Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Tái định cư thủy điện Sông Tranh 2: Những bất cập cần tháo gỡ
(10:29:25 AM 08/04/2012)Bất cập từ quy hoạch tái định cư
Từ trung tâm xã Trà Bui để vào tới thôn 5, 6, phải qua nhiều con dốc gần như thẳng đứng. Con đường đất lỗ chỗ hốc lõm và trơ sỏi đá sau những trận mưa rừng. Xen lẫn những nóc nhà của người dân sinh sống là cả một dải rừng gỗ lớn hiện ra trước mắt. Thỉnh thoảng có những vạt rừng đen nhẻm mới bị thiêu rụi. Ẩn nấp sau những tán cây, bụi rậm là tiếng cưa gỗ ầm ĩ cả một góc trời...
Do sự thiếu phối hợp giữa Ban Dự án Thủy điện 3 với Ban Quản lý rừng phòng hộ Sông Tranh và chính quyền địa phương mà 321 hộ đồng bào Ca-dong đã bị bố trí tái định cư ngay tại lâm phận rừng phòng hộ Sông Tranh. Chỗ ở mới có độ dốc lớn, lại nằm trong khu vực rừng phòng hộ, người dân không có đất sản xuất, buộc phải vào rừng chặt cây, làm rẫy, khiến tình trạng phá rừng phòng hộ Sông Tranh ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Sau khi di chuyển lên đây, chẳng hộ nào có đất sản xuất, đất rẫy cũng không có. Ảnh: sggp.org.vn. |
Trò chuyện với chúng tôi, chị Hồ Thị Sừng (40 tuổi) ở thôn 5, xã Trà Bui nói: “Ở chỗ cũ, mỗi năm chúng tôi trồng lúa được những 2 vụ, cũng được 4-5 ang lúa, có khi ăn không hết. Sau khi di chuyển lên đây, chẳng hộ nào có đất sản xuất, đất rẫy cũng không có. Giờ không đi phá rừng thì chúng tôi biết lấy chi mà ăn!”.
Là một trong những hộ nhận được đền bù lớn, gần 100 triệu đồng, gia đình chị Sừng có 6 nhân khẩu, tái định cư lên thôn 5 Trà Bui từ năm 2008. Cũng như nhiều gia đình khác, 2 vợ chồng chị sắm xe máy, vật dụng trong nhà và đầu tư vào chăn nuôi. Thế nhưng chẳng hiểu sao, nuôi con gì chết con ấy… nên vốn liếng của gia đình chị giờ cũng đã cạn. Hàng ngày, chị vào rừng bẫy chim, bắt cá ở suối và hái rau rừng lấy lương thực để ăn; còn chồng chị thì theo anh em trong thôn vào rừng đốn gỗ. Nếu may mắn không bị kiểm lâm phát hiện, thì sẽ có chút tiền mua gạo, nuôi mấy đứa nhỏ đi học. Như chị Sừng, gia đình ông Hồ Thanh Út (51 tuổi) ở thôn 5, xã Trà Bui, cũng chật vật lo miếng ăn cho 10 nhân khẩu. Không có một miếng ruộng lúa nước hay đất rẫy, nên cả nhà ông phải lặn lội vào rừng sâu phát rẫy, cũng là để tránh lực lượng kiểm lâm phát hiện. Biết là ở khu vực rừng phòng hộ nên ông cũng không dám phát nhiều, chỉ làm một khoanh nhỏ để trồng vài cây sắn, cây ngô. Thế nhưng đến mùa thu hoạch, lũ khỉ lại đến gặm, phá nát những thành quả lao động của gia đình ông.
Không có đất sản xuất, hầu hết các hộ tái định cư tại thôn 5 và thôn 6, xã Trà Bui, đều lâm vào tình trạng như vậy. Họ chỉ còn một cách là trở thành "lâm tặc bất đắc dĩ" và tình trạng “chảy máu rừng” ở rừng phòng hộ Sông Tranh ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Theo Ban Quản lý Rừng phòng hộ Sông Tranh, từ năm 2006 về trước, khi chưa thi công Thủy điện Sông Tranh 2, công tác bảo vệ rừng phòng hộ Sông Tranh không phức tạp vì người dân sở tại sống ổn định, gần như không có tình trạng phá rừng làm nương rẫy. Việc khai thác gỗ cũng chỉ để phục vụ cho nhu cầu trong gia đình. Tuy nhiên, từ 2007 sau khi Thủy điện Sông Tranh 2 khởi công xây dựng, Ban quản lý Rừng phòng hộ Sông Tranh 2 đã phát hiện, xử lý 6 vụ khai thác gỗ trái phép thu 7,7m3 gỗ xẻ; 9 hộ chặt phá rừng làm rẫy với diện tích hơn 2,8ha và số lượng các vụ phát hiện, xử lý đều tăng qua các năm. Đến nay, diện tích rừng phòng hộ Sông Tranh đã mất hơn 46 ha, với hơn 682m3 gỗ bị chặt hạ.
Đến vấn đề an sinh
Không chỉ bố trí tái định cư ở khu vực rừng phòng hộ Sông Tranh làm cho người dân không có đất sản xuất mà các khu tái định cư khác của Thủy điện Sông Tranh 2 ở Trà Đốc, Trà Giác (Bắc Trà My) và Trà Dơn, Trà Leng (Nam Trà My) cũng xảy ra tình trạng tương tự. Sau hơn 3 năm di dời tái định cư, đã có 32 hộ dân bỏ nhà tái định cư, đi tìm nơi khác làm ăn, sinh sống vì không có đất sản xuất, không có nước sinh hoạt và các công trình hỗ trợ an sinh đều xuống cấp trầm trọng.
Tại thôn 3, xã Trà Đốc, 72 ngôi nhà tái định cư đều do Ban quản lý Dự án thủy điện 3 xây dựng nay đã xuống cấp chỉ sau hơn 3 năm đưa vào sử dụng. Lớp vôi tường bị bong tróc, mái trần hư hại nặng, đặc biệt các hạng mục về gỗ như cửa, đòn tay đã mục nát. Nhà cửa không đảm bảo, thiếu đất canh tác nên đã có 20 hộ dân tái định cư chấp nhận mất đất, bỏ nhà tái định cư đi tìm chỗ khác để làm ăn, sinh sống. “Tưởng di dời lên đây là sẽ có đất sản xuất, ai dè ngoài ngôi nhà ra chẳng có gì hết! Nhà tắm, nhà vệ sinh xây để làm gì khi không có nước sinh hoạt? Chỉ mới hơn 3 năm mà nhà cửa đã xuống cấp, công trình dân sinh cũng xuống cấp. Toàn thôn không đủ gạo để ăn thì dân bỏ đi là đúng. Họ quay về chỗ cũ để trồng trọt trên diện tích đất ngoài vạch”, ông Đinh Văn Minh, Trưởng thôn 3 bức xúc nói.
Thôn 3 phải chia thành 2 đơn vị nhỏ là 3A và 3B. Trong đó, 3A là điểm tái định cư còn 3B là nơi người dân tìm về đất cũ với với 20 hộ dân. Để con em người dân được tiếp tục học chữ, chính quyền địa phương đã phải dựng trường tạm để vận động học sinh đến trường. Còn toàn bộ hệ thống phòng học, cửa chính cửa sổ của trường mầm non và tiểu học ở thôn 3 đều hư hỏng nghiêm trọng. Ngoài ra, do không hiểu tập quán của đồng bào thiểu số nên những công trình công cộng như: nhà sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào Ca-dong mới đưa vào sử dụng nay cũng bỏ hoang mục nát.
Đầu năm 2011, tổ máy thứ 2 của thủy điện Sông Tranh 2 đã phát điện, hòa lưới quốc gia. Thế nhưng, đến nay vẫn còn 19 hộ dân thộc thôn 6, xã Trà Dơn (Nam Trà My) bị ảnh hưởng bởi lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2 chưa nhận tiền đền bù của dự án, do không chấp nhận bảng áp giá, liên quan đến đơn giá duyệt ở mức thấp, phương án hỗ trợ chênh lệch nhà ở chưa thỏa đáng, số tiền bù tuổi cho cây trồng chưa hợp lý… Cuộc sống của những hộ này gặp rất nhiều khó khăn. Mới đây, UBND tỉnh Quảng Nam cũng đã đưa ra phương án hỗ trợ bổ sung hơn 1,55 tỷ đồng cho 19 hộ dân thôn 6, gồm các khoản: hỗ trợ lãi suất, hỗ trợ thuê nhà ở… trên cơ sở đạt được sự thống nhất của người dân.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.