Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Thú chết ở Vinpearl Safari: Những con số bất thường
(09:55:04 AM 22/02/2016)>>135 khỉ trốn thoát, 100 thú chết ở Vinpearl Safari Phú Quốc
Vượn cáo đuôi khoang được nhốt trong chuồng ở Vinpearl Safari Phú Quốc. Ảnh: Việt Tường.
"Hơn 100 cá thể chết là của một loài hay mấy loài?” một chuyên gia từng làm việc ở Vinpearl Safari Phú Quốc nói.
“Nếu đó là 100 cá thể từ 100 loài tức là khoảng 1 cá thể/loài thì có thể nói là không đáng kể và rủi ro hoàn toàn có thể xảy ra,” chuyên gia này nói. “Nhưng nếu là 100 cá thể từ một hai loài, hay là một loài đặc biệt nào đó thì vấn đề khác rồi.”
“Ví dụ như trong 100 cá thể đó mà chết hai con voi chẳng hạn thì cực kỳ nguy hiểm”, chuyên gia đánh giá.
Phóng viên đã gửi câu hỏi này cho đại diện phía Vingroup về chi tiết số loài và các con thú bị chết nhưng đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời.
Khỉ 150 gram?
Các chuyên gia cũng đặt dấu hỏi về con số Vingroup đưa ra. Đặc biệt là trọng lượng của loài khỉ con bản địa mà Vingroup nói là có 150-200 gram/con.
“Làm gì có loài khỉ nào mà 150-200 gram/con,” chuyên gia từng làm với Vinpearl Safari nói.
Khỉ mới đẻ ra ít nhất cũng đã gấp đôi hoặc hơn trọng lượng đó. Khỉ con nó bám mẹ chứ cũng không bao giờ bỏ đi, một chuyên gia khác nói.
Các chuyên gia cũng cho rằng thông tin khỉ thoát đi ban ngày mà tối mò về ăn là “hoàn toàn không có khả năng xảy ra".
Nếu quy trình đúng, thú không chết nhiều
Đại diện Quỹ Cứu hộ động vật quốc tế (IARF), tiến sĩ Jose C. Depre, nói, “bất cứ khi nào một sở thú hay Safari mới mở đều có vấn đề. Dịch bệnh, dịch virus có thể xảy ra”.
Tiến sĩ Depre dù vậy nói nếu có các quy trình đúng với các chuyên gia thú y và động vật có kỹ năng và tuân thủ các quy trình thì tình trạng thú chết sẽ không thể xảy ra.
Đại diện IARF chỉ ra các vấn đề từ các bức ảnh chụp Safari ở Phú Quốc: “Chỉ cần nhìn trên hiện trường tôi thấy vườn thú này không đảm bảo. Ví dụ khu vực mà tê giác sống, chúng ở khu vực có quá ít bãi cỏ để ăn. Và các hàng rào của chúng giống như thảm hoạ đang chờ sẵn. Các hàng rào gai sẽ không ngăn được tê giác lao vào tấn công các xe chở du khách hay bất cứ du khách nào đi bộ ở dưới.”
Số của Vingroup đưa ra “rất vấn đề”
Peter Dickison, người có 47 năm trong ngành quản lý sở thú và động vật. Ảnh: LinkedIn nhân vật.
Ông Peter Dickison, chuyên gia về sở thú và là người viết blog cáo buộc Vinpearl Safari Phú Quốc có 1.000 chim và 700 thú chết trong vài tháng, trong trao đổiđã không phản bác lại con số thú chết thấp hơn mà Vingroup đưa ra.
Nhưng ông Dickison, người có 47 năm trong ngành quản lý sở thú và động vật, cho rằng “bản thân con số họ đưa ra là rất vấn đề rồi.”
Về thông tin ông Dickison từng đàm phán với Vingroup về làm việc ở Vinpearl Safari, ông giải thích được tiếp cận qua hai đại diện săn đầu người. Ông nói “tôi không theo đuổi vụ đó vì không có nhu cầu kiếm việc lúc này”.
Ông Dickison cho biết những gì ông viết chủ yếu lo ngại về tình trạng nuôi sống của các loài thú ở Vinpearl Safari vào lúc này.
Một cựu chuyên gia từng làm ở Vinpearl Safari thì đặt dấu hỏi đối với con số mà ông Dickison đưa ra.
“Con số ước đoán như vậy là rất lớn” chuyên gia này nói. Theo ông thì con số thật “không tệ đến như thế” và cho rằng “có những người không thiện chí” khi đưa ra con số như vậy.
Theo chuyên gia này thì việc nuôi rất nhiều thú như ở Vinpearl Safari thì “rủi ro đương nhiên có và chuyện thú vật bị bệnh, chết là rất bình thường.”
Tuy vậy, việc mới chỉ đưa vào hoạt động chừng 2 tháng mà số thú vật chết hơn 100 cá thể (3,3% tổng số cá thể) và thất thoát 135 con khỉ là điều đáng lưu ý với các chuyên gia.
100 thú, chim chết do vận chuyển và chưa thích nghi
Trước đó ngày 21-2, Vingroup đã gửi thông cáo cho báo chí trong đó nói 100 cá thể thú, chim của họ đã chết do vận chuyển và chưa thích nghi với môi trường. 135 con khỉ được báo là trốn thoát khỏi chuồng
Ngày 24/12/2015, Vinpearl Safari Phú Quốc được khai trương hoành tráng với dàn nhạc vũ công đưa sang từ Nam Phi. Safari được xây dựng trên 500 hecta ở đảo Phú Quốc với tham vọng trở thành safari lớn nhất Đông Nam Á.
Vingroup nỗ lực trong việc xây dựng này khi thuê tới 10 chuyến chuyên cơ trong đó có các máy bay Boeing 747 và Boeing 777 cỡ lớn để đưa các loài thú lớn từ khắp thế giới về đây.
Thông cáo từ Vinpearl khi đó nói các loài thú khi về tới Việt Nam đều được chuyên gia từ Úc, Ấn Độ... chăm sóc trong khu cách ly hoặc bệnh viện thú y, nhằm thích nghi với khí hậu, thổ nhưỡng Phú Quốc, trước khi gia nhập quần thể động vật hoang dã ở safari.
Vingroup nói safari của họ có hơn 3.000 cá thể thuộc 150 loài động vật, trong đó, có nhiều động vật quý hiếm như linh dương sừng xoắn, linh dương Arab, hổ Bengal, sư tử châu Phi, vượn cáo trắng đen, bộ sưu tập gần 60 con hươu cao cổ, hơn 100 con ngựa vằn, gần 100 con tê giác và gần 200 cá thể hồng hạc, Vinpeal Safari sở hữu bộ sưu tập động vật lớn chưa từng có tại Việt Nam cả về số lượng chủng loài và cá thể.
Về mặt lý thuyết thì không nên có con thú nào chết, kể cả trong 1-2 tháng đầu.-Tiến sĩ Depre, đại diện IARF
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.