Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Tai nạn giao thông - Nỗi đau để lại
(08:10:00 AM 10/10/2012)
Hiện trường vụ ôtô tải bị mất thắng đâm liên hoàn vào bốn xe khiến ba người chết, sáu người bị thương xảy ra tại đèo Hà Lan (thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk) ngày 4-4. Đây cũng là điểm đen xảy ra nhiều tai nạn trên quốc lộ 14 - Ảnh: THÁI BÁ DŨNG |
Vừa đến vòng xoay Tam Hiệp, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai chúng tôi đã thấy một đám đông đứng vòng trong vòng ngoài. Một chiếc xe máy đổ, một chiếc mũ bảo hiểm lăn lóc, chiếc xe tải chở đầy thùng sắt đậu mé bên kia đường và một tấm chiếu lùm lùm... Một thanh niên 18 tuổi, vừa qua kỳ thi đại học, đã phải dừng lại cuộc đời. Giữa vòng người đông đúc, gương mặt thất thần của cô chị gái vẫn nổi rõ. Giữa xôn xao dòng người, ồn ào xe cộ, tiếng kêu thất thanh của người cha vừa đến nơi khi nghe hung tin vẫn không lẫn vào đâu được.
Tim thon thót
Sơ kết chín tháng đầu năm trên toàn quốc, tai nạn giao thông giảm ở mức độ đáng mừng: hơn 20% trên cả ba tiêu chí: số vụ, số người chết, thiệt hại tài sản, nhưng độ nghiêm trọng của tai nạn lại tăng lên. Có hơn 48 tỉnh thành được khen thưởng vì giảm tai nạn giao thông trên 10%, lại có sáu tỉnh thành bị phê bình vì tai nạn tăng. Đồng Nai là một trong những nơi có số tai nạn giao thông cao nhất, và trên địa bàn Đồng Nai, ngã ba Dầu Giây là một điểm đen nổi bật. |
Người cha rút điện thoại, thẫn thờ như cái máy: “Mang cháu về nhà, mang cháu về nhà”. Hai tuần sau tai nạn, gặp chúng tôi ở nhà, ông vẫn chưa thể nói tròn một câu chuyện. Nỗi đau sẽ còn dài mãi trong lòng cha mẹ, dài hơn cả tháng năm đã nuôi lớn những đứa con. Và với tai nạn giao thông thì không chỉ có cha mẹ, người thân mới thấy đau. Ông Quyết, một tài xế xe ôm ở vòng xoay Tam Hiệp, người đã chứng kiến từ đầu tới cuối vụ tai nạn, đã chạy bộ chặn đầu chiếc xe tải, nói như than: “Thảm quá, thảm quá” với bất kỳ ai trong đám đông. Hơn mười ngày sau, ông lại thảng thốt gọi điện cho chúng tôi: “Lại tai nạn chết người nữa cô ơi, cũng ngay vòng xoay đó. Thảm quá, cô ấy đang mang thai...”.
Sống bên cung đường đen thì luôn phập phồng, kể cả với những người đàn ông.
Ông Trình Văn Bay suốt mấy chục năm sống ở điểm đen trên quốc lộ 1 ở chân cầu Bình Điền (Bình Chánh, TP.HCM) chừng như đã quá quen với các vụ tai nạn. Ông có thể ngồi cả ngày để kể về những chiếc xe tải, xe container, xe ben, những hung thần mỗi ngày đi qua cửa nhà ông suốt từ sáng đến khuya, và cứ dăm bữa nửa tháng nó lại trở thành tử thần. “Ngồi trong nhà buôn bán nhưng tai tui cứ ngóng ra đường, hễ nghe rầm rầm, người la í ới là biết rồi. Tui chạy ra liền, chạy bằng xe máy dù chỉ vài chục, vài trăm mét thôi, là để chở họ đi cấp cứu mà...”.
Ông Bay có thể kể hàng chục, hàng trăm vụ tai nạn khác nhau mà ông đã tận mắt chứng kiến và cứ ám ảnh mãi. “Có lần đang đi mua đồ từ hướng đường Nguyễn Văn Linh về nhà thì gặp vụ tai nạn khiến hai vợ chồng trẻ chết tại chỗ. Đứa con nhỏ khoảng 4 tuổi may mắn thoát chết, hoảng loạn tới mức nhiều người thân trong gia đình đến mà cháu không hề nhận ra ai, chỉ kêu khóc bên xác ba mẹ, ai thấy cũng đau lòng... Rồi lại có tai nạn làm cụt nát đôi chân một cô bé mới mười mấy tuổi. Cô bé đang cùng bạn đạp xe đi dự sinh nhật, vừa băng qua đường ở ngã tư dưới chân cầu thì bất ngờ gặp tai họa, đôi chân bị xe tải nghiến nát”. Ông lắc đầu, chép miệng thở dài: “Không biết giờ mấy đứa nhỏ ra sao”. Rồi đến bản thân mình, cách đây mấy tháng, đang đứng trên vỉa hè trước nhà, một chiếc xe máy chạy ngược chiều bất ngờ chệch tay lái leo lên lề tông ông gãy chân.
Ông Bay bật cười kể ở Bệnh viện huyện Bình Chánh, ông quen từ bảo vệ tới giám đốc, bác sĩ, y tá, hộ lý đủ cả. “Không phải vì có bệnh nhiều mà vì tui thường xuyên chở người bị nạn đi cấp cứu. Lại cả công an nữa, có tai nạn là tui cùng bảo vệ hiện trường, dẹp đường, ổn định giao thông. Cảnh sát giao thông, cảnh sát hình sự, đội xử lý tai nạn tui đều quen ráo trọi, chỉ vì có nhà ở trên cung đường đen thôi”.
Mạnh miệng thế nhưng ông Bay bảo rằng bản thân ông cũng thon thót trong lòng mỗi khi ra đường: “Phải hết sức cẩn thận. Có chút rượu bia là không lên xe. Đi xa trời tối cũng không lên xe. Thấy đèn vàng là lập tức đạp thắng...”.
Một vụ tai nạn giao thông gây chết người tại vòng xoay Tam Hiệp, TP Biên Hòa, Đồng Nai - Ảnh: TỰ TRUNG |
Đội cứu hộ tự nguyện
Ngay tại ngã ba Dầu Giây, chúng tôi gặp một đội xe ôm mặc áo đồng phục xanh có thêu phù hiệu trên tay áo. Ngồi trên xe, mắt đăm đăm nhìn ra đường, mấy người đàn ông mặt sạm nắng gió gật đầu lia lịa khi nghe hỏi: “Tai nạn hả? Ở đây hơi bị nhiều à nha”. Anh Diệp Minh Huê mau mắn móc bóp ra một cái thẻ: “Đây, coi cái này thì biết liền”. Đó là thẻ chứng nhận cấp cứu viên do Hội Chữ thập đỏ cấp.
“Ngã ba này đông xe, đường ngoặt, đủ kiểu tai nạn: xe chở quá tải đứt thắng, xe khách chạy quá tốc độ mất lái, lật xe, tông vào cột điện, xe máy vi phạm luật... Anh em tụi tui ở đây phải chở người bị nạn đi cấp cứu liền liền, lâu dần, xã vận động đi học sơ cấp cứu. Thì đi, không thì lại lỡ tay làm họ bị thương nặng thêm. Đội dân phòng thành lập, bên cạnh việc chạy xe mưu sinh, chúng tôi cũng cắt người trực tại chỗ nữa”. Anh Cống Tấn Bậu đứng bên cạnh tiếp lời kể: “Mới tháng trước có anh cảnh sát hình sự đi xe máy tới ngã ba thì bị xe container đụng phải, chết ngay. Tai nạn ở đây hễ xảy ra là có chết người, khiếp lắm. Tụi tui hành nghề ở đây mới trở thành cấp cứu viên chuyên nghiệp vậy đó”. Anh Toàn ngồi bên cạnh trầm ngâm: “Chứng kiến tai nạn thường xuyên ngoài quốc lộ, công việc lại cũng buộc phải di chuyển thường xuyên ngoài quốc lộ, đôi khi tôi cũng run tay lắm. Một lần chở khách lên Sài Gòn, trước khi về mấy anh bạn rủ uống vài chai. Lần đó tôi bị té xe, may mà cũng chỉ trầy xước ngoài da. Tởn luôn, lần sau không dám uống mà đi xe nữa...”.
Chúng tôi còn chưa kịp rời khỏi ngã ba Dầu Giây nhiều ám ảnh thì cái tin thảm khốc về vụ tai nạn giao thông ở Núi Thành đã đến. Một tích tắc buông lơi vôlăng, không cưỡng lại được cơn buồn ngủ, chiếc xe lao vào lề đường đã gây ra thảm họa cho cả mấy gia đình, cướp đi sinh mạng của những bà mẹ, những đứa trẻ đang vui mừng đón một ngày mới. Tám cuộc đời, trong đó có năm cuộc đời đáng lý sẽ còn rất dài, rất nhiều ước mơ, hi vọng của năm đứa trẻ thế là không còn nữa. Thay cho những niềm vui thì giờ đây là những nỗi đau xót sẽ còn triền miên trong gia đình những nạn nhân của tai nạn giao thông.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.