Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Rừng thông phòng hộ cảnh quan Quốc lộ 14 đang bị tận diệt
(08:02:43 AM 29/11/2014)Rừng thông phòng hộ- Ảnh: TL
Rừng thông thuộc huyện Đắc Song trước đây rất rậm rạp, xanh tươi, nay chỉ còn lại những khoảnh nhỏ đan xen với nương rẫy do người dân xâm lấn, đang bị tận diệt bằng cách đầu độc. Tại tiểu khu 1614, có khoảng 1 ha thông hơn 30 năm tuổi mới bị đầu độc đang bị khô héo lá và chết dần. Tại hiện trường, những cây thông chết đều có hàng chục lỗ khoan có đóng que nhỏ. Trong các lỗ nhỏ đều có bọt trắng của hoá chất. Gần khu vực này có 2 khoảnh thông (sát khu vực rẫy cà phê, hồ tiêu của người dân) với hàng trăm cây thông lớn nhỏ đường kính trên dưới 30 cm đã chết trước đó không lâu, một số cây đã bị người dân đốn hạ.
Ông Nguyễn Đức Hạnh, ở thôn 7, xã Nâm N’jang, huyện Đắk Song, sống gần tiểu khu 1614 cho biết: "Tôi đã ở tại khu vực này gần 20 năm, người dân sống trong vùng này thưa thớt thì thông còn rất nhiều. Trước đây, bà con chỉ khai hoang ở dưới chân đồi để trồng cà phê, nhưng sau này giá các loại nông sản như hồ tiêu được giá nên bà con cứ thế lấn dần lên khu vực rừng thông".
Theo ông Nguyễn Văn Thịnh, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Đắk Song, thủ đoạn phá hại rừng thông dọc Quốc lộ 14 rất phức tạp, người dân phá rừng với mục đích lấn chiếm đất để sản xuất và làm nhà, nhất là vùng đất mặt đường thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán. Họ dùng nhiều biện pháp tinh vi như, khoan lỗ, bỏ hóa chất để hủy hoại cây thông. Do việc hủy hoại rừng thông thực hiện vào ban đêm, nên khi phát hiện ra, thì họ vứt các dụng cụ rồi bỏ trốn nên cán bộ kiểm lâm không xử lý được.
Ông Thịnh cũng cho rằng, dù lực lượng kiểm lâm đã tích cực phối hợp với cơ quan chức năng để tuần tra, kiểm soát, nhưng do diện tích rừng thông nằm rải rác lại xen kẽ với nhà ở và nương rẫy của người dân lại dài trên 20km nên việc canh giữ, bảo vệ rất khó khăn.
Rừng thông phòng hộ cảnh quan Quốc lộ 14 thuộc địa phận 2 xã Trường Xuân và Nâm N'Jang được trồng từ năm 1978 đến năm 1984 với diện tích ban đầu trên 400 ha. Rừng thông không chỉ có chức năng phòng hộ mà còn là khu rừng cảnh quan rất đẹp. Trước đây, rừng thông được Lâm trường Đắk Nông và Đắk Rung quản lý. Từ năm 2013, rừng được giao cho nhiều đơn vị khác nhau quản lý bảo vệ. Cũng trong thời gian này, rừng bị tàn phá và xâm lấn nhiều nhất. UBND huyện Đắk Song đã phối hợp với các đơn vị chủ rừng, Chi cục Kiểm lâm cưỡng chế giải tỏa nhiều lần nhưng chưa kiên quyết, dẫn đến việc người dân quay lại tiếp tục lấn chiếm đất rừng ngày càng nhiều hơn. Cuối tháng 4/2014 vừa qua, UBND huyện Đắk Song đã tổ chức một đợt cưỡng chế, giải tỏa một số hộ dân lấn chiếm đất rừng thông.
Trong những năm qua, huyện Đắk Song xảy ra nhiều vụ lấn chiếm đất rừng làm nhà ở và nương rẫy trái phép. Từ đầu năm 2014 đến nay, Đắk Song là một trong những huyện phát hiện số vụ phá rừng làm nương rẫy nhiều nhất Đắk Nông.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.