Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Thủy điện vô tội: Đúng quy trình, sai đạo lý
(11:58:32 AM 16/02/2014)
Tất cả chúng ta còn nhớ rõ, tháng 11.2013, lũ lụt đã gây thiệt hại khá nặng cho các tỉnh miền Trung. Chỉ tính riêng tỉnh Quảng Nam đã có 5 người bị chết; 77.742 ngôi nhà bị ngập; 150 ha lúa vụ đông và 1.045,7 ha rau màu bị ngập úng; 935 con gia súc và 23.750 con gia cầm bị lũ cuốn trôi. Hai huyện Điện Bàn và Đại Lộc bị lũ cuốn trôi và thất thoát 27 tấn cá lồng bè; các kênh, bể hút bị sạt lở, bồi lấp 90.690m3…
Tổng thiệt hại ước tính hàng trăm tỷ đồng. Bởi thế sau lũ, nhiều cử tri Quảng Nam kiến nghị các nhà máy thủy điện phải chịu trách nhiệm bồi thường. Kiến nghị này đã được Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh gửi đến Bộ Công thương và ngày 12/2, Bộ này đã có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Nam.
Trong đó, Bộ Công Thương nói rõ: “Việc xem xét trách nhiệm của các nhà máy thủy điện trong việc bồi thường thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng do lũ lụt là chưa có cơ sở.
Nông dân miền Trung vật lộn trong nước lũ
Việc vận hành các hồ chứa thủy điện lớn ở Quảng Nam đã thực hiện đúng theo Quy trình vận hành liên hồ chứa (hồ A Vương, Sông Tranh 2 và hồ Đăk Mi 4) và quy trình của từng hồ đã được phê duyệt, không gây thêm lũ cho hạ du, đã góp phần cắt giảm định lũ và lượng nước lũ về hạ du trên các sông, mặc dù các hồ chứa này không có nhiệm vụ chống lũ”.
Vậy là đã rõ quan điểm của Bộ Công thương, thứ nhất Bộ khẳng định việc đòi bồi thường thiệt hại là không có cơ sở, thứ hai Bộ còn cho biết thêm, việc vận hành các hồ chứa thủy điện là đúng quy trình, không gây thêm lũ cho hạ du, thậm chí còn góp phần cắt giảm lượng nước lũ về trên sông.
Tất nhiên, văn bản trả lời này không đưa ra một quan điểm gây sốc nào cả, vì trước đó, khi dư luận phẫn nộ về việc ai phải chịu trách nhiệm về việc các hồ chứa nước thủy điện xả lũ xuống đầu dân, câu trả lời mà người dân nhận được là “Chúng tôi đã xả lũ đúng quy trình”.
Chỉ có điều, người ta vẫn còn le lói hy vọng vào chỗ, sau khi có những thống kê thiệt hại cụ thể, có văn bản kiến nghị, Bộ Công thương sẽ có sự vào cuộc bằng tinh thần trách nhiệm và đạo lý để hỗ trợ phần nào những mất mát của người dân. Thì bây giờ câu trả lời là như vậy đó.
Trên báo Dân Việt, ông Văn Phú Chính – Phó Cục trưởng Cục quản lý đê điều kiêm Phó Văn phòng Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão T.Ư bức xúc nói: “Theo quy định, thông báo xả lũ phải trước từ 3-4 giờ, nhưng vụ xả lũ vừa qua tại huyện Đại Lộc (Quảng Nam), từ lúc chính quyền nhận thông báo cho đến khi thủy điện xả lúc với lưu lượng 1.000-1.800m3/s chưa tới 30 phút. Gây thiệt hại cho dân thì phải đền bù, còn nói không thì vô cảm quá”.
Rõ ràng chỉ có nửa tiếng đồng hồ trước khi cho một cơn đại hồng thủy tràn xuống sông ngòi hồ chưa vùng hạ du trong khi quy định là phải thông báo trước từ 3-4 giờ. Thiệt hại đã rõ, người chết, của cải hoa màu mất, vậy mà giờ đây khi người dân kiến nghị bồi thường, Bộ lại trả lời “không có căn cứ vì chúng tôi làm đúng quy trình”.
Vậy cái quy trình của Bộ là quy trình nào? Có lẽ đó là quy trình của sự vô cảm, vô trách nhiệm với nỗi đau và mất mát của dân nghèo chứ chẳng có quy trình nào khác nữa.
Trước khi xả lũ, chỉ báo cho dân có 30 phút, trong 30 phút ấy, dân có họa là tiên là thánh, là Tôn Hành Giả có thuật cân đẩu vân mới thoát khỏi cảnh nước ngập nóc nhà. Mà dân nghèo thì lấy đâu ra phép thuật, cứ khoanh tay chờ chết, mất trắng của cải, gia súc, ruộng đồng thôi. Đó chính là quy trình của các vị ở trên Bộ đặt ra cho họ.
Chờ xem bước tiếp theo của câu chuyện này là gì? Liệu ai có quyền cao hơn ông Bộ Công thương bất bình với cái văn bản này, yêu cầu phải có một sự điều tra nghiêm túc, xem xét trách nhiệm để buộc những ai làm sai phải bồi thường thiệt hại cho dân hay lời yêu cầu chính đáng của dân sẽ chìm vào im lặng?
Sự thiếu minh bạch của các quy định pháp luật, sự ráo hoảnh, vô cảm của các cơ quan chức năng với thiệt hại của người dân do lỗi trong khâu vận hành công việc của họ đang khiến dân đã nghèo lại càng thêm mạt.
Nếu vụ đòi bồi thường này của các nạn nhân lũ lụt miền Trung lại rơi vào im lặng, thì đó là một tội ác hẳn nhiên.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.