Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Trộm chó bắn chết người, ai bảo vệ dân?
(12:54:06 PM 17/06/2014)Gia đình nạn nhân bị trộm chó bắn chết đang lo việc hậu sự - ảnh báo Tuổi trẻ
Cái vòng luẩn quẩn trộm chó bắn chết dân, dân đánh chết trộm chó sẽ mãi mãi không bao giờ chấm dứt, nếu như các cơ quan chức năng không hoàn thành trách nhiệm của mình, đó là bảo vệ sự bình yên cho cuộc sống.
Câu chuyện đau lòng về 3 thanh niên chết ở đường Nguyễn Kim Cương (ấp 8, xã Tân Thạnh Đông, Củ Chi, TP Hồ Chí Minh) do bị bọn trộm chó dùng súng xung điện bắn xảy ra ngày 14.6 vừa qua là một nỗi bàng hoàng.
Bất bình, bức xúc, căm hận… có lẽ là cảm xúc chung của nhiều người khi biết sự kiện này. Chỉ trong chốc lát, 3 người thanh niên mới lớn, 3 niềm hy vọng của gia đình họ, 3 cuộc đời lương thiện đã chết về tay những kẻ trộm chó sát nhân.
Tôi đọc trên mạng xã hội, trên các diễn đàn nhiều ý kiến bất bình tới nỗi họ thề sẽ không để cho một tên trộm chó nào con đường sống nếu chúng bị bắt. Nỗi căm hận đó, có thể lý giải được, là tâm lý bất bình đã vượt quá ngưỡng chịu đựng của những người lương thiện bị chà đạp, bị xâm hại.
Nhưng hãy cứ ngẫm mà xem, cái vòng luẩn quẩn trộm chó đánh chết dân, dân đánh chết trộm chó sẽ còn kéo dài đến bao giờ nữa, nếu chúng ta không nhìn ra cái gốc của vấn đề.
Đó là: Ai bảo vệ sự bình yên cho cuộc sống của người dân, ai đã để cho bọn tội phạm lộng hành và người dân phải ra tay hành xử theo lối luật rừng như vậy?
Từ trước tới nay, trong tất cả những vụ án liên quan đến trộm chó đánh chết dân, dân đánh chết trộm chó, chúng ta đều thấy bộc lộ chung một đặc điểm, đó là sự yếu kém, bất lực của chính quyền, của các lực lượng bảo vệ trật tự trị an trên địa bàn nơi xảy ra sự việc.
Công an xã (phường), bảo vệ, dân phòng, trật tự đô thị… một lực lượng khá hùng hậu các đơn vị đã được người dân trả tiền thuê (thông qua hình thức đóng thuế) để bảo vệ an ninh trật tự, sự bình yên cho cuộc sống của người dân (bao gồm cả tính mạng và tài sản) đã thực hiện nhiệm vụ của mình như thế nào?
Họ đã ở đâu khi trộm cướp hoành hành, khi bọn đầu gấu, xã hội đen trấn áp dân lành? Họ đã làm những công việc gì khi bọn trộm chó kéo băng đảng mang theo hung khí đi cướp chó và giết người ngang nhiên như chốn vô chủ, như thời loạn?
Chưa có một người đứng đầu chính quyền địa phương nào, một người đứng đầu lực lượng công an, an ninh trật tự nào bị mất chức, bị sa thải vì để tình trạng trộm chó lộng hành, giết người. Họ chỉ có mặt khi giải quyết hậu quả, khi án mạng đã xảy ra, phần thiệt thòi, mất mát luôn thuộc về những người dân vô tội.
Chúng ta đều đã đóng thuế để duy trì sự tồn tại của các cơ quan bảo vệ an ninh trật tự, ngoài ra, ở các xã, phường, các hộ gia đình còn phải nộp tiền an ninh cho lực lượng dân phòng tại địa phương, nhưng đổi lại, người dân được những gì?
Đã có quá nhiều vụ khi có xô xát xảy ra, thậm chí là án mạng, dân gọi cho lực lượng chức năng, không ai xuất đầu lộ diện. Đã có quá nhiều vụ dân chúng bị mất cắp tài sản, lên báo công an thì được gợi ý “chung chi” một phần tài sản bị mất thì mới có hy vọng tìm ra. Sự khốn nạn đã lên tới đỉnh điểm khi những kẻ ăn lương để bảo vệ an ninh cho người dân lại ngang nhiên ăn bẩn trên nỗi mất mát của họ.
Thật phi lý khi có những bộ phận thi hành công vụ, ăn lương để bảo vệ dân đã vô trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ và đến khi hữu sự lại chìa mặt ra đòi chia chác, trò bẩn thỉu ấy tại sao vẫn được phép tồn tại?
Chỉ những người dân thấp cổ bé họng là muôn đời chịu thiệt. Ai là người phải chịu trách nhiệm về cái chết oan uổng của 3 thanh niên trẻ măng tuổi 18, 19 mới đây? Tất nhiên nếu công an tìm ra tội phạm, chúng sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nhưng vì sao 3 thanh niên trẻ măng phải đứng ra làm thay công việc của những ai đó để rồi phải nhận lấy cái chết đau lòng?
Giữa đường phố đông đúc của một thành phố lớn, lúc 18 giờ chiều, chắc chắn không phải cảnh đêm hôm vắng vẻ, vậy mà tội phạm lộng hành, 3 mạng người đã mất đi chỉ vì một vụ trộm chó. Thật là chuyện không dễ gì mà tin được.
Vậy mà nó đã xảy ra, và sẽ còn xảy ra trong tương lai, khi mà chưa ai truy cứu đến cùng đến gốc của sự việc, chưa vị quan chức nào phải đứng ra chịu trách nhiệm vì những sự mất an ninh, an toàn trên địa bàn địa phương mình.
Tính mạng người dân, trong trường hợp ấy xem ra vẫn còn rẻ mạt lắm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.