Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Thản nhiên tiểu tiện, xả rác: Thay đổi hành vi bằng lời đề nghị tử tế
(11:16:08 AM 29/04/2015)>>Thản nhiên tiểu tiện, xả rác
Rác thải dày đặc rạch Xuyên Tâm (quận Bình Thạnh, TP HCM) Ảnh: ĐỨC THANH
Từ góc độ của một người nghiên cứu lịch sử văn hóa, tôi cho rằng ngoài ý thức của người dân quá kém, quản lý của chính quyền các cấp chưa tốt, nguyên nhân sâu xa hơn có tính chất dân tộc rất rõ nét.
Biểu hiện của tư duy phản kháng
Nhìn lại lịch sử của đất nước, dân tộc Việt Nam thường xuyên đứng trước các cuộc chiến tranh xâm lược. Để bảo tồn cái tôi cá nhân, bản ngã dân tộc, người Việt Nam luôn sống trong tâm thức phản kháng rất mạnh mẽ. Tâm thức phản kháng này ăn sâu, bám rễ và phát triển thành một kiểu phản ứng tâm lý có tính chất phản vệ với sự áp đặt mà biểu hiện phổ biến nhất là càng cấm càng làm cho bõ ghét.
Sự cấm đoán của các biển cấm không đơn thuần là một thông điệp gửi đến cộng đồng điều không được làm, điều xấu, trong suy nghĩ của nhiều người Việt Nam, đó là một dạng mệnh lệnh, một kiểu ra uy “đáng ghét” và họ muốn làm ngược lại để chứng tỏ không phục, bất tuân. Một kiểu tâm lý phản kháng tiêu cực điển hình. Mặt khác, xã hội Việt Nam truyền thống luôn định hình rất rõ ý thức “phép vua thua lệ làng”. Luật pháp chưa từng trở thành một hệ thống khuôn mẫu, có giá trị đủ sức răn đe và tác động mạnh mẽ vào việc điều chỉnh sự lệch lạc hành vi của cá nhân. Người Việt Nam quen sống theo tập quán và thói quen chung của cộng đồng. Cho nên, dù xấu hay tốt, dù nên hay không thì luật pháp không phải là nhân tố quyết định. Chỉ có lệ làng và thói quen chung của cộng đồng mới là thiết chế chính điều tiết hành vi của cá nhân nói riêng và cộng đồng nói chung. Đây chính là nguyên nhân cốt lõi dẫn đến tình trạng càng cấm càng làm của người Việt Nam.
“Xin vui lòng…”
Thật ra, dù có sự bền vững tương đối trong mỗi cộng đồng dân tộc, văn hóa không phải là những hằng số bất biến, khi bối cảnh văn hóa thay đổi thì các giá trị văn hóa cũng biến đổi theo. Điều cốt lõi là chúng ta phải làm gì cho sự biến đổi giá trị văn hóa đi đúng nhu cầu phát triển bền vững mà chúng ta hướng đến.
Cách đây hơn 50 năm, Singapore chắc chắn chưa thể có được nếp sống văn minh như bây giờ. Vậy họ đã làm gì? Họ dùng giáo dục để thay đổi nhận thức, dùng luật pháp nghiêm minh để điều chỉnh và thay đổi hành vi của người dân. Muốn không còn cảnh xả rác, tiểu bậy, hái hoa, bẻ cành, câu cá… vô phép, từ trong gia đình, chúng ta phải dạy con trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh nhà cửa, không gian sinh hoạt chung để từng bước hình thành cho trẻ thói quen biết bảo vệ cái tốt, cái đẹp; dạy trẻ ý thức biết tôn trọng tài sản chung và tài sản riêng... Chỉ khi trẻ được giáo dục điều tốt mới có thể có hành vi tốt khi trưởng thành.
Đối với cộng đồng, thay vì viết biển “Cấm xả rác”, chúng ta nên thay bằng “Xin vui lòng đừng xả rác vì sức khỏe của bạn và cộng đồng”, chẳng hạn. Người ta dễ mềm lòng và ngại ngần hơn trước một hành vi đi ngược lại với sự kỳ vọng và mong đợi của người khác, nhất là với một lời đề nghị tử tế và ngọt ngào. Sử dụng ngôn ngữ cầu khiến cứng rắn không phải là lựa chọn phù hợp với tâm lý của người Việt Nam.
Bên cạnh đó, cần có hệ thống quy phạm pháp luật chặt chẽ, nghiêm minh với cơ chế kiểm tra, giám sát hiệu quả, đủ sức răn đe, giáo dục làm thay đổi hành vi của người dân. Trong bối cảnh hiện nay, mọi sự đều nên đánh vào hầu bao là hiệu quả nhất.
Vi phạm tràn lan,ít người bị xử phạt
Theo luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn Luật sư TP HCM), tại điều 20 Nghị định 179/2013/NĐ-CP ngày 14-11-2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về bảo vệ môi trường thì hành vi vứt mẩu tàn thuốc, xả rác ở khu chung cư, thương mại, dịch vụ, nơi công cộng hoặc vào hệ thống thoát nước ở các đô thị... có mức xử phạt từ 50.000 đồng đến 400.000 đồng. Riêng hành vi câu cá ở những nơi không được phép câu, pháp luật chưa xem là hành vi vi phạm hành chính và chưa bị chế tài.
“Mức xử phạt quá nhẹ, không đủ sức răn đe nhưng từ khi nghị định này có hiệu lực thi hành đến nay, cũng chưa thấy thống kê có bao nhiêu trường hợp người vứt mẩu tàn thuốc hoặc xả rác nơi công cộng bị xử phạt. Đặc biệt, quy định mức phạt, thẩm quyền xử phạt nhưng lực lượng lập biên bản làm căn cứ để người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt thì không có. Điều này cho thấy sự khiếm khuyết ngay trong quy định pháp luật, lý giải vì sao pháp luật có quy định nhưng lại không thể thực thi được một cách đầy đủ trong thực tế” - luật sư Đức phân tích.
Còn theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, tại một số nước, mức phạt đối với các vi phạm về giữ gìn vệ sinh chung và bảo vệ môi trường rất nặng. Tại Singapore, người xả rác bừa bãi lần đầu tiên sẽ bị phạt tối đa 1.000 đô-la Singapore; nếu tái phạm, mức phạt tăng lên 2.000-5.000 đô-la và phải lao động công ích.
“Gần đây nhất, một người đàn ông Singapore phải nộp phạt hơn 15.000 USD vì nhiều lần ném tàn thuốc lá ra ngoài cửa sổ một tòa nhà cao tầng. Không như ở Việt Nam, dù quy định xử phạt đã được ban hành nhưng vi phạm tràn lan mà rất ít ai bị xử phạt” - luật sư Hậu nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.