Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Thanh Hoá: Dân tố cán bộ xã "kéo quân" phá mạ của dân
(09:29:03 AM 05/07/2014)Bị phá chỉ vì cấy khác giống lúa?
Khoảng một tuần gần đây, nhiều người dân tại các xã Dỹ Thắng, Dỹ Tiến, Đồng Ngư, thuộc xã Thành An, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa, tỏ ra hết sức bức xúc vì họ cho rằng, rất nhiều cán bộ xã đã tổ chức ra đồng phá mạ của họ.
Theo một người dân địa phương, cách đây 3 năm, xã Thành An đã có chủ trương triển khai chương trình “Cánh đồng mẫu lớn”. Với chủ trương này, bà con trong xã phải trồng chung một loại giống lúa, đó là BC15.
Trong năm đầu tiên thực hiện, các hộ trồng lúa BC15 cho năng suất khá tốt. Tuy nhiên, đến năm thứ 2 thực hiện, cụ thể là vụ chiêm xuân vừa qua, xã không mua giống lúa BC15 về cấp cho bà con gieo cấy mà là một giống lúa khác.
Anh Bùi Văn Kế (thôn Dĩ Thắng) xót xa khi ruộng cày bừa đã xong nhưng lại bị phá hết.
Đến cuối vụ, thấy năng suất loại lúa này không cao nên một số bà con muốn tự mua giống riêng để trồng. Cuối tháng 6 vừa qua, khi bà con nông dân xã Thành An gieo mạ, chuẩn bị cấy vụ mới thì xảy ra sự việc: nhiều ruộng mạ không phải là giống BC15 đã bị phá nát.
Trong đơn khiếu nại gửi báo chí và các cơ quan chức năng, ông Nguyễn Văn Sơn, thôn Dỹ Thắng cho biết: “Vào sáng 28/6/2014, toàn thể bà con trong xã nói chung và gia đình tôi nói riêng đã hết sức bức xúc với việc làm của lãnh đạo, cán bộ UBND xã Thành An. Họ đã phá hoại tài sản trên đất 2 lúa của một số bà con nhân dân”.
Theo ông Sơn trình bày trong đơn thì UBND xã Thành An có chủ trương yêu cầu bà con trong xã trồng đồng nhất lúa BC15. Tuy nhiên, ông Sơn cho rằng xã đã chỉ đạo muộn. Trước đó, khi ông Sơn và bà con trong xã thu hoạch vụ chiêm xuân thì cũng không nhận được thông báo của xã về việc sẽ trồng loại lúa gì ở vụ kế tiếp.
Chính vì vậy, khi đến hạn gieo trồng, gia đình ông Sơn đã mua cả hai giống lúa là BC15 và Q5 về để gieo cấy.
Đến ngày 27/6, ông Sơn và hơn 40 hộ gia đình khác nhận được giấy mời của Phó Chủ tịch UBND xã mời tới hội trường thôn Dỹ Thắng để họp. Tại đây, chính quyền xã yêu cầu bà con ký cam kết là sẽ trồng loại lúa BC15 nói trên. Tuy nhiên, khi bà con đặt câu hỏi rằng, nếu cấy giống BC15 mà bị thất thu thì xã có bồi thường hay không thì không nhận được câu trả lời thoả đáng.
Thửa mạ giống Q5 được gia đình ông Bùi Văn Trí gieo để cấy những thửa ruộng cao cũng bị giẫm nát.
Ngay ngày hôm sau, hàng loạt ruộng mạ đã bị tàn phá. “Sau thời gian gieo mạ khoảng 10 ngày, đến sáng ngày 28/6, các cán bộ xã Thành An và thôn đã tổ chức đi giẫm mạ của tôi và nhiều gia đình khác. Kết quả, đã làm hư hỏng hoàn toàn 2kg mạ giống Q5 của gia đình tôi,” ông Sơn khẳng định.
Trên cơ sở đó, ông Sơn đề nghị báo chí, các cơ quan có thẩm quyền vào cuộc giải quyết, đem lại công bằng và lợi ích cho nhân dân.
Khi tìm về xã Thành Anh để tìm hiểu sự tình, phóng viên nhận thấy tại cánh đồng thôn Dỹ Thắng có nhiều ruộng mạ của bà con đã bị phá nát với những vết cuốc xới, dấu chân người giẫm đạp.
Đứng bên ruộng mạ của gia đình đã bị phát nát, chị Lê Thị Săng, thôn Dỹ Thắng, vừa nói vừa khóc: “2 vụ trước chúng tôi cũng cấy mạ khác (ý nói không phải giống BC15 – PV). Bây chừ vụ thứ 3 thì chính quyền đi đạp mạ thế này thì chúng tôi lấy cái gì mà cấy.
Trong khi đó, ông Bùi Văn Kế (thôn Dỹ Thắng) cũng không khỏi bức xúc nói: “Khi chưa gieo mạ thì không thấy chỉ đạo, bây chừ cấy đến nơi rồi còn đi giẫm đạp mạ người ta. Cày bừa đã xong xuôi nhưng mạ thế này thì cấy làm răng được đây.”
“Nhà tôi vụ này có diện tích cấy là 6 sào. Tuy nhiên mặt bằng các ruộng không đồng nhất. Với 4 sào ruộng thấp tôi đã gieo giống mạ BC15 để cấy. Nhưng 2 sao còn lại do nền ruộng cao nên tôi chọ giống lúa Q5 chịu được khô hạn và đã đăng ký với xã.
Vậy mà chỉ mấy hôm sau thửa mạ Q5 của tôi đã bị đạp tung tóe. Mất mùa do thiên tai thì phải chịu, đằng này lại do người phá người, thế có đau lòng không chứ,” ông Bùi Văn Trí, người dân thôn Đồng Ngư cho hay.
Chính quyền xã phủ nhận
Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Văn Tỵ - chủ tịch UBND xã Thành An cho biết, chương trình “Cánh đồng mẫu lớn” đã được triển khai tại xã được 3 năm nay và người dân đã quen với chủ trương này.
Ngày 30/5/2014, chính quyền xã cũng đã họp và ra nghị quyết là sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện mô hình Cánh đồng mẫu lớn. Sau đó, xã đã có thông báo trên hệ thống loa phát thanh để người dân biết.
Những thửa mạ giống BC15 mới được 'an toàn'.
Tiếp đó, các thôn cũng đã tổ chức họp để người dân tự lựa chọn giống. Tại các cuộc họp này, dân đã thống nhất chọn BC15 để trồng đại trà. Theo ông Tỵ thì các hộ dân cũng đã ký bản cam kết là chỉ cấy lúa BC15.
“Theo kế hoạch thì từ ngày 15/6 - 25/6, bà con sẽ tiến hành ủ và gieo mạ. Từ ngày 23/6 - 25/6 anh em đi kiểm tra xem dân có gieo cấy giống lúa khác hay không. Cùng với việc rà soát danh sách cách hộ lấy lúa giống tại xã thì chúng tôi phát hiện một số hộ cố tình chống đối không gieo giống lúa BC15,” ông Tỵ nói.
Cũng theo Chủ tịch UBND xã Thành An thì sau khi đi kiểm tra, xã đã thông báo đối với các hộ trồng lúa không cùng chủng loại, đề nghị tiêu huỷ.
Ông Tỵ khẳng định rằng, vào sáng ngày 28/6, phía xã có thành lập đoàn công tác đi kiểm tra thực tế nhưng không có chuyện đoàn công tác phá mạ của dân.
Theo quan điểm của ông Tỵ, hiện các hộ dân nào đã lỡ gieo các giống lúa khác mà tự tiêu huỷ và báo cáo xã thì xã sẽ có giải pháp để đảm bảo có mạ giống BC15 cho bà con cấy.
Tuy nhiên, Chủ tịch UBND xã Thành An khẳng định sẽ vẫn xử phạt hành chính với số tiền 500.000 đồng đối với mỗi trường hợp “gieo sai giống lúa” vì họ đã có bản cam kết với xã trước đó.
Liên quan đến bản cam kết mà ông Bùi Văn Tỵ đề cập ở trên, chúng tôi nhận thấy có nhiều điểm chưa thực sự hợp lý. Đặc biệt, ở đây có dấu hiệu cho thấy UBND xã đã tự soạn ra bản cam kết này rồi đưa người dân ký. Nhiều hộ dân đã không đồng ý với nội dung và không ký vào văn bản này.
Liên quan đến việc mạ của dân bị phá vào sáng 28/6, một thành viên trong đoàn công tác của xã Thành An đi kiểm tra hôm đó đã chứng kiến sự việc và sẵn sàng kể lại với phóng viên. Thành viên này biết rõ đoàn công tác gồm những ai và việc mạ của dân bị phá như thế nào?
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.