Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Tìm danh lợi từ cuộc thi nhan sắc
(15:56:35 PM 20/10/2014)
Các thí sinh khu vực TP Đà Nẵng hào hứng tham gia vòng tuyển chọn cuộc thi Hoa khôi Áo dài Việt Nam 2014 đang diễn ra. (Ảnh do ban tổ chức cung cấp)
Nếu những cuộc thi ca hát trên truyền hình đang chi phối đời sống âm nhạc và cuốn hút giới trẻ quan tâm đến nghề ca hát thì các cuộc thi nhan sắc cũng luôn có sức hấp dẫn khó cưỡng đối với những cô gái tuổi mười tám, đôi mươi có yếu tố ngoại hình. Họ đến các cuộc thi với mục đích như nhau là tìm kiếm danh lợi. Nhưng không dễ như ca hát, những người đẹp bước ra khỏi các cuộc thi nhan sắc lại đối mặt với nhiều khó khăn của cuộc sống dù họ đạt được danh vị cao.
Nhà tổ chức luôn thu lợi
Với thí sinh, có được danh vị từ một cuộc thi nhan sắc là có cơ hội đổi đời. Thực tế, nhiều người đẹp đã thay đổi số phận sau khi đội lên đầu vương miện cuộc thi hoa hậu cấp quốc gia. Đây là điều giới trẻ mơ ước và tìm đến các cuộc thi nhan sắc thử vận may.
Đấu trường nhan sắc luôn có sức hấp dẫn đặc biệt, không chỉ với thí sinh mà còn với cả công chúng. Ở đó tập trung và phô diễn cái đẹp về hình thể, các cô gái tuổi trăng tròn được phép diện những bộ bikini cuốn hút nhất để trình diễn trên sân khấu. Người xem tại sân khấu cũng như trước màn ảnh nhỏ được công khai nhìn ngắm, bình phẩm các “chân dài”...
Chỉ số người xem đêm thi chung kết các cuộc thi hoa hậu được tường thuật trực tiếp trên sóng truyền hình quốc gia, khu vực và địa phương bao giờ cũng đạt mức cao vượt trội so với các chương trình truyền hình ăn khách khác cùng thời điểm. Nhà tổ chức các cuộc thi nhan sắc luôn có lãi vì các nhà tài trợ lớn nhỏ đều sẵn sàng móc hầu bao, các nhà quản lý nhãn hàng cũng không ngần ngại chi tiền để đưa được nhãn hàng của mình lên sóng chương trình “hot” này.
Vì vậy, nhiều cuộc thi nhan sắc tầm quốc gia, địa phương hay khu vực hoặc của ngành… xuất hiện dày đặc mỗi năm. Một số cuộc thi công chúng còn biết tên nhưng có những cuộc thi chỉ khi xảy ra sự cố, bị cơ quan chức năng xử lý vì sai phạm trong công tác tổ chức hay người đẹp có danh vị dính đến tệ nạn xã hội... thì người ta mới hay.
Không phép cũng làm
Dù Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) chỉ cho phép tổ chức 2 cuộc thi hoa hậu cấp quốc gia mỗi năm nhưng vẫn không ngăn được sự phát triển của các cuộc thi nhan sắc tầm quốc gia khác với nhiều tên gọi như hoa khôi hay nữ hoàng. Nhiều cuộc thi thậm chí còn được tổ chức “chui” (không phép), cả người đẹp cũng đi thi “chui”.
Thời gian qua, Cục Nghệ thuật Biểu diễn và các sở VH-TT-DL địa phương đã phát hiện, xử lý một số đơn vị, cá nhân tổ chức các cuộc thi không xin phép, tổ chức cho thí sinh đi thi khi chưa có phép của cơ quan chức năng. Ngày 16-7, Sở VH-TT-DL Hà Nội đã quyết định xử phạt hành chính Ban Tổ chức cuộc thi Nữ hoàng sắc đẹp Việt Nam 2014 với số tiền là 50 triệu đồng vì tổ chức thi hoa hậu “chui”. Đồng thời, không công nhận danh hiệu của các người đẹp trong cuộc thi này.
Tháng 8-2014, Cục Nghệ thuật Biểu diễn cũng đã có văn bản gửi Thanh tra Bộ VH-TT-DL cùng Sở VH-TT-DL TP HCM về việc kiểm tra, xác minh hoạt động tổ chức Miss Vietnamtoday 2014 sau khi nhận được những phản ánh về sai phạm của cuộc thi này. Mới đây nhất, 2 người mẫu Cao Thùy Linh và Huỳnh Thúy Anh bị Thanh tra Sở VH-TT-DL TP HCM xem xét mức phạt phù hợp cho từng trường hợp sai phạm vì đã ra nước ngoài thi sắc đẹp mà không xin phép. Trong đó, Huỳnh Thúy Anh sang Mỹ dự thi Hoa hậu Cộng đồng người Việt tổ chức tại TP San Jose và giành vương miện; còn Cao Thùy Linh tham dự cuộc thi Miss Grand International 2014.
Cho dù các cơ quan chức năng đã nghiêm túc xử lý những sai phạm trong thời gian qua nhưng không có gì bảo đảm rằng các cuộc thi nhan sắc không phép hay người đẹp đi thi “chui” sẽ dừng lại.
Cạnh tranh khốc liệt
Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam - do Báo Tiền Phong tổ chức 2 năm một lần, sẽ diễn ra đêm chung kết vào tháng 12 tới - đang gặp phải một đối thủ cạnh tranh nặng ký. Đó là cuộc thi Hoa khôi Áo dài Việt Nam - Đường đến vương miện Hoa hậu Thế giới do Công ty Elite Việt Nam và Miss World Vietnam phối hợp tổ chức.
Thi nhan sắc hôm nay không còn tổ chức theo mô hình truyền thống với đêm chung kết được truyền hình trực tiếp. Thay vào đó là một chuỗi chương trình được đẩy lên sóng truyền hình như một chương trình truyền hình thực tế với đầy đủ những chuyện “bếp núc”, hậu trường.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.