Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Trung Quốc thu mua nông sản: "Mất bò mới lo làm chuồng"?
(20:35:38 PM 28/03/2014)Sở Công thương Vĩnh Long thông tin có tình trạng thương lái Trung Quốc ồ ạt thu mua lá cây khoai lang trên địa bàn
Cụ thể, Bộ Công thương cho biết, ông Trần Đăng Ninh, Chi Cục trưởng, Chi Cục quản lý thị trường tỉnh Nghệ An báo cáo đến nay không có thương nhân Trung Quốc thu mua cây Culi, cây lông khỉ (cây kim mao cẩu tích) trên địa bàn huyện Kỳ Sơn tỉnh Nghệ An, mà hiện tượng nêu trên đã diễn ra từ năm 2013.
Trong khi đó, từ lâu nay báo chí đã từng đưa nhiều thông tin liên quan đến việc Trung Quốc ồ ạt thu mua các loại nông sản giá cao bất thường.
Riêng với việc thu mua ồ ạt cây Culi, một cây có tác dụng rất tốt trong việc cầm máu, chữa các bệnh xương khớp, thần kinh tọa và một só bệnh khác đã được báo chí thông tin cách đây khoảng 1 năm.
Các loại nông sản khác như lá khoai lang, cây huyết đằng cũng đang được thu mua tại tỉnh Vĩnh Long, và Kon Tum.
Lá cây khoai lang được thương lái Trung Quốc trực tiếp đứng ra thu mua với số lượng không giới hạn trong khi cây huyết đằng lại do người địa phương đứng ra thu mua thay vì thương lái trực tiếp thu mua.
Thực tế, hậu quả của việc Trung Quốc thu mua ồ ạt các loại nông sản với giá cao đã khiến nhiều nông dân vì hám lợi trước mắt đã tham gia vào chuỗi này rồi sau đó không ít tiểu thương điêu đứng vì bị thương lái Trung Quốc "bỏ bom" vì nhập nhiều nhưng thương lái Trung Quốc không quay lại lấy.
Hậu quả là lá điều chất thành núi, đỉa nhiều nơi tiểu thương đã thả lại đồng ruộng, lá khoai lang bị nông dân cắt bỏ sớm, trước khi thu hoạch làm năng suất cây giảm 50%.
Trung Quốc đã tổ chức mua móng trâu bò với giá cao, thậm chí chỉ bốn cái chân trâu, bò giá trị đã bằng nửa con trâu, bò. Vậy là dân đua nhau giết trâu bò đem bán. Từ đó, toàn bộ sức kéo nông nghiệp một vùng núi phía bắc bị hủy hoại. Lúc đó thương nhân Trung Quốc lại sang gạ bán trâu với giá cao gấp hai lần.
Ở Cao Bằng, Lạng Sơn thương nhân Trung Quốc cũng từng mua rễ cây hồi với giá cao. Vậy là hàng loạt cánh rừng hồi bị phá hủy bởi những kẻ đào trộm rễ hồi đem bán.
Hàng tốp thương lái Tàu xuất hiện từ Hà Giang cho đến Lâm Đồng để thu mua chè vàng, là thứ chè chặt thô phơi tái, không cần chế biến. Thương lái Trung Quốc mua chè vàng với giá rất cao, kích thích nông dân chặt trụi đồi chè mang bán, triệt hạ vùng nguyên liệu của các nhà máy chè Việt Nam.
Ngoài ra, Bộ Công thương cũng cho biết, trong năm 2013 có diễn ra một số hiện tượng thu mua thủy sản như tôm sú, tôm chân trắng của thương nhân Trung Quốc tại một số địa phương như Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Cà Mau Trà Vinh, Bên Tre, Kiên Giang... một cách bất thường.
Bộ Công thương cũng cảnh báo, việc thu mua tôm nguyên liệu đủ mọi kích cỡ xuất khẩu sang Trung Quốc, đã làm ảnh hưởng tới sản xuất, chế biến tôm xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước.
Mới đây, tôm xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đã bị phát hiện có chất kháng sinh Oxytetracyline (OTC) vì thế phía Nhật Bản sẽ kiểm tra 100% các lô tôm xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật.
Trước đó, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã từng cảnh báo nhiều lần về chất lượng tôm bị ảnh hưởng khi Trung Quốc ồ ạt gom mua tôm Việt Nam.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.