Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Sống ở thành phố lớn mà chết vì... mưa (!)
(07:26:54 AM 12/07/2013)Mất mạng vì sự tắc trách
Bạn đọc Nguyễn Thnah Sơn, bức xúc: “Đau lòng quá, tại TP HCM mà bị nước mưa cuốn trôi ư?... Các vị đã làm gì khi bao năm nay cái cống ấy đã cuốn bao nhiêu người nhưng không được sửa chữa. Bây giờ thì một cô sinh viên giỏi vừa tốt nghiệp đại học đã phải chết vì sự tắc trách của các vị”.
Trước trả lời của ông Huỳnh Ngọc Sang, Giám đốc Trung tâm Quản lý đô thị - ĐHQG TP HCM, rằng đơn vị chỉ đặt cống tạm trên đoạn đường này, bạn đọc Sấm Sét cho rằng điều đó thật khó chấp nhận. “Cho dù chỉ làm đường và cống tạm nhưng nguyên tắc vẫn phải đảm bảo an toàn giao thông. Đặt cống tạm cũng phải tính toán để đủ tiêu thoát nước chứ không thể để nước chảy tràn qua mặt đường khi trời mưa. Cách làm này quá ẩu và đã có người trả giá quá đắt về điều này. Phải nhanh chóng khắc phục, làm lại cống suối Nhum trước dự án cải tạo rạch suối Nhum để chấm dứt những tai nạn đau lòng như thế này” - bạn đọc Sấm Sét đề nghị.
Bạn đọc Nguyễn Quang chỉ rõ những bất cập của con đường “tử thần” này: “Khi chưa có đường này thì mưa to gió lớn gì nước cũng được lưu thông hết. Không biết ông kỹ sư nào thiết kế ra 2 cái cống bé xíu đặt cho có dưới cầu? Nếu làm cống hộp to bằng với lòng suối thì chẳng bao giờ sợ rác cả”.
Hãy xử nghiêm để làm gương!
Cái chết của em Thảo không phải là trường hợp cá biệt mà đã có rất nhiều người là nạn nhân của các công trình giao thông kém. Đáng nói là những đơn vị liên quan thường chẳng bị xử lý đến nơi đến chốn nên những cái chết oan ức như trên cứ chực chờ xảy ra.
Bạn đọc Francesco Dia kiến nghị: “Có quy trách nhiệm hay xử phạt đơn vị nào cũng không xóa đi sự mất mát của gia đình nạn nhân. Trách nhiệm ở đây là phải làm sao để không xảy ra trường hợp tương tự ở khu vực này nói riêng và tất cả các khu vực khác, đó mới là tròn 2 chữ trách nhiệm”. Khắc phục hiện trạng là một việc nhưng phải truy ra ai là người chịu trách nhiệm và xử lý rốt ráo thì mới có thể răn đe những đơn vị khác có trách nhiệm hơn với những công trình thuộc quyền quản lý của mình.
Một bạn đọc cung cấp thêm thông tin: “Trách nhiệm này thuộc về ĐHQG TP HCM. Là người dân sống trong khu vực này, tôi biết rõ vì sao em Thảo thiệt mạng: Đường nối KTX B và Trường Đại học Kinh tế - Luật chưa thông nhưng trường cố đưa các em về ở KTX B. Để đi lại, các em phải đi qua bãi tha ma và con đường tạm rất nhỏ (khoảng 3 m) và không có rào chắn ở khu vực cống suối Nhum này. Vào đầu năm học, nhiều phụ huynh khi đưa con em đến trường, thấy con đường này đã vội vã kiếm nhà trọ gần trường hoặc ở khu vực khác chứ không dám ở KTX B mặt dù KTX B thừa chỗ ở”...
Mất bò mới lo làm chuồng
“Theo tôi, đơn vị nào thi công đặt cống, làm đường này phải chịu trách nhiệm về tai nạn chết người xảy ra ở đây. Kỹ sư cầu đường ăn học ra sao mà lại không biết tính toán đến khối lượng nước cần thoát khi mùa mưa đến cũng như phải lắp đặt bao nhiêu cống, mỗi cống có đường kính là bao nhiêu thì không gây nước ngập mặt đường? Còn chính quyền địa phương cũng tỏ ra tắc trách khi đã được biết có khá nhiều tai nạn ở đây mà vẫn lơ là trong việc bảo vệ tài sản và tính mạng của những người dân khi giao thông trên đoạn đường này lúc mưa to, gió lớn” - bạn đọc Single Fierfly bình luận. |
Nữ sinh Đinh Thị Phương Thảo (SN 1991, quê Bình Định) đã tử vong tại Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức, do bị ngạt nước và kiệt sức, vào lúc 20 giờ ngày 8-7.
Trước đó, chiều 8-7, đang lúc trời mưa tầm tã, Thảo và Thu chở nhau từ Trường ĐH Kinh tế-Luật TP HCM về KTX Đại học Quốc Gia TP HCM. Khi đang chạy trên đường nội bộ cách KTX khoảng 300m thì bất ngờ hai nữ sinh và xe máy bị dòng nước cuốn trôi. Thu may mắn thoát nạn và hô hoán người dân địa phương cứu Thảo.
Hàng chục nam sinh viên cùng người dân và ban giám đốc KTX đã đến tìm kiếm Thảo. Phát hiện Thảo bị vướng vào một lùm cây gần đó nên các nam sinh nhanh chóng đưa đi cấp cứu. Tuy nhiên Thảo đã không qua khỏi…
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.