Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Chủ nhật, 23/02/2025, 04:00:27 AM (GMT+7)
Sự ấm lên ở Bắc Cực sẽ tác động tới Việt Nam
(02:00:53 AM 19/06/2011)(Tin Môi Trường) - Hiện tượng băng tan tại Bắc Cực có thể khiến mực nước biển toàn cầu dâng thêm tới 1,6 m trong thế kỷ này, đe dọa nhiều vùng châu thổ và thành phố ven biển của Việt Nam, các nhà khoa học cảnh báo.
Các nhà khoa học tham gia dự án Theo dõi và Đánh giá Bắc Cực (AMAP) tại thành phố Oslo, Na Uy khẳng định 40% lượng nước mà các đại dương nhận thêm hàng năm có nguồn gốc từ băng và tuyết tan, AFP đưa tin.
Một báo cáo mới nhất của AMAP cho thấy nhiệt độ Bắc Cực đang tăng nhanh gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu và 6 năm qua là giai đoạn nóng nhất mà con người từng ghi nhận tại Bắc Cực. Nhiệt độ Bắc Cực vào mùa hè trong 6 năm đó cao hơn hẳn so với vài thập kỷ trước. Chỉ trong vòng ba hoặc bốn thập niên nữa, Bắc Băng Dương có thể trở thành đại dương không có băng vào mùa hè.
Tình trạng trên khiến mực nước trong các đại dương dâng nhanh hơn so với mọi dự báo trước kia. "Mực nước biển toàn cầu có thể tăng từ 0,9 tới 1,6 m trong khoảng thời gian từ nay tới năm 2100. Sự tan chảy của các sông băng tại Bắc Cực và khối băng trên đảo Greenland sẽ là tác nhân quan trọng đối với sự dâng lên của mực nước biển", AMAP cho biết.
Nếu mực nước biển toàn cầu chỉ dâng thêm 0,9 m, những thành phố ven biển và vùng châu thổ thấp tại Việt Nam, Bangladesh, Trung Quốc và nhiều nước khác sẽ hứng chịu hậu quả xấu, AMAP cảnh báo.
Khi mực nước biển tăng, nhiều quốc đảo nhỏ sẽ bị nhấn chìm, vô số vùng đất trồng trọt sẽ nhiễm mặn và không thể sử dụng. Quy mô và sức mạnh của các cơn bão lớn cùng nhiều hiện tượng thời tiết dữ dội khác cũng tăng theo mực nước biển.
Đầu năm 2007 Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) từng tuyên bố mực nước của các đại dương có thể tăng thêm từ 18 tới 59 cm vào năm cuối cùng của thế kỷ này. Tuy nhiên, khi đó IPCC chưa tính tới tác động của hiện tượng băng tan, đặc biệt là từ đảo Greenland. Nếu băng trên đảo này tan hoàn toàn, mực nước biển toàn cầu sẽ tăng ít nhất 5 m.
Một báo cáo mới nhất của AMAP cho thấy nhiệt độ Bắc Cực đang tăng nhanh gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu và 6 năm qua là giai đoạn nóng nhất mà con người từng ghi nhận tại Bắc Cực. Nhiệt độ Bắc Cực vào mùa hè trong 6 năm đó cao hơn hẳn so với vài thập kỷ trước. Chỉ trong vòng ba hoặc bốn thập niên nữa, Bắc Băng Dương có thể trở thành đại dương không có băng vào mùa hè.
Tình trạng trên khiến mực nước trong các đại dương dâng nhanh hơn so với mọi dự báo trước kia. "Mực nước biển toàn cầu có thể tăng từ 0,9 tới 1,6 m trong khoảng thời gian từ nay tới năm 2100. Sự tan chảy của các sông băng tại Bắc Cực và khối băng trên đảo Greenland sẽ là tác nhân quan trọng đối với sự dâng lên của mực nước biển", AMAP cho biết.

Băng ở Bắc Cực đang tan nhanh hơn so với mọi dự báo trước kia của giới khoa học. Ảnh: shm.com.au.
Nếu mực nước biển toàn cầu chỉ dâng thêm 0,9 m, những thành phố ven biển và vùng châu thổ thấp tại Việt Nam, Bangladesh, Trung Quốc và nhiều nước khác sẽ hứng chịu hậu quả xấu, AMAP cảnh báo.
Khi mực nước biển tăng, nhiều quốc đảo nhỏ sẽ bị nhấn chìm, vô số vùng đất trồng trọt sẽ nhiễm mặn và không thể sử dụng. Quy mô và sức mạnh của các cơn bão lớn cùng nhiều hiện tượng thời tiết dữ dội khác cũng tăng theo mực nước biển.
Đầu năm 2007 Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) từng tuyên bố mực nước của các đại dương có thể tăng thêm từ 18 tới 59 cm vào năm cuối cùng của thế kỷ này. Tuy nhiên, khi đó IPCC chưa tính tới tác động của hiện tượng băng tan, đặc biệt là từ đảo Greenland. Nếu băng trên đảo này tan hoàn toàn, mực nước biển toàn cầu sẽ tăng ít nhất 5 m.
Bạn cũng có thể quan tâm:
-
"Bảo vệ môi trường chính là bảo vệ mái nhà chung của toàn nhân loại"
-
Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
-
Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
-
Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
-
Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
-
Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
-
Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
-
Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
-
Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
Bài viết mới:
- Cây Gạo huyền thoại thôn Tân Mỹ được vinh danh là Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Ruối khổng lồ của tỉnh Hải Dương được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Những cây cổ thụ quý hiếm của tỉnh Yên Bái được công nhận Cây Di sản Việt Nam (18/02/2025)
- Cây Đa Đình Giải: biểu tượng xanh trường tồn nhận danh hiệu Cây Di sản Việt Nam (14/02/2025)
- Cây Di sản đầu tiên được công nhận đầu Xuân Ất Tỵ (05/02/2025)
- Lễ chào cờ mừng Đảng, mừng xuân Ất Tỵ trên đảo tiền tiêu Nhơn Châu-Bình Định (05/02/2025)
- Tết ấm yêu thương với bà con người mù nghèo (23/01/2025)
- Đông ấm 2024 - Dấu Chàm yêu thương (20/01/2025)
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Thêm 15 cây cổ thụ lọt vào danh sách Cây Di sản Việt Nam (19/01/2025)

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.
.jpg)