Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Thứ bảy, 18/01/2025, 19:29:48 PM (GMT+7)
Sau sự cố vỡ đê, nông dân Đồng Tháp như "ngồi trên đống lửa"
(12:40:25 PM 15/09/2018)(Tin Môi Trường) - Giữa đầu tháng 9, lũ từ thượng nguồn đổ về kết hợp với triều cường nên mực nước tại Đồng Tháp cao hơn cùng kỳ, do vậy khả năng nước đe doạ đến các vùng xung yếu sản xuất lúa vụ Thu Đông rất cao. Kèm theo đó sự cố vỡ đê ngày 12/9 vừa qua khiến 150 ha lúa ở xã Thạnh Lợi, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp chìm trong biển nước, đã khiến người dân đang canh tác lúa Thu Đông 2018 "đứng ngồi không yên".
>> Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ >> Đổi nhựa lấy quà, và sau đó? >> Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN >> Quảng Ninh lo ngại nguy cơ cháy rừng sau bão Yagi >> Đà Lạt sẽ trồng thay thế sau khi chặt hạ, di chuyển 108 cây thông ba lá
Ảnh: IE
* Nông dân thấp thỏm vì nhiều diện tích lúa bị đe doạ
Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia ngày 14/9, tình hình thuỷ văn sông Cửu Long đang biến đổi chậm, hiện mực nước đang xuống chậm, sau đó lại theo kỳ triều cường. Dự báo, đến ngày 25/9, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 4,2m, trên báo động II 0,2m; tại Châu Đốc ở mức 3,8m, dưới báo động III 0,2m, tại các trạm hạ lưu sông Cửu Long trên mức báo động I - báo động II và trên báo động II. Nhận định tình hình thủy văn còn diễn biến phức tạp, lũ có khả năng lên cao khi xảy ra các hình thế thời tiết bất lợi trên lưu vực. Do đó nguy cơ cao xảy ra ngập lụt ở các vùng trũng thấp và mất an toàn đê bao tại tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long; trong đó có Đồng Tháp.
Do diện tích lúa Thu Đông xuống giống tại Đồng Tháp năm 2018 trễ hơn thường kỳ nên nguy cơ các diện tích sản xuất lúa bị lũ đe doạ rất cao. Theo thống kê, vụ Thu Đông năm nay, toàn tỉnh Đồng Tháp đã xuống giống hơn 110.000/130.000ha theo kế hoạch, đạt tỷ lệ 84,6%. Trong đó, dự báo đến cuối tháng 9, khoảng 15% diện tích, tương ứng 15.000 ha lúa, tập trung tại thị xã Hồng Ngự, huyện Tam Nông, Tháp Mười và Cao Lãnh có nguy cơ bị ảnh hưởng do lũ.
Qua ghi nhận thực tế, tại một số khu vực nội đồng Đồng Tháp Mười như xã Thạnh Lợi, huyện Tháp Mười, tính đến ngày 9/9, địa phương gieo sạ hơn 3.600 ha lúa Thu Đông. Các trà lúa sẽ thu hoạch dứt điểm vào cuối tháng 9. Tuy nhiên, lo lắng lớn nhất của xã là tại các đoạn đê xung yếu, mặc dù đã được gia cố nhiều lần nhưng nước đã "ngấp ngé" mặt đê, có nơi mực nước trong và ngoài đê bao có nơi chênh lệch gần 2 mét, nguy cơ vỡ đê cao.
Đang canh tác lúa tại khu ô bao ấp 3, xã Thạnh Lợi, ông Nguyễn Văn Lâm cho biết, không chỉ riêng ông mà tất cả người dân canh tác lúa vụ này đều thấp thỏm lo âu, không biết nguy cơ vỡ đê lúc nào, bao nhiêu vốn liếng (bình quân khoảng 1,8 triệu đồng/1.000m2), nếu vỡ đê là xem như mất trắng.
Nỗi lo của ông Lâm hoàn toàn có cơ sở vì, chiều ngày 12/9, một vụ vỡ đê đã nhấn chìm toàn bộ 150 ha lúa sắp đến ngày thu hoạch ở ấp 2, xã Thạnh Lợi. Ước thiệt gần 4 tỷ đồng. Là một trong những hộ dân mất trắng trong sự cố này, anh Phạm Hồng Linh chia sẻ, không trở tay được vì mực nước lũ quá cao, sức ép của nước quá lớn. Địa phương đã dốc toàn lực phối hợp cùng nông dân huy động các phương tiện để ứng cứu nhưng nhưng diện tích đê vỡ khá nhiều nên đành bất lực nhìn lúa bị lũ nhấn chìm.
Ông Đoàn Văn Tuấn, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Thạnh Lợi thông tin, hiện nay, khó khăn lớn nhất đối với xã Thạnh Lợi là vấn đề các khu xung yếu rất nhiều, có nơi chênh lệch mực nước trong và ngoài cao. Hầu hết các tuyến đê cũ đều đã bị ngập hết, địa phương phải gia cố nhiều lần theo mực nước lên, để đảm bảo không sạt lở đê, bảo vệ vụ mùa cho bà con.
Còn tại huyện Cao Lãnh, nơi xuống giống gần 28.000 ha, dự kiến sẽ thu hoạch dứt điểm trước ngày 30/9. Đa phần các diện tích nằm trong tuyến bảo vệ kiên cố, đảm bảo ăn chắc. Song, 3.800 ha xuống giống ngoài lịch khuyến cáo của huyện và chưa có đê bao khép kín có nguy cơ bị thiệt hại do lũ. Ngoài ra, một số đoạn đê bao thuộc địa bàn 8 xã là Tân Nghĩa, Phương Thịnh, Ba Sao, Nhị Mỹ, Mỹ Hội, Bình Hàng Tây, Bình Hàng Trung và Mỹ Long đã có dấu hiệu xung yếu, nhiều đoạn nước đã mấp mé tràn bờ, tiềm ẩn nguy cơ tràn cục bộ 22 ô bao sản xuất lúa, với diện tích 2.859 ha lúa đang trong thời kỳ chờ thu hoạch, nếu nước lũ lên cao thêm từ 30cm đến 50cm.
* Sợ vỡ đê, nông dân thu hoạch lúa chạy lũ
Trước nỗi lo mất trắng vì lũ, người dân đã chủ động liên kết gia cố lại đê bao để ứng phó với lũ đang diễn biến khó lường. Đồng thời, một số hộ dân cũng đã tranh thủ thu hoạch lúa sớm, dù biết thiệt hại là giảm năng suất và giá thành.
Canh tác 5 ha trong khu ô bao tại ấp 3, xã Thạnh Lợi, huyện Tháp Mười của anh Lê Văn Duyên nói, mặc dù còn 5 ngày nữa mới đến ngày thu hoạch nhưng do tuyến đê bao hiện tại rất mỏng, yếu, mức chênh lệch khá lớn, mực nước tiếp tục ngấp ngé mặt đê, nên để tránh nguy cơ mất trắng gia đình quyết định thu hoạch lúa sớm.
Anh Duyên nói, sản xuất vụ 3 cũng nhiều năm, nhưng năm nay, lũ sớm, bất ngờ sớm hơn 1 tháng, cho nên mặc dù nông dân xuống theo lịch thời vụ của huyện khuyến cáo nhưng cũng không tránh được nước. Thấy tuyến đê bao yếu nên lúa chắc gạo thì thu hoạch, thuê ghe đi sấy để bảo vệ vốn buổi đầu bỏ ra.
Trồng 6 ha lúa IR50404, tuy nhiên phải thu hoạch sớm 5 ngày, bà Nguyễn Thị Nuôi cũng chia sẻ, thu hoạch không đúng ngày, sản lượng hao hụt khoảng 40%, trung bình chỉ 500 kg/1000m2, giảm 300 kg/1000m2 so với vụ Thu Đông năm 2017. Điều đáng nói là chất lượng hạt gạo cũng bằng lúa đúng thời gian sinh trưởng nên giá thương lái thu mua cũng giảm 200 đồng/kg. Hiện tại, giá lúa đã sụt giảm từ 5.200 đồng/kg xuống còn 5.000 đồng/kg. Bà Nuôi thật tình nói, năm nay phải thu hoạch "giựt giành" với nước, "đợi tới đúng ngày thì bể đê có được ăn đâu".
Theo thống kê của phòng Nông nghiệp và Phát triển huyện Tháp Mười, hiện địa phương còn gần 3.000 ha lúa đang trong giai đoạn chuẩn bị thu hoạch; trong đó hàng trăm ha lúa ở xã Thạnh Lợi, Trường Xuân, Hưng Thạnh cần được thu hoạch hoạch sớm trước đỉnh lũ, để đảm bảo ăn chắc. Các địa phương khác như huyện Lấp Vò, huyện Cao Lãnh,... người dân cũng đang khẩn trương chuẩn bị các biện pháp nhằm bảo vệ sản xuất, riêng các trà lúa chín cũng được khẩn trương thu hoạch sớm, trước đỉnh lũ.
Trước tình hình này, tỉnh Đồng Tháp yêu cầu các địa phương rà soát các diện tích sản xuất lúa tại các nơi xung yếu, thường xuyên tuần tra, gia cố các đoạn đê xung yếu, sẵn sàng lực lượng và phương tiện ứng cứu khi có sự cố xảy ra.
Ông Nguyễn Văn Công, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói, đối với các diện tích lúa đang trong giai đoạn trổ chín, các địa phương cần "bình tĩnh" theo dõi lịch thời vụ cùng với tình hình thuỷ văn để kiểm tra các đê bao.
"Không bàn đến chuyện sớm - trễ, vấn đề trọng tâm là phải xác định ô bao xung yếu có gia cố thêm được không? Có thể bảo vệ được bao lâu. Trong trường hợp, các ô bao bị nước đã đe doạ rất nguy hiểm thì cần vận động, tuyên truyền người dân khẩn trương thu hoạch, tránh thiệt hại lớn", ông Nguyễn Văn Công nói.
Chương Đài -TTXVN
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.