông chưa nhận được báo cáo gì từ tỉnh Hà Tĩnh cũng như các cơ quan liên quan, chỉ mới nghe thông tin qua báo chí, mạng xã hội về vụ nổ xảy ra tại Nhà máy Formosa vào tối 30-5, khi nhà máy mới được vận hành từ chiều ngày 29-5.
- Phóng viên: Sau sự cố này của Formosa, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của QH có yêu cầu tỉnh Hà Tĩnh và các bộ ngành liên quan báo cáo?
Ông Lê Hồng Tịnh: Đương nhiên các cơ quan liên quan như Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) phải báo cáo để xem nguyên nhân là do kỹ thuật hay vì cái gì.
Hôm nay (31-5), tôi sẽ về trao đổi với anh Hà (ông Nguyễn Vinh Hà, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của QH, phụ trách lĩnh vực môi trường) để cùng chỉ đạo việc này.
Có chứ. Riêng Bộ TN-MT kiểm soát rất chặt chẽ bằng các biện pháp như làm thêm hồ sinh học. Đây là sự cố lần đầu tiên xảy ra khi nhà máy Formosa hoạt động, là bài học phải rút kinh nghiệm cho nên các bộ ngành phải quan tâm đặc biệt, đặc biệt là Bộ TN-MT, Bộ Công Thương. Giao các sở chuyên ngành như sở Công Thương, TN-MT tỉnh thực hiện giám sát thường xuyên qua nhiều hình thức.
- Đây là một dự án lớn, phức tạp, liệu các cơ quan ở địa phương có đủ năng lực để giám sát?
Đúng rồi, cái này phải có đoàn giám sát riêng. Đối với QH, nếu không họp thì Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của QH phải vào giám sát.
- Một trong những giải pháp để giữ chỉ tiêu tăng trưởng là đưa Formosa vào vận hành. Quan điểm của Uỷ ban về vấn đề này ?
Liên quan tới việc cho vào vận hành nhà máy Formosa thì các bộ liên quan như Bộ Công Thương, Bộ TN-MT là những cơ quan tham mưu quan trọng, báo cáo cho Chính phủ. Hy vọng Formosa sẽ góp phần vào tăng trưởng, tất nhiên trên cơ sở đủ điều kiện. Qua việc này, các Bộ ngành, cũng báo cáo, Chính phủ thấy đủ điều kiện nên đưa vào dự báo. Việc này đã được kiểm soát chặt chẽ, nếu hoạt động tốt sẽ đóng góp đáng kể vào ngân sách, tăng trưởng. "Vạn sự khởi đầu nan", xảy ra sự cố là rất đáng tiếc. Dự án này đầu tư vốn 10 tỉ USD nên nếu hoạt động sẽ là công nghiệp nặng đầu tàu trong phát triển công nghiệp của Việt Nam.
- Formosa đầu tư hơn 1 tỉ USD để khắc phục các lỗi tồn tại. Qua giám sát, Uỷ ban đã yên tâm với việc khắc phục của Formosa?
Chúng tôi đã vào tận nơi, giám sát tận nơi. Những yêu cầu đưa ra phía họ làm cũng rất tích cực, hợp tác tốt để khắc phục các lỗi còn tồn tại.
- Tuy nhiên, sau sự cố này cũng đặt ra nhiều dấu hỏi?
Mới vận hành thì cũng có thể có trục trặc nhất định. Liên quan tới sự cố lọc bụi thì cũng có thể xảy ra trong thời điểm đầu vận hành. Tuy nhiên, chúng tôi chưa nắm được thông tin cụ thể báo cáo của Hà Tĩnh về sự cố lần này. Chúng tôi sẽ yêu cầu Hà Tĩnh báo cáo.
Chúng ta cũng có cơ quan giám sát ở địa phương là đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh. Nếu muốn giám sát bên trong thì chỉ cần thông báo với phía doanh nghiệp là họ hợp tác. Qua việc xảy ra sự cố đó họ thấy không thể xem thường vấn đề môi trường, nên các đoàn của Quốc hội vào giám sát, họ rất tạo điều kiện, cởi mở để mọi người biết nắm quy trình vận hành của nhà máy.
- Thưa ông, sau sự cố môi trường biển, đời sống người dân nơi đây vẫn bị ảnh hưởng?
Bây giờ tốt, cá nhiều rồi, hiện các chuyến tàu ra khơi đánh cá trúng mùa lớn. Qua một thời gian nghỉ, đánh bắt cá con lớn, năng suất nhiều.
Bản chất của các nhà máy thép làm sát cảng, biển nhiều do liên quan tới đặc thù vận chuyển quặng... Nguyên nhân sự cố Formosa hơn một năm trước chủ yếu do thi công xúc rửa, tuy nhiên nhà máy này chưa hoạt động, nếu khi hoạt động tuân thủ các điều kiện về môi trường thì không vấn đề gì.
Formosa được sự quá quan tâm của dư luận nên khi xảy ra sự cố thì bị soi rất mạnh.
(Theo Người Lao động)
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.