Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Thái Nguyên: Chưa có “thuốc” trị vàng tặc
(12:05:59 PM 29/10/2011)“Bắt cóc bỏ đĩa”
Trung tuần tháng 10, trở lại cánh đồng Thác Kiệm ở xóm Xuyên Sơn, xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, chúng tôi chứng kiến cảnh nhộn nhịp khoét núi bới vàng như 9 tháng trước. Ở chuyến đi lần trước, chúng tôi có mặt tại khu khai thác vàng trái phép cùng sự có mặt của trưởng xóm Xuyên Sơn. Khi đó, các đối tượng khai thác trái phép lẳng lặng tắt máy, rút vào các hang hốc trên núi để tránh ống kính phóng viên.
Các đối tượng khai thác vàng trái phép tại Thác Kiệm, xã Thần Sa. Ảnh: V.Hải |
Lần này, thái độ “đón tiếp” của các bưởng vàng không còn “lành” như trước. Đứng từ trên núi, có thể dễ dàng phát hiện sự có mặt của người lạ đi vào cánh đồng Thác Kiệm phía dưới, nhưng các bưởng vàng vẫn tiếp tục điều hành “phu vàng” làm việc. Một người đàn ông dáng bặm trợn cầm xẻng chỉ về phía chúng tôi, giọng hằn học: Đi chỗ khác cho bọn tao làm”.
Gần 20 lán trại cùng máy nổ, máy phát điện, máy nghiền cùng vài chục con người thực hiện việc đào, nghiền, đãi vàng ngay giữa ban ngày. Việc khai thác vàng trái phép ở xóm Xuyên Sơn, xã Thần Sa không phải xảy ra lần đầu.
Còn nhớ, sau bài viết Báo Lao Động đăng vào cuối tháng 1.2011, UBND huyện Võ Nhai đã tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành truy quét, phá hủy lán trại, tịch thu phương tiện của các đối tượng khai thác vàng trái phép. Nhưng chỉ vài tháng sau các bưởng vàng lại kéo về, ban đầu lác đác vài lán trại, sau đó cả khu vực lại nhộn nhịp như một công trường thực sự.
Thậm chí, các đối tượng còn dựng cả nhà gỗ dưới chân núi làm nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt, có đường điện, chảo thu sóng TV. Theo tìm hiểu của chúng tôi, các bưởng vàng chủ yếu đến từ nơi khác, còn nhân công đào vàng ở các hang hốc trên núi chủ yếu là người dân địa phương. Ngoài cánh đồng Thác Kiệm, ở các khu vực như Tân Kim, Thượng Kim của xã Thần Sa cũng xuất hiện một số máy xúc lấy lý do làm đường, làm ruộng nhưng thực chất là được sử dụng vào việc khai thác vàng trái phép; gần chục lán trại của dân đào vàng cũng có mặt ở khu vực Hang Gió.
Ở một điểm nóng khác về khai thác vàng sa khoáng trái phép là xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, UBND xã cũng vừa tổ chức truy quét các đối tượng khai thác vàng trái phép, thu giữ một máy xúc. Nhưng đó chỉ là giải pháp mang tính đối phó sau khi có sự bức xúc của người dân. Ở thời điểm chúng tôi có mặt, một đoạn suối Hoan - cách trụ sở UBND xã chừng 500m - đã bị các đối tượng khai thác “nắn chỉnh” dòng chảy. Một chiếc tàu cuốc vẫn nằm chình ình ven suối với đầy đủ dụng cụ xúc, sàng tuyển. Trên bờ suối là một ao tự tạo để chứa phần đất cát được cho là có vàng sa khoáng chờ sàng lọc.
Thiếu giải pháp căn cơ
Ông Trần Văn Tập - Phó Bí thư thường trực Đảng ủy xã Thần Sa, huyện Võ Nhai - lý giải việc tái diễn nạn khai thác vàng trái phép: “Do địa hình đồi núi hiểm trở, giao thông khó khăn; người dân trong xã không còn khai thác được nguồn lợi từ rừng nên đã đi đào vàng trái phép”.
Lý do khó quản lý do địa hình khó khăn chưa được thuyết phục lắm. Bởi lẽ, như điểm khai thác trái phép ở cánh đồng Thác Kiệm, không khó để nhận thấy các lán trại của các đối tượng đào vàng. Nơi này chỉ cách nơi sinh sống của người dân xóm Xuyên Sơn có một quãng đồng và các PV cũng đã không ít lần mục kích tận nơi địa điểm này. Một thực tế nữa là cứ sau mỗi lần có PV xuất hiện phản ánh, lực lượng chức năng của huyện lại ra quân truy quét và đều đạt hiệu quả.
Gần đây nhất - ngày 25.10, lực lượng chức năng huyện Võ Nhai đã ra quân truy quét vàng tặc từ khu vực Hang Hút đến lũng Tu Lườn, cánh đồng Thác Kiệm, Hang Gió, phá hủy trên 20 lán trại, thu giữ 7 máy nổ, 1 máy phát điện, hơn 700m ống dẫn nước. Còn các đối tượng khai thác vàng trái phép chỉ bị phạt hành chính, không thấy nhắc đến trách nhiệm của cán bộ cấp cơ sở do để tái diễn tình trạng kể trên. Chưa có được giải pháp mang tính căn cơ, nên nạn khai thác vàng trái phép tại các điểm nóng vẫn chực chờ bùng phát.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.