Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Thị xã Bỉm Sơn – Phát triển với chiến lược lấp sông?
(06:52:12 AM 01/04/2014)Âu lo với lũ…
Khoảng năm 2009, TX Bỉm Sơn đã tiến hành cho san lấp, kè bờ, bắc cầu vĩnh cữu để xây dựng khu đô thị lấn ra quá nửa sông Tam Điệp (bên thuộc phường Ba Đình, gần Trung tâm hành chính Thị xã). Sau đó, đường xá được xây dựng, đất được phân lô bán nền với giá cao gấp 2,3 lần khu vực lân cận còn đường đất, đường bê tông dân làm.
Đứng từ phía phường Phú Sơn, khu dân cư lấn sông có rất nhiều nhà cao tầng, đường xá được đầu tư. Chỉ cách nhau một con sông, một cây cầu, nhưng phường Phú Sơn như… một thế giới khác, đường xá lầy lội như mặt ruộng…
.Chưa vội bàn về mỹ quan hay sự cần thiết, người viết nghĩ ngay đến những cơn lũ vốn ám ảnh người dân phường Ba Đình, Phú Sơn, Quang Trung…
.
Thị xã Bỉm Sơn có hệ thống sông suối ngắn, nhỏ, nguồn nước mặt nghèo nàn, nhưng rất thất thường: mùa mưa ngập úng, mùa khô thiếu nước (Theo bimson.gov.vn). Địa phương này có các suối là suối Sòng, suối Chín Giếng, suối Cổ Đam, suối Khe Gỗ, suối Ba Voi, suối Khe Cạn đổ ra sông Hoạt (huyện Nga Sơn) qua kênh (sông) Tam Điệp. Lượng nước theo mùa chênh lệch tới mức: Mùa lũ là 1.685.000 m3/ngày đêm, mùa kiệt là 9.513m3/ngày đêm.
Liệu rằng hiện tượng trái đất nóng lên, sông Tam Điệp có lại “nổi sóng” như xưa, cuốn phăng cả khu dân cư thứ 2 lấn sông đang lác đác nhà cửa xây dựng ?!?
.
Chính vì chênh lệch như vậy, trong mỗi người dân các phường Ba Đình, Phú Sơn, xã Quang Trung, Hà Lan đều không ai quên những đợt lũ lịch sử năm 1985, đê Tam Điệp vỡ, khiến cả một vùng dân cư xã Quang Trung (cũ) chìm trong biển nước. Những năm sau này, thập niên 90, năm nào lũ cũng lên cao gần tràn mặt đê, người già, trẻ nhỏ hè nhau ra cứu lũ, nhà máy xi măng Bỉm Sơn phải cung cấp các bao vải lớn chắn cát hộ đê.
.
Vài năm trở lại đây, mực nước sông Tam Điệp không cao, kể cả mùa lũ. Nguyên nhân được cho là do thay đổi khí hậu, các dòng suối kiệt nước, thay đổi dòng chảy… Tuy nhiên cũng với sự thay đổi khí hậu, tình trạng trái đất nóng lên, ai dám chắc các dòng suối sẽ mãi kiệt nước? Rất có khả năng lũ lại quét sạch một nửa xã Quang Trung, Hà Lan ?! Chiến lược “tiến ra sông” của TX Bỉm Sơn có phải là sự đô thị hóa bền vững khi thu hẹp các lòng sông, tiến ra sông, điều mà nhiều đô thị đang tránh, ngay cả khu Nam Sài Gòn thuộc TP. HCM đang “rối tung” vì ngập, bị các nhà khoa học đánh giá là “sai lầm” khi lấn về phía cửa sông Sài Gòn (?)
Khi chúng tôi mang những thắc mắc này đi hỏi người dân, mới được biết hiện TX Bỉm Sơn đã san lấp xong một khu dân cư mới cách khu cũ khoảng 400m, cũng lấn tới nửa sông, đã có một số nhà được xây dựng. “Chúng tôi sống ở bên này đê, nhìn khu mới lấn sông mà lo lũ lụt lắm” – một bác cựu chiến binh ở xã Quang Trung than thở.
Chuyển mình bền vững
Nhiều người cho rằng, việc lấn sông là khá “vội vàng” của TX Bỉm Sơn, nhất là tại phường mới Phú Sơn, việc quy hoạch, chỉnh trang đô thị cần làm trước để tránh tình trạng sau này mở rộng đường, tiền đền bù tốn hơn làm đường. Thêm nữa, khu vực cặp đê Tam Điệp thuộc phường Phú Sơn, nhiều diện tích đất trồng lúa năng suất thấp, đồng sâu, lún, rất khó khăn canh tác, hoàn toàn có thể chuyển đổi mục đích sử dụng xây dựng khu đô thị nếu cần.
Đứng trên cầu Tam Điệp bắc qua sông Tam Điệp, phía bên phường Phú Sơn đường đất nhớp nháp, nhà cửa thưa thớt, bởi mấy chục năm qua không hề được đầu tư.
.
Sự “nóng vội” của TX Bỉm Sơn còn thể hiện ở việc lên kế hoạch xây mới chợ Bỉm Sơn.
.
Kế hoạch này hiện bị các tiểu thương buôn bán lâu năm trong chợ phản đối bởi họ đánh giá: Chưa cần thiết; Tiểu thương phải bỏ hàng chục, hàng trăm triệu mua sạp, nay không thể mất không; Sự xáo trộn rất lớn ảnh hưởng tới hàng ngàn tiểu thương…
Mâu thuẫn giữa tiểu thương và chính quyền căng thẳng nên dự án đang tạm dừng. Tuy nhiên sau nhiều năm không được tu sửa, cải tạo, đường vào cổng chính chợ nhớp nháp, đường vào cổng phụ và trong chợ lầy lội như ngoài ruộng, gây khó khăn cho việc kinh doanh, mua bán…
Cổng vào chợ Bỉm Sơn nhếch nhác vì nhiều năm không được duy tu. Nhất là ở cổng phụ hướng xuống phường Phú Sơn, người đi chợ phải xắn quần lên cao như… đi cấy..
Theo một nguồn tin không chính thức, các phường, xã, tổ dân phố tại TX Bỉm Sơn đã và đang tiến hành mời các hộ dân đang kinh doanh trong chợ dự các buổi họp để nghe trình bày kế hoạch, ký “Đồng ý” việc xây chợ mới. Một tiểu thương 70 tuổi bán lặt vặt trong chợ cho chúng tôi biết, vì không ký đồng ý, bà đã suýt bị chồng đánh vì “làm xấu mặt” ông khi ông đi sinh hoạt tổ dân phố (?)
.
Sau khi trò chuyện với người viết, bà có đọc câu ca dao: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu/ Khó vạn lần dân liệu cũng xong” bằng cái giọng chân chất xứ Thanh, khiến chúng tôi nghẹn lòng…
Lại nhớ câu chuyện của tỉnh Bình Dương. Từ thời nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết còn đứng đầu, những năm 2000, TX Thủ Dầu Một đã có cơ sở hạ tầng hoàn thiện, phố phường quy hoạch nghiêm chỉnh, các doanh nghiệp tập trung đông đúc, thu nhập người dân rất cao… Ấy vậy mà Thị xã “quyết không lên Thành phố”… Sau hàng chục năm không “đổi tên”, TX Thủ Dầu Một đã lên TP vào năm 2012, xứng đáng hơn bất kỳ TP nào ở đất nước Việt Nam.
Bài học này đã được chia sẻ ở nhiều diễn đàn về quản lý, kinh tế, giáo dục, nói về sự “chậm mà chắc”, “phát triển bền vững”… Một trong những tấm gương đi trước phải chịu đòn là TP.HCM ngập lụt triền miền vì lấp dòng chảy và không lối thoát nước. Bỉm Sơn và những thị xã muốn đô thị hóa nhanh thần tốc trong cả nước chưa bị môi trường “trả đòn” nên chưa sợ chăng?!
TX Bỉm Sơn còn nhiều việc phải ngẫm, phải làm, nhất là câu chuyện bền vững về đô thị hóa, giữ và thu hút nhân lực, đảm bảo an ninh trật tự (khá nhức nhối mấy năm gần đây, làm ngành công an thị xã “mất điểm” trầm trọng).
Chuyển mình theo tiêu chí “bền vững”, chắc chắn rằng dù có “lên” TP hay không, Bỉm Sơn sẽ càng vững chãi vai trò động lực của xứ Thanh, khu vực Bắc Trung Bộ. Đây mới là điều nhân dân Bỉm Sơn nói riêng, cả nước nói chung quan tâm, chờ mong!
Tiếp tục mở rộng:
Theo quy hoạch xây dựng Thị xã đến năm 2020, mục tiêu của Bỉm Sơn là mở rộng diện tích, “xin” một phần các xã thuộc huyện Hà Trung (Hà Long, Hà Giang, Hà Bắc, Hà Vân, Hà Dương, Hà Thanh, Hà Vinh). Vào năm 2020, Bỉm Sơn phấn đấu có được 200.000 dân, tức là gấp đôi nỗ lực 100.000 dân năm 2015, chỉ trong 5 năm.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.