»

Thứ tư, 30/10/2024, 12:13:56 PM (GMT+7)

Tỉnh táo về vấn đề môi trường khi phát triển sân Golf

(13:17:55 PM 23/11/2011)
(Tin Môi Trường) - (Tinmoitruong.vn)-Đằng sau khung cảnh đầy vẻ quý tộc, sang trọng và màu xanh đẹp đẽ của thảm cỏ sân golf tạo hóa là những mối đe dọa gây hậu quả sinh thái không thể tính toán được bằng tiền

Cần tỉnh táo về vấn đề môi trường khi phát triển sân Golf

 

Sân Golg, môn thể thao Golf luôn là chủ đề nóng bỏng đối trong mỗi kỳ họp Quốc hội cũng như trên các diễn đàn thông tin xã hội với những bức xúc về việc mất nhiều đất nông nghiệp, về an ninh ninh trật tự, về vấn đề lao động làm thuê… cho là môn thể thao mà có lẽ dành cho giới người giàu, quan chức, quý tộc nhiều hơn. Cùng với những vấn đề trên thì môi trường sân Golf cần được xem xét một cách đầy tỉnh táo.

 

Theo cảm giác và nhìn nhận thực tiễn thì sân Golf luôn hiển hiện là bức tranh với gam màu xanh, là đồi núi, là sông nước uốn lượn; là thân thiện môi trường. Đây là những điều để chứng tỏ sân Golf không phải là mối hiểm hoạ về môi trường. Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà môn thể thao Golf bị phản đối ở nhiều nơi trên thế giới.

 

Môn thể thaonày hấp dẫn trước hết ở khung cảnh, nơi mà người chơi cảm thấy được thực sự hòa mình vào thiên nhiên và môi trường. Nhưng thực sự tại các sân Golf lại không phải là tự nhiên mà đều là quá trình nhân tạo, sự đắp đầy của bàn tay có ý thức của con người. Người ta không ngại ngần chặt phá hàng chục héc ta rừng, san phẳng đi những cánh đồng “bờ xôi ruộng mật”; đào bới, đắp đất tạo thành hồ ao, đồi gò, trồng giống cây cỏ ngoại lai để xây dựng các sân Golf.

 

Theo quy hoạch của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số lượng sân Golf được quy hoạch đến 2020 sẽ là 90 sân nằm trên địa bàn 34/63 tỉnh, thành phố. Trong đó có 29 sân golf đang hoạt động, 21 sân đang xây dựng, 13 sân được cấp Giấy phép chứng nhận đầu tư, 27 sân được chấp nhận chủ trương đầu tư.

 

Đây sẽ là thách thức không nhỏ đối với vấn đề môi trường. Hoạt động tại các sân Golf là hoạt động nhân sinh nên những tác động tiêu cực đến môi trường đất, nước, không khí là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm môi trường do hoạt động sân Golf còn phụ thuộc rất nhiều vào việc phương thức quản lý, công nghệ vận hành và trình độ áp dụng khoa học kỹ thuật trong việc duy trì và khai thác sân golf, đặc biệt là việc duy trì thảm cỏ và công nghệ xử lý tái sử dụng nước thải từ các sân Golf.

 

Các số liệu nghiên cứu trên thế giới cho thấy, trung bình mỗi năm, một sân Golf 18 lỗ sử dụng khoảng 1,5 tấn hóa chất (cao gấp 3 lần so với cùng diện tích đất nông nghiệp). Trong đó, có các chất như axit silic, ôxit nhôm và ôxit sắt (tác nhân gây ung thư), chất xúc tác làm cứng đất để gia cố nền và bờ các hồ nhân tạo ở sân Golf có sử dụng Acrylamide là chất cực độc đối với sinh vật và sức khỏe con người. Tất cả các loại hóa chất này có thể ngấm xuống long đất, vào nước ngầm, chảy tràn khi mưa sẽ đưa đến các vùng đất, nước mặt lân cận, gây nên trình trạng ô nhiễm môi trường. Người sử dụng nước thải này hoặc nông sản được trồng cấy gần khu vực sân golf có thể bị nhiễm độc và rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương. Ngoài ra, khi phun hóa chất vào các thảm cỏ, một phần chúng phát tán vào môi trường làm ô nhiễm không khí.

 

Với 147 ha sân golf Tam Đảo, mỗi năm người dân thôn Sơn Long (nơi có sân golf Tam Đảo) phải hứng chịu khoảng 220,5 tấn hóa chất.

 

Một sân golf 18 lỗ cần tới 150.000 m3 nước sạch mỗi tháng, tương đương nhu cầu của 20.000 hộ gia đình. Lượng nước này thường được khai thác từ sông hồ hoặc nguồn nước ngầm tại chỗ. Trung bình mỗi sân golf cần sử dụng lượng nước tưới trung bình khoảng 60m3/ha (6 lít/m2). Vì vậy gây ra tình trạng tụt giảm nguồn nước ngầm ở các khu vực liền kề và thúc đẩy sự phát tán các hóa chất độc hại vào mạch nước ngầm.

 

Còn theo ước tính của Liên Hiệp Quốc được đăng trên website worldwatch.org, các sân golf trên thế giới sử dụng gần 9,5 tỉ lít nước/ngày, đủ cung cấp nước uống trong một ngày cho 4,7 tỉ người….

 

Một thực trạng đáng báo động khác là phần lớn các dự án sân golf đã đi vào hoạt động đều không có khu vực xử lý nước thải riêng mà thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên. Nước thải của sân golf chảy trực tiếp ra mương thủy lợi và tràn trên đất, là nguyên nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng các thủy vực, sông suối, ao hồ khu vực lân cận.

 

Đặc thù sân Golf cần diện tích đất rộng lớn nên đã trực tiếp phá vỡ hoặc ảnh hướng đến môi trường sinh thái, quy luật môi trường tự nhiên của chính vùng đất đó.

 

Trên thực tế, việc phát triển sân Golf thời gian qua đã có nhiều tác động tiêu cực đến môi trường. Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường lại bị đang bị bỏ ngỏ. Bảo vệ môi trường của hoạt động sân Golf lại càng mới mẻ. Các cơ quan quản lý môi trường địa phương đã không thực hiện đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường do các dự án đầu tư xây dựng sân Golf gây ra, cũng như việc đánh giá và giám sát thực hiện các cam kết về biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các chủ đầu tư đề xuất trong báo cáo về môi trường.... Mặt khác, do nhận thức chủ quan của chủ đầu tư trong công tác nhận định, đánh giá các tác động môi trường cũng như chưa áp dụng hiệu quả các biện pháp nhằm giảm thiểu các tác động đến môi trường cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm.

 

Nhiều quốc gia cùng thống nhất lấy ngày 29/4 hng năm là “World-no-Golf Day” (Ngày Thế giới không có golf). Trên thế giới đã có cả một phong trào toàn cầu chống sân golf. Họ cho rằng, đằng sau khung cảnh đầy vẻ quý tộc, sang trọng và màu xanh đẹp đẽ của thảm cỏ sân golf tạo hóa là những mối đe dọa gây hậu quả sinh thái không thể tính toán được bằng tiền. Không thể phủ nhận những lợi ích kinh tế do các sân Golf đem lại. Tuy nhiên, phát triển kinh tế phải phù hợp, hài hoà giữa lợi nhuận và lợi ích của người dân, môi trường và an ninh xã hội.

 

Nước ta không nên vì phong trào phát triển sân Golf đang có tính thời nhượng và nhất thời . Vì vậy, hãy cần tỉnh táo hơn về vấn đề môi trường sau phong trào phát triển sân Golf.

Ngọc Bách – Bích Thủy
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Tỉnh táo về vấn đề môi trường khi phát triển sân Golf

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học

(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI