»

Chủ nhật, 24/11/2024, 06:34:34 AM (GMT+7)

Ứng phó biến đổi khí hậu: Thực hiện đồng bộ các giải pháp

(13:19:35 PM 08/07/2015)
(Tin Môi Trường) - Ý thức được tầm quan trọng của các nguồn tài nguyên và môi trường đối với sự phát triển và thịnh vượng của đất nước, từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến công tác quản lý tài nguyên. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, văn kiện các kỳ Đại hội Đảng đều đã đề cập đến vấn đề quản lý tài nguyên, nhất là đất đai, khoáng sản và công tác bảo vệ môi trường. Trong đó Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 3/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã định hướng toàn diện công tác quản lý tài nguyên đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050.

[-]Ứng[-]phó[-]biến[-]đổi[-]khí[-]hậu:[-]Thực[-]hiện[-]đồng[-]bộ[-]các[-]giải[-]pháp[-]

Ảnh minh hoạ


Đề cập đến vấn đề chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Minh Quang nhận xét: Hiện nay, ứng phó với biến đổi khí hậu là vấn đề quan trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới cũng như tại Việt Nam, đang được toàn nhân loại quan tâm. Bởi nó đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội và môi trường toàn cầu. 


Việt Nam được đánh giá là một trong số những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trước các tác động của biến đổi khí hậu trên toàn cầu, đang phải hứng chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề do tác động này gây ra, bao gồm các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, bão lũ; tình trạng nước biển dâng, xâm nhập mặn, cũng như sự bất thường của lượng mưa và các hình thái thời tiết khác. 


Nhận thức rõ điều đó, Chính phủ Việt Nam đã rất nỗ lực, cố gắng trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Nghị quyết 24-NQ/TW về Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường để các cấp, các ngành và mọi người dân nhận thức đầy đủ, có trách nhiệm trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Việc thể chế hóa nội dung của Nghị quyết được đẩy mạnh. Nhiều văn bản, quy định quan trọng đã được các Bộ, ngành, địa phương xây dựng và ban hành. Các cơ chế, chính sách tăng cường quản lý nhà nước về tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu tiếp tục được hoàn thiện. 


Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tích cực nghiên cứu, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai có hiệu quả trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu. Cụ thể là hoàn thiện về tổ chức theo hướng tập trung, tổng hợp, thống nhất đầu mối, củng cố, đi vào hoạt động ổn định, ngày càng chuyên nghiệp, có hiệu quả. Chỉ đạo, phối hợp thực hiện các chương trình, chiến lược, kế hoạch quốc gia về biến đổi khí hậu như: Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu, Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu, Đề án “Quản lý phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính; quản lý các hoạt động kinh doanh tín chỉ các-bon ra thị trường thế giới, Chiến lược, Kế hoạch Quốc gia về tăng trưởng xanh, Chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Chương trình Giảm phát thải khí nhà kính thông qua các nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các-bon từ rừng (REDD ). 

 

Ngoài việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu, Bộ đã Xây dựng Dự kiến đóng góp do quốc gia tự quyết định (iNDC), Tham gia đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu; tăng cường hợp tác quốc tế, thu hút nguồn lực đầu tư, triển khai Kế hoạch Châu thổ sông Cửu Long; xây dựng dự án, công trình quan trọng quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu Đồng bằng sông Cửu Long, triển khai các nhiệm vụ về khoa học, công nghệ, nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo phòng chống thiên tai, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, công tác thanh tra, giám sát ứng phó với biến đổi khí hậu. 


Kết quả là nhiều văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng, ban hành thể chế hóa nội dung quan trọng của Nghị quyết 24-NQ/TW; việc tuyên truyền Nghị quyết được triển khai với nhiều cách làm sáng tạo, phù hợp với các cấp, các ngành, các đối tượng, sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống, tạo sự thống nhất trong triển khai thực hiện từ Trung ương đến địa phương. Chính sách pháp luật của Việt Nam về biến đổi khí hậu được xây dựng và hoàn thiện tương đối đồng bộ. 


Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi năm 2014 đã có một chương riêng về biến đổi khí hậu, tăng cường cơ sở pháp lý quan trọng để tiếp tục triển khai đồng bộ, hiệu quả công tác ứng phó với biến đổi khí hậu tại nước ta. Cơ cấu tổ chức, bộ máy được hoàn thiện, ngày càng đi vào hoạt động hiệu quả, giúp tăng cường hiệu quả công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy hợp tác quốc tế, thu hút nguồn lực đầu tư ứng phó với biến đổi khí hậu. Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát kết quả thực hiện dự án, chương trình, hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu được đẩy mạnh. Các bộ tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá hoạt động thích ứng, giảm nhẹ được nghiên cứu xây dựng, tạo bộ lọc ngay từ khi lựa chọn hoạt động ưu tiên, đảm bảo tính trọng tâm, trọng điểm phù hợp với tình hình, bối cảnh phát triển chung. 


Kết quả nghiên cứu khoa học như xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng được triển khai hiệu quả, cập nhật kịp thời; triển khai chương trình khoa học công nghệ quốc gia được tổng kết, đánh giá, chuyển giao ứng dụng; kinh nghiệm thành công, bài học điển hình trong ứng phó với biến đổi khí hậu được rút ra, nhân rộng triển khai trong thời gian tới. Năng lực cảnh báo, dự báo thiên tai đã được quan tâm đầu tư và đã bước đầu phát huy hiệu quả, đáp ứng yêu cầu chủ động phòng, tránh để giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai. 


Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam ngày càng được mở rộng và đi vào chiều sâu, kết hợp với việc chủ động tham gia đàm phán biến đổi khí hậu đã nâng cao vị trí, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế. Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ứng phó với biến đổi khí hậu đã được quan tâm triển khai; chương trình giáo dục biến đổi khí hậu được xây dựng, đưa vào giảng dạy, phổ cập ở các cấp học. Nhiều chương trình bồi dưỡng năng lực, đào tạo trình độ cao về ứng phó với biến đổi khí hậu (chương trình đào tạo thạc sỹ về biến đổi khí hậu, tiến sỹ về biến đổi khí hậu và phát triển bền vững) được mở rộng, ngày càng chuyên sâu. 


Tuy vậy, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cũng cho rằng hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu của Việt Nam vẫn còn một số hạn chế. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp, người dân vẫn chưa có được nhận thức đầy đủ về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh. Ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh không phải lúc nào cũng đi liền với tăng trưởng kinh tế trong tầm ngắn hạn. Vì vậy, trong hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đôi khi mới chỉ chú trọng đến tăng trưởng hoặc tăng thu nhập ngắn hạn mà quên các yêu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh nhằm phát triển dài hạn và bền vững. 


Biến đổi khí hậu đòi hỏi cách tiếp cận liên ngành, liên vùng, nhưng việc phối hợp giữa các Bộ, ngành và với các địa phương vẫn còn hạn chế. Ngoài việc xây dựng và thực hiện Khung chính sách trong khuôn khổ Chương trình SP-RCC, hiện chưa xây dựng được cơ chế để điều phối vận hành và các tiêu chí đánh giá việc lồng ghép giữa Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh và Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu. Ứng phó với biến đổi khí hậu đòi hỏi đầu tư rất lớn nhưng nguồn kinh phí thực hiện còn hạn chế. Chính sách để huy động nguồn lực từ cá nhân, doanh nghiệp trong nước và quốc tế để ứng phó với biến đổi khí hậu chưa phát huy được hiệu quả; việc điều phối thực hiện nguồn lực huy động được còn thiếu cơ chế quản lý bảo đảm hiệu quả. Nguồn nhân lực phục vụ ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh chưa đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng. 


Trong năm nay, Bộ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết số 24 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Đồng thời triển khai thực hiện Nghị quyết 853/NQ-UBTVQH13 về kết quả giám sát và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu ở Đồng bằng sông Cửu Long. Thực hiện các Chương trình, Chiến lược, Kế hoạch Quốc gia về biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh. Tập trung triển khai hiệu quả các dự án thành phần thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia, các đề án, dự án đã được phê duyệt; tổ chức tổng kết kết quả chương trình, đề án, dự án đã triển khai. Xây dựng văn bản nhằm hoàn thiện thể chế cho việc triển khai thực hiện các hoạt động có hỗ trợ quốc tế nhằm giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp điều kiện quốc gia (NAMA) ở Việt Nam. 


Hiện Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định về việc thiết lập hệ thống kiểm kê khí nhà kính quốc gia; xây dựng Dự kiến đóng góp do quốc gia tự quyết định (iNDC). Bộ tập trung xây dựng, trình Chính phủ dự án Luật Khí tượng Thủy văn; tiếp tục rà soát, cập nhật, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, thúc đẩy tăng trưởng xanh. Bộ xây dựng Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC) giai đoạn 2016-2020, trong đó, xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt Khung chính sách 2016 trong tháng 6/2015; Chương trình Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu (SP-RCC) giai đoạn 2016-2020 trước tháng 7/2015. 


Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường hợp tác quốc tế, huy động nguồn lực ứng phó với biến đổi khí hậu: Triển khai hiệu quả Đề án Đàm phán giai đoạn 2014 - 2015; tích cực, chủ động tham gia, nâng cao vai trò của Việt Nam trong các hoạt động hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu; chuẩn bị tốt nội dung cho các cấp Đoàn Việt Nam tham dự các cuộc họp đàm phán về biến đổi khí hậu. Đặc biệt là Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp Quốc về biến đổi khí hậu tại COP 21 tại Pháp. Tổ chức một số hoạt động đối thoại chính sách giữa Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu, Hội đồng tư vấn quốc gia về biến đổi khí hậu với các nhà tài trợ về các định hướng cơ chế, chính sách quốc gia liên quan đến biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh, tài chính cho biến đổi khí hậu phù hợp với tình hình thế giới giai đoạn sau 2015. Thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu. 


Theo đó, công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sẽ được Bộ Tài nguyên và Môi trường làm rõ tiềm năng, trữ lượng, giá trị các nguồn tài nguyên của đất nước, từ đó bảo đảm khai thác, sử dụng hợp lý và hiệu quả. Bên cạnh đó là phục hồi và tái tạo các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

 

Văn Hào
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Ứng phó biến đổi khí hậu: Thực hiện đồng bộ các giải pháp

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI