(Tin Môi Trường) - Bốn thành viên gồm: Bà Nguyễn Thị Bích Thủy (Giám đốc mua hàng, Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan); Bà Lâm Thị Thanh Huyền (Trưởng phòng kỹ thuật Công nghệ, Công ty TNHH MTV Công nghiệp Masan); ông Bùi Huy Nhích (Trưởng phòng kỹ thuật, Công ty cổ phần Masan Phú Quốc); Ông Vũ Quốc Tuấn (Tổng Giám đốc, Công ty TNHH MTV Công nghiệp Masan). Ngoài ra, trong Ban biên soạn Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia "sản phẩm Thủy sản - Nước mắm" có ông Trần Phương Bắc, là Luật sư trưởng, Giám đốc tuân thủ, Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan.
TS. Nguyễn Thị Hồng Minh
Theo TS. Nguyễn Thị Hồng Minh (nguyên Thứ trưởng Bộ Thuỷ sản, Chủ tịch Hiệp hội minh bạch thực phẩm), sau sự cố bị vu oan thạch tín (asen) trong nước mắm truyền thống, đại diện các doanh nghiệp, các hội nước mắm truyền thống tại các địa phương đã thống nhất có đơn xin thành lập
Ban vận động thành lập Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam.
Ngày 9.5.2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thành lập
Ban vận động thành lập Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam, với 17 thành viên.
Ngày 31.7.2017, Ban gửi hồ sơ xin phép thành lập Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam đến Bộ Nội vụ.
Sau khi không nhận được trả lời của Bộ Nội vụ, Ban tìm hiểu và được biết, ngày 15.8.2017, Bộ Y tế đã thành lập Ban Vận động thành lập Hiệp hội nước mắm Việt Nam. Trong thành phần ban này, có các doanh nghiệp thuộc tập đoàn
Masan và một số cựu công chức của Cục An toàn thực phẩm, không có thành viên nào là các nhà sản xuất nước mắm truyền thống.
Theo
Khoa học và Đời sống, danh sách
Ban vận động thành lập Hiệp hội nước mắm Việt Nam (ban hành trong quyết định 3144/QĐ/BYT ngày 7.7.2017 do Thứ trưởng Lê Quang Cường ký), gồm 17 thành viên tham gia.
Ủy viên, gồm: GS-TS-BS. Phan Thị Kim (Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm); PGS-TS-BS. Trần Đáng (Chủ tịch Hội Thực phẩm chức năng); BS Nguyễn Xuân Mai (Chuyên gia đánh giá chứng nhận, Công ty Vinasert).
Doanh nghiệp
Masan có 4 thành viên tham gia, bao gồm: Bà
Nguyễn Thị Bích Thủy (Giám đốc mua hàng, Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan); Bà
Lâm Thị Thanh Huyền (Trưởng phòng kỹ thuật Công nghệ, Công ty TNHH MTV Công nghiệp Masan); ông
Bùi Huy Nhích (Trưởng phòng kỹ thuật, Công ty cổ phần
Masan Phú Quốc); Ông
Vũ Quốc Tuấn (Tổng Giám đốc, Công ty TNHH MTV Công nghiệp Masan).
Trong đó, bà Nguyễn Thị Bích Thủy giữ chức vụ Trưởng ban vận động. Bà Lâm Thị Thanh Huyền giữ chức Phó trưởng ban vận động.
Qua kênh thông tin từ các bộ,
Ban vận động thành lập Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam được biết Bộ Nội vụ đã gửi hồ sơ của Ban Vận động thành lập Hiệp hội nước mắm Việt Nam (Bộ Y tế thành lập) để xin ý kiến các bộ ngành, mà không xử lý hồ sơ của
Ban vận động nước mắm truyền thống Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập.
“Chúng tôi tự hỏi không biết có điều gì uẩn khúc ở đây, bởi hồ sơ xin thành lập Ban Vận động thành lập Hiệp hội nước mắm Việt Nam gửi đến Bộ Nội vụ sớm nhất cũng phải sau 20.8.2017, tức là sau thời điểm
Ban vận động nước mắm truyền thống đã gửi hồ sơ đề nghị được thành lập Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam ngày 31.7.2017...
Từ đó đến tháng 4.2018,
Ban vận động nước mắm truyền thống đã hai lần gửi văn bản (tháng 9 và 11.2017) đến Bộ Nội vụ, đề nghị trả lời về việc cho phép thành lập Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam nhưng không nhận được văn bản trả lời”, bà Minh nói.
Tiếp theo,
Ban vận động nước mắm truyền thống nhận được công văn số 1714/ BNV- TCPCP của Bộ Nội vụ đề ngày 23.4.2018, trả lại hồ sơ với lý do cùng lúc nhận được hai hồ sơ xin thành lập Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam và Hiệp hội nước mắm Việt Nam. Văn bản này nêu: “trong cùng thời điểm đã có hai đề nghị thành lập hiệp hội với tên gọi gần giống nhau, trùng lặp về lĩnh vực hoạt động chính, có cùng phạm vi hoạt động cả nước. Do đó Bộ Nội vụ chưa có đủ cơ sở xem xét, giải quyết về đề nghị thành lập hai hiệp hội này theo quy định của pháp luật”.
Văn bản này cũng khẳng định đã có hướng dẫn hai
Ban vận động về “trao đổi, thảo luận, thống nhất đề xuất việc thành lập tổ chức xã hội – nghề nghiệp về nước mắm phù hợp với quy định của pháp luật để gửi Bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động chính của hiệp hội và Bộ Nội vụ... Đến nay đã hơn hai tháng, Bộ Nội vụ chưa nhận được ý kiến bằng văn bản về việc này. Vì vậy Bộ Nội vụ xin gửi trả hồ sơ về đề nghị thành lập Hiệp hội”.
Thực hiện ý kiến này,
Ban vận động nước mắm truyền thống đã mời
Ban vận động nước mắm Việt Nam họp vào ngày 10.5.2018 để trao đổi việc thành lập một Hiệp hội nước mắm, và đề nghị giữ tên Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc họp đã không mang lại kết quả. Đại diện của
Ban vận động Hiệp hội nước mắm Việt Nam không đồng ý tên chung là Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam.
Ngày 16.5.2018,
Ban vận động nước mắm truyền thống đã có văn bản hỏi ý kiến Bộ Tư pháp về thẩm quyền quyết định thành lập Hiệp hội ngành nghề nước mắm. Ngày 24.5.2018, Bộ Tư pháp trả lời (công văn số 1791/BTP-PLHSHC), khẳng định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập Ban Vận động thành lập Hiệp hội về ngành nghề nước mắm. Trước đó, tại văn bản 8906/BNN-TCCB ngày 23.10.2017 gửi Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã khẳng định thẩm quyền của Bộ trong việc quyết định thành lập
Ban vận động thành lập Hiệp hội nước mắm Việt Nam.
Ngày 14.5.2018
Ban vận động nước mắm truyền thống đã gửi tiếp báo cáo kết quả cuộc họp “hợp nhất” ngày 10.5.2018, và một lần nữa đề nghị Bộ Nội vụ cho phép thành lập Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam.
Tới ngày 28.5.2018,
Ban vận động nước mắm truyền thống tiếp tục gửi công văn đề nghị Bộ Nội vụ cho thành lập Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam. Tại văn bản trả lời số 3838/BNV-TCPCP ngày 13.8.2018, Bộ Nội vụ dẫn lại công văn 1714/BNV-TCPCP ngày 13.4.2018 về trả hồ sơ thành lập Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam.
“Như vậy, căn cứ văn bản trả lời của Bộ Tư pháp và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thì
Ban vận động Hiệp hội nước mắm truyền thống Việt Nam thành lập đúng quy định pháp luật. Và rất rõ ràng là việc công nhận
Ban vận động thành lập Hiệp hội nước mắm Việt Nam của Bộ Y tế là không đúng quy định của pháp luật.
Ban vận động nước mắm truyền thống cho rằng, nhận định của Bộ Nội vụ “có hai đề nghị thành lập hiệp hội với tên gọi gần giống nhau, trùng lặp về lĩnh vực hoạt động chính, có cùng phạm vi hoạt động cả nước” tại công văn 1714/BNV-TCPCP ngày 23.4.2018 là một sự nhầm lẫn đáng tiếc", bà Minh nói.
Trong một diễn biến khác, TS. Nguyễn Thị Hồng Minh cho biết, sau sự cố thạch tín (asen), căn cứ đề nghị của Câu lạc bộ nước mắm truyền thống (do VASEP thành lập), Thủ tướng đã chuyển việc soạn Quy chuẩn nước mắm từ Bộ Y tế sang Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ngày 23.2.2017, Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã thành lập Ban biên soạn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cho sản phẩm nước mắm. Theo quyết định này, thành phần của Ban không có đại diện
Masan và việc biên soạn đã đi được 2/3 chặng đường. Tới ngày 6.2.2018, Cục này ban hành Quyết định kiện toàn, bổ sung đại diện của
Masan vào thành phần Ban biên soạn.
Theo Khoa học và Đời Sống, tại Quyết định của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản về kiện toàn thành viên Ban biên soạn Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia "sản phẩm Thủy sản - Nước mắm" do Cục trưởng Nguyễn Như Tiệp ký, ban hành ngày 6.2.2018, thì thành phần Ban soạn thảo có ông Trần Phương Bắc, là Luật sư trưởng, Giám đốc tuân thủ, Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan.
“Ngay sau khi được bổ sung vào thành phần Ban Biên soạn, đại diện của
Masan đã kiên quyết đòi thay thế cụm từ “nước mắm truyền thống” bằng “nước mắm nguyên chất”, và giữ cụm từ “nước mắm” để chỉ nước mắm pha chế công nghiệp. Đây là nỗ lực đánh tráo khái niệm nhằm gây nhầm lẫn trên thị trường để lôi kéo người tiêu dùng”, bà Minh nhận định.