»

Thứ ba, 05/11/2024, 03:59:11 AM (GMT+7)

“Tỷ phú ve chai” và cái giá của lòng trung thực

(20:52:08 PM 08/05/2015)
(Tin Môi Trường) - Chị ve chai nhặt được 5 triệu yên, đem đến nộp công an và suốt 1 năm qua sống trong rắc rối. Đó có phải là cái giá của lòng trung thực?

“Tỷ[-]phú[-]ve[-]chai”[-]và[-]cái[-]giá[-]của[-]lòng[-]trung[-]thực
Chị Ánh Hồng, người bán ve chai có tấm lòng trung thực. Ảnh: TL


Suốt mấy ngày nay, cư dân mạng đã hồi hộp sống cùng câu chuyện của chị Huỳnh Thị Ánh Hồng - người mua ve chai, tạm trú tại Q.Tân Bình (TP.HCM), cách đây 1 năm đã nổi tiếng với việc nhặt được 5 triệu yên trong một cái loa thùng cũ, đã mang lên nộp công an.

Thoạt đầu, công an Q.Tân Bình nói sau một năm không có người chứng minh được số tiền 5 triệu yên đó thì sẽ trả lại tiền cho chị Hồng. Nhưng chỉ trước thời điểm trả lại tiền có một vài hôm, một phụ nữ xuất hiện và nhận rằng tiền đó của mình.

Vụ việc rơi vào tranh chấp, công an nói đã hết quyền xử lý, số tiền được chuyển sang tòa án. Tòa án khẳng định hiện không có cơ sở thụ lý vụ việc, công an phải vào mà điều tra. Chị Ánh Hồng ở giữa, mệt mỏi, rắc rối và có khi cũng rơi vào tuyệt vọng.

Có lẽ ai biết câu chuyện này cũng có cảm giác giống như tôi, bực bội thay cho chị ve chai tội nghiệp. Có rất nhiều người đã bình luận rằng chị Hồng đã sáng mắt ra chưa, giá khi nhặt được tiền đừng trình báo công an thì có phải đã yên tâm mà sở hữu số tiền.

Nhưng chị Hồng cũng rất đáng trọng và đáng thương. Nhặt được số tiền lớn không phải của mình, với phản ứng rất tự nhiên của một con người có nhân cách và đầy lòng tự trọng, chị phải báo công an đã chứ.

Nào ai biết cái quy trình, thủ tục xác minh chủ sở hữu ở nước mình nó lại rắc rối nhiêu khê làm vậy, công an đẩy sang tòa, tòa đẩy trả lại công an. Cứ cái kiểu này thì chị Hồng sẽ còn nhiều mệt mỏi, không biết bao giờ sự việc mới kết thúc.


Quý bạn đọc có thấy không, phải chăng đó là cái giá của việc làm người tốt? Cái giá mà chị Hồng phải trả khi đã lựa chọn làm người trung thực?

Nếu chị Hồng không đi trình báo về số tiền, cũng chẳng ai dám trách móc chị một câu, xem như đó là “lộc trời” cho người nghèo khó. Nhưng chị Hồng không làm như vậy, bởi chị biết có thể có người sẽ đau khổ vì mất tiền, nên cứ nhờ công an tìm giúp chủ nhân. Thật là một tấm lòng cao cả.

Đổi lại, trong vòng 1 năm qua, chị Hồng chịu biết bao rắc rối, có người hăm dọa, có người thương lượng, có người dè bỉu chê bai. Và bây giờ thì chị chẳng biết số phận chỗ tiền “lộc trời” ấy rồi sẽ ra sao khi phía trước là mịt mù.

Đọc những chia sẻ của chị Ánh Hồng trên báo chí mà lòng tôi nghẹn lại, chị bảo: “Tôi cảm ơn mọi người đã đồng cảm, động viên thời gian qua, giờ chưa biết khi nào công an trả tiền nhưng tôi chỉ cầu mong có đủ sức khỏe để đi mua ve chai mưu sinh qua ngày”.

Và: “Dù vụ việc ra sao đi nữa, qua đây tôi rút ra nhiều bài học quý giá cho cuộc sống, về sự yêu thương và sẻ chia. Tôi sẽ cố gắng nuôi dạy hai đứa con mình phải sống thật thà, hiền lành và phải biết sẻ chia với tất cả mọi người”.

Đó là những câu nói vô giá mà một người nghèo khó đã thốt ra trong hoàn cảnh tuyệt vọng nhất, có lẽ với chúng ta, nó còn giá trị hơn rất nhiều số tiền 5 triệu yên từ trên trời rơi xuống kia.

Có thể với cái sự loằng ngoằng đùn đẩy của công an và tòa án quận, chị Hồng sẽ còn phải đợi 1, 2 hay nhiều năm nữa. Có thể rồi đến một lúc nào đó, chị Hồng sẽ cảm thấy số tiền kia là “cục nợ”, thà vứt quách đi cho xong.

Nhưng điều quý giá nhất mà chị Hồng nhận được từ câu chuyện 5 triệu yên này, là sự yêu thương và sẻ chia, về lòng trung thực mà chị sẽ truyền cho con cái. Bài học ấy, trong hoàn cảnh các giá trị xã hội đang đảo lộn hôm nay, là vô cùng giá trị.

Tôi ước sao sẽ có thêm nhiều bàn tay sẽ chìa ra với chị Ánh Hồng, ước sao những cơ quan có trách nhiệm ở quận Tân Bình đừng thờ ơ với một tấm lòng như chị. Hãy xắn tay vào cuộc, để tìm rõ câu trả lời trắng đen.

Cái tốt trong đời thường rất mong manh, rất dễ bị cái xấu xa chèn ép, lấn lướt. Bởi thế, nên làm sao để nuôi dưỡng niềm tin và lòng hy vọng vào sự tốt đẹp cho tất cả mọi người, điều đó quý giá hơn nhiều việc số tiền sẽ thuộc về ai.

Trong câu chuyện này, tôi nghĩ, 5 triệu yên chỉ là tờ giấy quỳ để nhận diện nhân cách con người.

Chị Hồng là một nhân cách đẹp. Còn những người khác thì sao?

Mi An/ĐV
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: “Tỷ phú ve chai” và cái giá của lòng trung thực

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI