Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Thủy điện tích nước, Quảng Nam dọa làm lễ cầu mưa?
(17:11:48 PM 25/04/2014)Sáng ngày (25/4), tại Sở NN-PTNT Quảng Nam ở TP.Tam Kỳ, Quảng Nam đã diễn ra cuộc họp giữa Tổng cục Thủy lợi - Bộ NN-PTNT với Sở NN-PTNT Quảng Nam và Đà Nẵng, đại diện các nhà máy nước, công ty thủy lợi, nhà máy Thủy điện Sông Tranh 2, Thủy điện Đắk Mi 4, Thủy điện A Vương... để bàn giải pháp tìm nguồn nước tưới cho vụ Hè Thu sắp tới tại 2 địa phương này lẫn nguồn nước sinh hoạt.
Đà Nẵng dọa kiện:Thủy điện hứa nhiều rồi chỉ lo trục lợi!
Theo báo cáo của Sở NN-PTNT Quảng Nam, toàn tỉnh hiện có 73 hồ chứa nước phục vụ cho khoảng 21.450ha/vụ. Tuy nhiên, từ tháng 12/2013 đến nay, lượng mưa phổ biến trên toàn tỉnh thấp hơn so với mọi năm nên mực nước các hồ chứa xuống thấp.
Theo tính toán, các hồ chứa này sẽ chỉ phục vụ nước tưới cho vụ Đông Xuân, dự báo sẽ thiếu nước trầm trọng trong vụ Hè Thu nếu không có mưa tiểu mãn. Bên cạnh đó, dòng chảy trên các sông đều ở mức thấp, hiện tượng bồi lấp và nhiễm mặn xâm nhập khá sâu vào nội địa tại các sông Vu Gia, Thu Bồn, Vĩnh Điện, Thanh Quýt và Bàn Thạch đã một phần gây ảnh hưởng đến nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt khu vực hạ du…
Cuộc họp tìm giải pháp nguồn nước tưới cho mùa màng của nông dân Quảng Nam và Đà Nẵng.
Tại cuộc họp, ông Lê Duy Vọng, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy lợi TP.Đà Nẵng cho biết, kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu năm nay của Đà Nẵng khoảng 4.000 ha, trong đó lúa là 2.523 ha, rau màu 174 ha...
Thời vụ mà nông dân đưa nước vào ruộng xuống ải dự kiến là ngày 15/5, nhưng phải đưa nước vào ruộng trước đó 10 ngày để làm đất. Tuy nhiên hơn 300 hồ chứa nhỏ đang gặp khó khăn về nguồn nước. Ngoài ra, nhu cầu nước sinh hoạt hiện nay của nhân dân cần 200.000 m3 ngày đêm cũng đang gặp khó khăn. Vì vậy đề nghị thủy điện phải điều tiết ở mức 25m3/s mới đảm bảo được lượng nước tưới cho nông nghiệp và sinh hoạt của người dân, trong khi các sông đang bị nhiễm mặn.
Ông Trần Đình Quỳnh, Giám đốc Sở NN-PTNT TP.Đà Nẵng cho biết với tình hình thời tiết nắng nóng như hiện nay, Đà Nẵng đã làm hết cách để vận động tiết kiệm nguồn nước, kể cả tranh thủy các nguồn hồ đập, nhưng các hồ đập nhỏ của Đà Nẵng đã hết nước, cạn hết. Vì vậy để bảo đảm sự sống ở hạ du không còn cách nào khác là các Bộ ngành Trung ương, đặc biệt thủy điện trên thượng nguồn phải chung tay cùng tìm cách tháo gỡ bằng mọi cách. Chính xác là thủy điện phải điều tiết xả nước, nếu mực nước dưới cửa tràn cũng phải mở cống xả đáy cho xả nước cứu vùng hạ du.
Đại diện chính quyền Quảng Nam, ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Nam nói: Chưa bao giờ các hồ chứa của Quảng Nam đang khó khăn nguồn nước như hiện nay. Nếu giải quyết được nguồn nước cho Đà Nẵng và Quảng Nam, vậy tôi đề nghị các nhà máy thủy điện từ nay đến ngày 10/5 không được phát điện hoặc phát rất ít để dành nước lại phát vào từ ngày 10/5 trở đi vì thời điểm này nông dân vào vụ gieo xạ. Vậy thủy điện lo giùm cho sản xuất trước đã.
Ông Nguyễn Thanh Quang, Giám đốc Sở NN-PTNT Quảng Nam nói có khi cần phải dùng đến tâm linh để cầu mưa?
Ông Quang chua chát nói: "15.000 ha lúa và 10.000 ha hoa màu vụ Hè Thu sắp tới của nông dân dọc sông Vu Gia - Thu Bồn đang trông cậy vào nguồn nước xả của thủy điện. Chứ mấy thủy điện tích nước không xả kiểu này trước sau gì các dòng sông sẽ như "kiến bò qua sông" (trơ đáy sông - PV). Đề nghị thủy điện nên làm nông nghiệp, nên quan tâm đến lịch trình của nông nghiệp. Tôi xin gửi gắm 15.000 ha lúa và 10.000 ha hoa màu của nông dân vào các thủy điện. Còn nước uống cho người dân kể cả nước uống cho trâu, bò ở phía cánh Bắc Quảng Nam cũng hưởng xái vào nguồn nước của Đà Nẵng từ thủy điện xả xuống. Có khi tôi còn cầu nước cho đồng ruộng theo kiểu tâm linh nữa...".
Thủy điện phải xả nước cho nông dân
Khi được hỏi về việc xả nước phát điện, ông Ngô Xuân Khế, Trưởng phòng Kỹ thuận Thủy điện A Vương cho rằng: Từ khi Thủy điện A Vương đưa vào vận hành phát điện đến nay là 6 năm mà không thực hiện được mức quy định của Bộ Tài nguyên-Môi trường. Chỉ biết "liệu cơm gắp mắn" thôi, để tránh thiệt hại cho nông dân, A Vương sẽ xả nước phát điện đúng lịch đưa ra nhưng Thủy điện Sông Bung 5 và Sông Bung 6 phải xả chứ 2 thủy điện này không xả thì cũng không thể có nước cho hạ du. Vậy phải buộc Sông Bung 5 và Sông Bung 6 cũng phải xả. Ngoài ra cũng không nên ràng buộc A Vương về lưu lượng về xả!.
Để đáp ứng được lưu lượng nước cho hạ du, ông Nguyễn Thanh Quang đề nghị lịch xả nước của các nhà máy thủy điện như sau: Lịch xuống giống gieo xạ của nông dân Quảng Nam là ngày 20/5, nhưng từ này đến ngày 10/5 các nhà máy thủy điện phải giữ nước. Thống nhất giữa Quảng Nam và Đà Nẵng là ngày 10/5, nhưng để cho xuống Đà Nẵng trước. Trong đó, ngày 10/5, Thủy điện A Vương phải xả nước cho địa phương Đà Nẵng, riêng Quảng Nam là 2 Thủy điện Đắk Mi 4 và Thủy điện Sông Tranh 2 là ngày 15/5. Không điên gì đòi từng này hàng chục khối, mà xả cho hài hòa là thủy điện lấy được tiền, Quảng Nam có nước sản xuất nông nghiệp. Đề nghị là quản lý chặt chẽ, ai là người quyết định cho việc này. Cố gắng vừa xả vữa giữ.
Cuối cùng, ông Lê Mạnh Hùng, Tổng cục phó Tổng cục Thủy lợi chốt lại thời gian xả nước của các nhà máy thủy điện như sau: Thủy điện A Vương với lưu lượng 39m3/s; Thủy điện Đắk Mi 4 là 50m3/s; Thủy điện Sông Tranh 2 là 110m3/s. Tùy theo điều kiện thực tế ở địa phương để đảm bảo nước.
Nhưng ông Hùng cũng nhấn mạnh: Nếu như địa phương yêu cần nước là phải xả tiếp, rồi sau đấy xả theo lịch tăng cường để đổ ải. Trong đó Thủy điện A Vương xả từ ngày 10/5 - 31/5; Thủy điện Sông Tranh 2, Thủy điện Đắk Mi 4 là từ ngày 15/5 – 31/5. Về nước phải đảm bảo chỗ 2,8m ở thị trấn Ai Nghĩa, huyện Đại Lộc. Đảm bảo lưu lượng để vận hành.
Đây là quy định chung, bắt buộc nếu Tập đoàn Điện lực Việt Nam không thực hiện thì chúng tôi sẽ có văn bản gửi Chính phủ xem xét chỉ đạo tiếp.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.