Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Thái Bình góp nhiều ý kiến cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
(09:56:23 AM 15/03/2013)
Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, trong những năm qua đất đai luôn là vấn đề nhạy cảm - Ảnh minh họa
Theo ông Nguyễn Xuân Khánh - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Bình, các ý kiến tham gia đều cơ bản thống nhất với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) là Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai; đồng thời đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, mang tính thực tiễn cao, tập trung vào các nội dung như: Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; quyền, nghĩa vụ của tổ chức và người sử dụng đất. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng một số nội dung trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) còn dàn trải, chưa giải quyết triệt để những vấn đề còn vướng mắc, bất cập trong quản lý và sử dụng đất hiện nay.
Tại Điều 3 quy định thiếu một số khái niệm hiện nay đang mắc như các khái niệm về hiến đất, đất không phải giải phóng mặt bằng, hạn mức công nhận đất ở. Hiện ở Thái Bình đang trong quá trình xây dựng nông thôn mới, chính quyền tích cực vận động người dân hiến đất và rút ngắn các thủ tục hành chính đối với diện tích không phải giải phóng mặt bằng. Nhưng khái niệm cụ thể thế nào là hiến đất, thế nào là đất không phải giải phóng mặt bằng thì chưa được quy định nên cách hiểu và vận dụng chưa thống nhất... Các ý kiến đề nghị nên có khái niệm người sử dụng đất để thống nhất trong toàn văn bản luật, vì có chỗ thì gọi là người sử dụng đất, chỗ lại gọi là đối tượng.
Khoản 2 Điều 50 về căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong dự thảo quy định: Trường hợp giao đất, cho thuê đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng để sử dụng vào mục đích khác thì ngoài các căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều này còn phải có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. Nhiều ý kiến cho rằng, điều đó là cần thiết với các dự án quy mô lớn nhưng sẽ khó khả thi với quy mô nhỏ, lẻ. Nếu phải chờ văn bản chấp thuận của Chính phủ sẽ rất chậm. Việc này nên phân cấp cho chính quyền các địa phương thực hiện và chịu trách nhiệm trước các cơ quan cấp trên. Đối với đất bãi bồi ven sông, ven biển, nên để cấp xã quản lý sẽ sát sao hơn, để cấp huyện quản lý thì quá rộng. Với đất lấn chiếm, nên thu hồi lại và giao lại cho địa phương quản lý.
Về vấn đề thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, các ý kiến cho rằng qua gần 10 năm thi hành Luật Đất đai 2003, việc quy định thực hiện giải phóng mặt bằng thông qua phương thức thu hồi đất hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã dẫn đến nhiều bất cập và tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định. Tại Việt Nam không có sở hữu tư nhân về đất đai, do đó nên quy định khi thực hiện dự án tất cả các trường hợp đều được thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ. Chỉ có thực hiện cùng một chính sách thì mới đảm bảo ổn định tình hình và đảm bảo được nguyên tắc định giá đất mà dự thảo đang luật hóa "các thửa đất liền kề nhau...thì mức giá như nhau" và hạn chế các vấn đề tiêu cực, không công bằng do thỏa thuận. Các ý kiến đề nghị thể chế lại các Điều 69, 60, 61 theo hướng này và bỏ Điều 67.
Việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật, Dự thảo Luật mới quy định thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai, đề nghị bổ sung trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật khác (Luật Đầu tư, Luật Bảo vệ môi trường...). Tại Dự thảo Luật quy định khá cứng rắn khi xử lý tài sản trên đất thu hồi do vi phạm, song quy định này xa rời thực tế, khó có khả năng thực hiện. Vì vậy, các ý kiến đề nghị nên quy định chỉ không được thanh toán giá trị đã đầu tư vào đất và tài sản gắn liền với đất do vi phạm hoặc có sau vi phạm.
Về thẩm quyền thu hồi đất quy định như trong Dự thảo tại Điểm b Khoản 1 Điều 65 là rắc rối và không phù hợp với thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Các ý kiến đề nghị quy định thẩm quyền thu hồi đất đơn giản như Luật Đất đai 1993, đã được sửa đổi bổ sung năm 1998 và năm 2001 là: Cơ quan có thẩm quyền giao đất nào thì có thẩm quyền thu hồi đất đó, vừa thuận tiện, vừa đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Về giá đất bồi thường tại Khoản 1 Điều 74, nhiều ý kiến đề nghị cần quy định rõ về giá đất để tính bồi thường là giá đất xác định theo mục đích sử dụng đất được UBND cấp tỉnh quy định (trong bảng giá đất) hay giá đất được UBND tỉnh quyết định (xác định lại theo giá thị trường) tại thời điểm thu hồi. Nếu là giá đất được UBND cấp tỉnh quy định thì tương ứng với xây dựng Bảng giá đất theo phương án 1, nếu là giá đất được UBND cấp tỉnh quyết định thì tương ứng với việc xây dựng bảng giá đất theo phương án 2 như trong Điều 109.
Dự thảo Luật đất đai nên bổ sung nguyên tắc: Trước khi thu hồi đất, phải lập phương án tái định cư rõ ràng để tránh những vướng mắc trong thu hồi đất, giải phóng mặt bằng. Đồng thời, phải thành lập Trung tâm thẩm định giá đất độc lập, giải quyết vấn đề giá đất và phải chi trả kịp thời tiền bồi thường cho dân. Dự thảo cũng cần có quy định rõ hơn về tiền thuê đất, công khai việc bán đấu giá đất và việc bán đấu giá phải được cơ quan, tổ chức có năng lực, thẩm quyền chịu trách nhiệm...
Tỉnh Thái Bình tiếp tục lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) ở cả 3 cấp, sau đó tổng hợp gửi về Thường trực Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh trước ngày 20/3 để tổng hợp báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.