Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Thực hư việc trộm các bộ phận tử thi bị sét đánh
(08:40:38 AM 29/06/2012)
Chôn, đổ bê tông trong vườn
Ông Nguyễn Văn Sơn 60 tuổi (Thuần Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa kể): "Tôi từng có người thân bị mất trong một trận mưa bão lớn. Đợt đó cháu tôi đang đi làm đồng về thì gặp mưa lớn, dông gió sấm chớp giật ầm ầm. Cháu tôi đang chạy vào bụi cây để trú thì bất ngờ bị tia sét đánh trúng người. Dù được người thân đưa đi cấp cứu ở bệnh viện tỉnh, nhưng do nguồn điện sét đánh quá mạnh, cháu đã bị tử vong sau đó".
Một nạn nhân bị sét đánh chết - ảnh minh hoạ
"Theo tục lệ ở chúng tôi từ hàng trăm năm nay, các cụ đã dặn rằng những người bị sét đánh chết không nên chôn cất ở nghĩa trang, phải chôn cất ở trong vườn nhà mình. Vì đã có trường hợp bị kẻ xấu đào mộ, lấy một số bộ phận của cơ thể. Người quê chúng tôi kiêng kỵ nhất là nhất người thân chết không được toàn thây", ông Sơn cho hay.
Không phải chỉ là đồn đại của mọi người nữa. Ông Sơn đã từng nghe kể về gia đình xã bên, có người bị chết do sét đánh, nhưng do gia đình chủ quan canh giữ mộ không cẩn thận mà người mất không được yên. Gia đình mới làm 3 ngày cho người xấu số, đến sáng hôm sau lên thăm mộ đã bị đào bới tung tóe. Kẻ xấu vào khu nghĩa trang đào xác lên và lấy một số bộ phận như xương bã chè, cánh tay, ức...
Chính vì thế, khi người thân của mình bị mất, ông Sơn cùng gia đình đã bàn tính kỹ càng việc chôn cất. "Gia đình đã phải nhờ người đào huyệt sâu hơn 2m, xây bê tông kiên cố trong vườn. Mặc dù vậy ít ngày sau vẫn thấy có những kẻ lạ mặt đi lởn vởn quanh nhà, cứ để ý đến ngôi mộ. Gia đình chúng tôi phải cắt cử người thân túc trực bên mộ suốt ngày đêm, qua 100 ngày mới cảm thấy yên tâm", ông Sơn cho biết.
Chúng tôi thắc mắc, tại sao người bị sét đánh chôn cất qua 100 ngày sẽ không sợ kẻ xấu săm soi, ông Sơn giải thích: "Từ xưa ông bà chúng tôi nói rằng, người nào bị sét đánh không phải là người bình thường. Người đó có thể bị ma nhập, khi gặp sấm sét đã bị đánh. Khi chết đi luồng điện đó vẫn còn trong người, họ có điều gì đó rất linh thiêng. Đó là điều bọn trộm muốn lấy. Nhưng khi qua 100 ngày, nguồn điện năng do sét đánh đó đã bị trung hòa dưới lòng đất. Vì thế, chỉ cần qua thời gian này, gia đình có thể yên tâm, không bị bất cứ kẻ xấu nào đến quấy phá mồ mả nữa".
Vào mùa mưa bão, người và vật nuôi là đối tượng dễ bị sét đánh.
"Bùa hộ mệnh" cho kẻ xấu?
Ông Sơn bức xúc bảo: "Đúng là bọn bất nhân, người ta đã gặp nạn chết chôn xuống đất rồi mà còn hành hạ, không cho họ nằm yên ổn. Chúng tôi cũng không biết là bọn trộm cắp lấy xương đầu gối, bàn tay của người bị sét đánh để làm gì. Mà chỉ nghe đồn rằng xương ở các bộ phận ấy, có một sức mạnh, quyền uy. Bọn trộm cắp mà đào được không khác gì bắt được vàng. Khi đi trộm cắp, chơi cờ bạc sẽ gặp được nhiều may mắn".
Chính vì thế, từ xa xưa hễ ai trong làng đi làm đồng không may bị sét đánh chết, đều được chôn cất cẩn thận trong vườn nhà, vừa thuận lợi cho việc chăm sóc thờ cúng cho người chết. Vừa bảo vệ cho ngôi mộ khỏi sự dòm ngó của kẻ xấu.
Theo những lời đồn đại thì những kẻ chuyên đi ăn trộm có được những bộ phận đó sẽ đi xuyên được qua bóng tối mà không cần rọi đèn pin, mang theo bàn tay của người bị sét đánh đi ăn trộm chủ nhà sẽ không phát hiện được. Xương ức của người bị sét đánh có thể là bùa hộ mệnh cho những kẻ trộm cắp, khi đeo vào cổ có thể tránh tà mà, đi đêm khuya sẽ tránh được gió độc.
Ông Sơn được nghe kể rằng có tên trộm, nhờ ăn cắp được bàn tay của người bị sét đánh đã mang về bỏ vào chiếc đĩa, khi xoay bàn tay đó quay về hướng nào thì hắn sẽ đi về hướng đó ăn trộm. Nhờ thế mà hắn đã nhiều lần thực hiện trót lọt các phi vụ trộm cướp. Tuy vậy, không lâu sau hắn cũng đã bị sa lưới pháp luật. Không biết thực hư câu chuyện này thế nào, nhưng đây cũng là câu chuyện mà người dân nơi đây thường bàn tán xôn xao.
Xương đầu gối làm thuốc chữa bệnh?
Ông Cẩm Bá Tuấn 55 tuổi (Xuân Lẹ, Thường Xuân, Thanh Hóa) cho biết: Vùng núi chúng tôi có thời được mệnh danh là vùng "trời đánh". Hầu như đợt mưa bão nào cũng có thiệt hại về người và của. Trâu bò nhà cửa bị tàn phá. Vì thế, cứ mưa dông dù đang làm gì cũng phải nhanh tay thu dọn đồ đạc để vào nơi trú ẩn an toàn".
Ông Cầm Bá Tuấn: Xương đầu gối được đồn chữa được bệnh.
Khi có người bị sét đánh, người ta cho rằng người đó bị ma ám, bị trời chu đất diệt vì có sự huyền bí linh thiêng trong người. Tôi từng nghe đồn về việc bọn chúng lấy xương đầu gối của người bị sét đánh về để xát vào vết thương. Những kẻ xấu tin rằng chỉ cần đặt xương đầu gối của người bị sét đánh chết vào người bệnh thì mọi bệnh tật sẽ khỏi".
Ông Nguyễn Văn Nhâm (57 tuổi ở Cẩm Tú, Cẩm Thủy, Thanh Hóa) bảo: "Trước đây tôi cũng đã từng nghe những chuyện về trộm cắp tử thi của người bị sét đánh. Vì thế, gia đình nào quê tôi có người bị sét đánh chết cũng phải chôn cất ở vườn hoặc đổ bê tông một cách chắc chắn. Có người còn cho rằng xương đầu gối còn chữa được cả bệnh nan y như HIV, ung thư. Thực tế thì chúng tôi chỉ biết rằng có việc bọn trộm cắp rình mò người bị sét đánh để lấy một phần cơ thể. Nhưng việc lấy những bộ phận nào, để làm gì thì chúng tôi cũng chưa được biết. Vì những kẻ trộm cắp này chưa thực hiện được ý đồ xấu xa thì đã bị bắt".
Theo TS.BS Trần Tuấn (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng)
Hiện tượng sét đánh giống như khi chúng ta bị điện giật, xương và các bộ phận trong cơ thể sẽ bị rút khô, thậm chí cháy thành than. Tử thi người bị sét đánh chết có thể chữa được bệnh chỉ là lời đồn thổi. Chưa có bất cứ bằng chứng khoa học nào về việc này. Người ta mê tín và tin vào cái đó nên biết là bất nhân mà vẫn đào cả mồ mả người chết. Giống như người ta bảo uống nước thánh chữa khỏi bệnh, làm gì có bằng chứng khoa học. Chúng ta không nên tin vào những điều đó
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.