»

Chủ nhật, 19/01/2025, 15:28:30 PM (GMT+7)

Sao phải cần Đại sứ du lịch?

(14:34:44 PM 25/03/2013)
(Tin Môi Trường) - "Myanmar không có đại sứ du lịch. Còn ở Việt Nam thì có đại sứ nhưng nói thật, tôi là người Việt Nam mà không hiểu đại sứ du lịch làm được những gì một năm qua".

Đại sứ du lịch chưa làm được gì


Chia sẻ trên PLTP, Tham tán Thương mại tại Myanmar, ông Vũ Cường cho biết, Myanmar, là một trong các quốc gia được nhiều người lựa chọn là điểm du lịch vì văn hóa nước này chứ không phải vì những cái to, cái nhất...

 

Không[-]hiểu[-]đại[-]sứ[-]du[-]lịch[-]làm[-]được[-]gì[-]trong[-]một[-]năm[-]qua
Không hiểu đại sứ du lịch làm được gì trong một năm qua



Du lịch bùng nổ ở đất nước này là vì yếu tố văn hóa. Chứ không phải vì họ có đại sứ du lịch. Myanmar không có đại sứ du lịch. Còn ở Việt Nam thì có đại sứ nhưng nói thật, tôi là người Việt Nam mà không hiểu đại sứ du lịch làm được những gì một năm qua.

Cũng theo ông Cường, xét về một quốc gia việc đầu tư để quảng bá du lịch ra thế giới là không thiếu tiền. Nguồn ngân sách đầu tư cho cái gì hiệu quả và đúng.

Khi đúng thì bao nhiêu cũng phải chi và bao nhiêu cũng không gọi là nhiều - ít. Hơn nữa, ngoài nguồn ngân sách còn có nhiều cách để làm. Vấn đề ở chỗ tổ chức kết nối lại mọi người với nhau, mô hình hoạt động, ban quản lý khu du lịch, cơ chế công bằng…

Riêng sự cố  treo ảnh của Trung Quốc thay vì ảnh Việt Nam trong gian hàng du lịch Việt Nam tại hội chợ du lịch quốc tế Berlin vừa qua, ông Cường bày tỏ: "Tôi thấy rất kinh khủng, kinh khủng theo nghĩa người ta quá thờ ơ trong xã hội hiện đại. Vì để hình ảnh ấy treo lên được tại hội chợ ấy có nhiều sự thờ ơ. Thơ ơ của người lựa chọn hình ảnh, thờ ơ của người xét duyệt, thờ ơ của người xem…".

Ông Cường cũng cho rằng, trên thế giới không phải nước nào cũng có quốc hoa, quốc phục.

Vấn đề khi quy định quốc hoa, quốc phục thì nó phải phục vụ mục đích gì. Tốt nhất là đừng tìm cách văn bản hóa để áp đặt sở thích của một người hay nhóm người cho người khác.

Không hi vọng vị trí đại sứ

Sau khi Cục Hợp tác Quốc tế công bố tới báo chí truyền thông chính thức nhận hồ sơ ứng cử cho vị trí Đại sứ Du lịch Việt Nam từ ngày 4/1 - 30/2/2013,  Đại sứ du lịch Việt Nam năm 2012, Lý Nhã Kỳ vẫn được coi là ứng cử viên sáng giá. Tuy nhiên, đến phút chót Lý Nhã Kỳ quyết định rút hồ sơ ứng viên Đại sứ du lịch khiến Bộ Văn hóa phải loay hoay. Đủ thấy vị trí Đại sứ Du lịch Việt Nam quan trọng như thế nào.

Chiều 18/2, ông Nguyễn Văn Tình, Cục trưởng Hợp tác Quốc tế, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, cho biết do Lý Nhã Kỳ rút lui nên sẽ báo cáo Bộ trưởng đề nghị gia hạn thời gian tiếp nhận thêm hồ sơ của ứng viên khác.

Năm nay, Cục Hợp tác Quốc tế - Bộ VHTTDL đã có một số sự thay đổi trong cách thức chọn lựa Đại sứ. Nhưng tiêu chuẩn chính vẫn là: Có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực hoạt động của mình, có thành tựu nổi bật trong hoạt động nghề nghiệp và xã hội, có đóng góp tích cực cho sự tiến bộ của xã hội; có uy tín và có ảnh hưởng tích cực đối với xã hội. Có khả năng vận động tài chính từ những nguồn lực xã hội.

Bầu chọn Đại sứ Du lịch với mong muốn hình ảnh, văn hóa, sản phẩm du lịch của Việt Nam sẽ được quảng bá tới các nước trên thế giới. Tuy nhiên, ông Trần Quang Hảo, Tổng thư ký Hiệp hội Du lịch VN, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ Tổng cục Du lịch lại thẳng thắn nhận xét:

"Đại sứ du lịch là danh hiệu để làm đẹp thôi chứ đại sứ du lịch có phải là người quảng bá để mà kéo khách du lịch vào Việt Nam đâu. Để quảng bá cũng không làm được bao nhiêu. Một hình ảnh nó cũng chỉ là một cá nhân. Nếu thực sự hiệu quả người ta đã bỏ hết tiền để người đại sứ đó đi tuyên truyền, lôi kéo khách rồi". - Ông Hào nói.
 
Khi được hỏi Đại sứ du lịch Việt Nam hiện nay chưa làm tròn vai trò, trách nhiệm của mình? Ông Hảo khẳng định: "Nói chung tôi cũng không hi vọng nhiều vào vị trí đó. Nhưng thôi thì mỗi thứ một tí, góp nhặt như người nông dân vậy".

 

Tháng 9/2011, Lý Nhã Kỳ (tên thật là Trần Thị Thanh Nhàn) được Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch bổ nhiệm làm Đại sứ Du lịch Việt Nam nhiệm kỳ 1 năm từ 9/2011 đến 9/2012. Theo Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) Nguyễn Văn Tình, Lý Nhã Kỳ cơ bản đáp ứng được các tiêu chí lựa chọn.

 

Việc bổ nhiệm Lý Nhã Kỳ làm Đại sứ du lịch đã gây nhiều tranh cãi. Bên cạnh chuyện bằng cấp, dư luận còn nóng chuyện những gì đại sứ du lịch Lý Nhã Kỳ mang đến không phải là hình ảnh quyến rũ như ngành du lịch cần mời gọi du khách mà là quảng cáo kim cương cho thương hiệu của mình.


 
Chưa dừng lại đó, Lý Nhã Kỳ còn có những phát ngôn khoe của hùng hồn khác như: “Đại gia chính là tôi”, “Tôi sinh ra để đeo kim cương”, hay “Tôi sở hữu nhiều kiệt tác trang sức nổi tiếng thế giới”.

 

Tuy nhiên, trong buổi tổng kết đại diện Bộ VHTT&DL đã đánh giá rất cao việc Lý Nhã Kỳ tự chi trả các chi phí đi lại trong các chương trình quảng bá ở nước ngoài.

 

Chưa kể khoản tiền kha khá cô tự bỏ ra, trong cuộc vận động bầu chọn Vịnh Hạ Long là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới. Và việc Lý Nhã Kỳ đã tham gia vận động các doanh nghiệp và tự mình đài thọ một khoản chi phí lớn để phối hợp với Bộ thực hiện chương trình quảng bá, xúc tiến đầu tư thương mại du lịch tại Hong Kong.
Theo ĐVO
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Sao phải cần Đại sứ du lịch?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới

(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI