»

Thứ ba, 05/11/2024, 05:27:46 AM (GMT+7)

Ứng phó biến đổi khí hậu: Thực hiện REDD+ - cơ hội và thách thức

(11:35:51 AM 09/07/2015)
(Tin Môi Trường) - Tại Hội nghị các nước thành viên lần thứ 11 (COP11) của Công ước khung Liên hợp quốc, khái niệm “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng” (gọi tắt là DREDD) lần đầu tiên được thảo luận. Đến COP13 năm 2007, thêm 3 hoạt động được giới thiệu để hình thành sáng kiến REDD+. Đó là quản lý rừng bền vững, bảo tồn trữ lượng carbon và nâng cao trữ lượng carbon từ rừng chính thức được các nước tham gia công nhận, coi đây là Chương trình giảm phát thải và hấp thụ khí gây hiệu ứng nhà kính để ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu hiệu quả nhất hiện nay.

[-]Ứng[-]phó[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu:[-]Thực[-]hiện[-]REDD[-][-]-[-]cơ[-]hội[-]và[-]thách[-]thức[-]

Ảnh minh hoạ


* Cơ hội phát triển rừng bền vững 


REDD là sáng kiến nhằm giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ hệ thống khí hậu của trái đất thông qua các nỗ lực bảo vệ, quản lý, sử dụng bền vững và phát triển tài nguyên rừng tại các nước đang phát triển, với sự hỗ trợ kỹ thuật và quản lý tài chính của cộng đồng quốc tế. Theo đó, Quyết định số 1/CP.16 (Thỏa thuận Cancun) của Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) đã xác định 5 hoạt động chính của REDD là: Giảm phát thải thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng; Giảm phát thải thông qua nỗ lực hạn chế suy thoái rừng; Bảo tồn trữ lượng carbon của rừng; Quản lý bền vững tài nguyên rừng; Tăng cường trữ lượng carbon của rừng. 


Theo nhận xét của Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Ngọc Lung, Viện Quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng: Việc ngăn chặn mất rừng và suy thoái rừng có thể giúp làm giảm gần 20% lượng phát thải CO2 toàn cầu. Rừng được duy trì có thể giúp chúng ta thích ứng thông qua việc cung cấp các dịch vụ sinh thái quý giá. Biến đổi khí hậu có thể gây tổn hại cho sức khỏe của rừng theo nhiều cách khác nhau. Lượng mưa giảm và sự gia tăng nhiệt độ có thể gây ra hạn hán làm tăng các vụ cháy rừng và làm giảm tài nguyên rừng. 


Một khu rừng đã bị hủy hoại sẽ không thể cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên có thể duy trì các nguồn sinh kế và giúp người dân thích ứng với biến đổi khí hậu. Rừng giúp kiểm soát xói lở đất, cung cấp nước sạch và tạo ra hành lang cho động, thực vật hoang dã di chuyển tới các vùng có khí hậu thuận lợi hơn. Việc các dịch vụ này bị mất đi sẽ tác động tới cuộc sống và sinh kế của người dân sống phụ thuộc vào rừng. Rừng cũng có thể làm gia tăng biến đổi khí hậu nếu không được quản lý một cách bền vững. 


Khi gỗ bị khai thác, cây sẽ trở thành nguồn khí nhà kính bởi vì toàn bộ carbon mà nó tàng trữ sẽ phát thải dưới dạng CO2 và cây sẽ không còn là bể chứa carbon, nghĩa là nó không thể hút CO2 từ sinh quyển được nữa. Bởi vậy, nếu như rừng được lồng ghép vào một giải pháp chống biến đổi khí hậu toàn cầu thì các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam), cần phải được đền đáp cho những nỗ lực giảm thiểu mất rừng (khi rừng bị chặt trắng để chuyển đổi sang các mục đích sử dụng đất khác) và suy thoái rừng (khi tài nguyên rừng bị tổn hại). Vì đất có rừng cung cấp gỗ và tiềm năng chuyển đổi thành rừng trồng thương mại, hoặc làm nông nghiệp để nuôi sống dân cư. Nên sự đền đáp về mặt tài chính là cần thiết để đảm bảo đất có cây rừng luôn quý giá như chính rừng. Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng (REDD ) là một cơ chế được thiết kế để tạo ra những sự đền đáp này. 


Theo hệ thống này, các nước sẽ đo đếm và giám sát lượng phát thải CO2 từ mất rừng và suy thoái rừng trong phạm vi biên giới nước mình. Sau một giai đoạn nhất định, các nước sẽ tính toán lượng giảm phát thải và nhận được số lượng tín chỉ carbon rừng có thể trao đổi trên thị trường dựa trên sự giảm thiểu này. Các tín chỉ sau đó có thể được đem bán trên thị trường carbon toàn cầu. Như vậy, REDD cung cấp những sự đền đáp về tài chính để tránh mất rừng và suy thoái rừng; đồng thời cũng sẽ tạo ra sự kích thích quản lý rừng bền vững và bình đẳng đối với người dân nghèo sinh sống trong hoặc gần các vùng có rừng. 


* Sẵn sàng thực hiện 


Phó Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Hoàng Nghĩa, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cho biết: Dự án “Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD ở Việt Nam” do Quỹ đối tác carbon trong Lâm nghiệp (FCPF) của Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, được Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát phê duyệt tại Quyết định 58 ngày 10/1/2013, giao Tổng cục Lâm nghiệp làm chủ dự án. Tổng kinh phí gồm 4,432 triệu USD, thực hiện trong 3 năm (2013-2015). 


Dự án gồm 4 hợp phần: Hỗ trợ xây dựng chính sách, nâng cao năng lực kỹ thuật để quản lý và vận hành REDD hiệu quả ở cấp Trung ương và địa phương; Hỗ trợ nghiên cứu, xây dựng phương án thí điểm đổi mới công ty lâm nghiệp nhằm cung cấp dịch vụ REDD ; Hỗ trợ nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực, tham vấn các bên liên quan, đáp ứng yêu cầu về các biện pháp đảm bảo an toàn, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm thực hiện REDD trong khu vực; Quản lý, theo dõi và đánh giá dự án. 


Theo Báo cáo của Ủy ban Quốc gia về Biến đổi khí hậu: Về triển khai Chương trình REDD , Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiếp tục đánh giá trữ lượng carbon từ rừng, xây dựng đường phát thải cơ sở thực hiện REDD tại Việt Nam. Tiến hành kiểm tra các địa phương thực hiện Chương trình hành động quốc gia về REDD tại các tỉnh Điện Biên, Hà Tĩnh, Cà Mau và Lâm đồng. Triển khai các dự án nâng cao và thí điểm thực hiện REDD . Tổ chức hội thảo tham vấn, xin ý kiến các Bộ, ngành về thành lập Quỹ REDD


Về xây dựng ý tưởng Dự án chi trả tiền giảm phát thải khí nhà kính do thực hiện REDD , hiện đã được Quỹ Carbon phê chuẩn đề xuất ý tưởng Chương trình giảm phát thải khí nhà kính (ER-PIN) tại Nghị định thư với Ngân hàng Thế giới và triển khai xây dựng văn kiện Dự án. Đồng thời tiếp tục đàm phán, thúc đẩy việc thực hiện tuyên bố chung Việt Nam-Na Uy về thực hiện REDD , bao gồm xác định các nhu cầu hỗ trợ sau 2015. 


* Những thách thức 


Tiến sĩ Hoàng Liên Sơn, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp cho rằng, thành công của REDD phụ thuộc vào năng lực thực thi của quốc gia. Nên cần trả lời nhiều câu hỏi về hưởng dụng rừng và thiết kế điều tra rừng trước khi khởi động các dự án REDD. Chẳng hạn nếu như chưa làm rõ ai là chủ sở hữu rừng, ai sẽ hưởng thu nhập từ REDD thì REDD chưa phải là một phần của thỏa thuận về giảm biến đổi khí hậu toàn cầu. Vì vậy trong những năm tới, phải có thời gian để các nước tăng cường năng lực thực thi REDD. 


Hiện tại, tranh luận quốc tế đang tập trung vào các khía cạnh chưa rõ ràng của REDD . Đó là REDD sẽ được thực thi như thế nào? Sẽ thực thi thông qua các chương trình quốc gia hay trên cơ sở từng dự án? Ai sẽ trả tiền cho REDD và sẽ trả tiền ra sao? Ai sẽ sở hữu carbon? Ai sẽ nhận tiền cho các tín chỉ carbon được sản sinh từ REDD? Vì tuy một số nước phát triển cam kết sẽ cung cấp tài chính cho các nước đang phát triển thực hiện REDD , nhưng chưa có cơ sở pháp lý để ràng buộc lẫn nhau. Mặt khác, hầu hết người dân các nước thực thi REDD đều là nước nghèo, họ cần được hỗ trợ tài chính tức thì, trong khi thời gian chi trả của REDD phải có lộ trình kiểm gia, giám sát và đánh giá kết quả từ 5-10 năm... 


Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Đỗ Đình Sâm, Viện Quản lý phát triển rừng và Chứng chỉ rừng phân tích: Để chuẩn bị cho việc thực hiện REDD , Việt Nam cần đo đếm tài nguyên rừng hiện có thông qua các cuộc điều tra toàn quốc một cách chính xác, sau đó ước tính lượng carbon tàng trữ trong rừng. Mặt khác cần phải dự báo lượng carbon này sẽ thay đổi ra sao trong tương lai dựa trên các bằng chứng hiện có tốt nhất, bao gồm cả các xu hướng lịch sử về mất rừng và nhu cầu trong tương lai về tài nguyên rừng và đất nông nghiệp. Sự dự báo này hay còn gọi là kịch bản tham chiếu sẽ được sử dụng để đánh giá thành công của một quốc gia trong việc đạt mục tiêu REDD


Đây là công việc rất khó khăn. Không thể biết được một cách chắc chắn điều gì sẽ xảy ra với rừng trong tương lai, nên dự báo không thể coi là thực tế. Kịch bản tham khảo của mỗi quốc gia cần được các chuyên gia độc lập kiểm chứng cẩn thận. Một số nước chắc chắn là sẽ có một tương lai khó tiên đoán hơn là các nước khác, mức độ rủi ro sẽ tác động tới tiềm năng của một nước trong việc tạo nguồn thu nhập từ REDD

 

Bên cạnh đó, việc thực hiện REDD có thể đem lại những lợi ích môi trường và xã hội, nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro nếu như các chương trình, dự án REDD khi thiết kế chỉ tập trung vào các mục tiêu giảm phát thải. Vì vậy, việc triển khai REDD cần phải được thiết kế không chỉ tập trung vào những mục tiêu giảm phát thải, mà đồng thời có thể hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững, tăng cường các giá trị đa dạng sinh học và những lợi ích của hệ sinh thái, thúc đẩy phát triển bền vững, góp phần xóa đói giảm nghèo. Các biện pháp an toàn cũng được thúc đẩy để giảm thiểu các rủi ro khi thực hiện REDD .

 

Văn Hào
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ứng phó biến đổi khí hậu: Thực hiện REDD+ - cơ hội và thách thức

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI