»

Chủ nhật, 24/11/2024, 07:36:52 AM (GMT+7)

Rác tràn khắp nơi, chính quyền lúng túng

(11:55:45 AM 08/09/2015)
(Tin Môi Trường) - Người dân sống dở chết dở vì rác thải gây ô nhiễm môi trường nhưng chính quyền thì lúng túng vì chưa có giải pháp căn cơ

 Rác[-]thải[-]đang[-]là[-]vấn[-]nạn[-]ở[-]tỉnh[-]Thanh[-]Hóa[-]khi[-]chỉ[-]3[-]huyện[-]có[-]lò[-]đốt[-]rác[-]công[-]suất[-]nhỏ[-]Ảnh:[-]TUẤN[-]MINH
Rác thải đang là vấn nạn ở tỉnh Thanh Hóa khi chỉ 3 huyện có lò đốt rác công suất nhỏ Ảnh: TUẤN MINH

 

15 năm qua, người dân phường Trung Sơn, thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa phải “sống chung” với rác thải.

“Chúng tôi rất đau đầu”

Ông Nguyễn Hữu Hào (ngụ phường Trung Sơn) cho biết trước năm 2000, dọc bờ sông Đơ, cuộc sống của người dân rất yên bình. Sau năm 2000, thị xã Sầm Sơn quy hoạch bãi rác về đây, hằng ngày có hàng chục xe rác khắp nơi tới đổ khiến môi trường bị “đầu độc” nghiêm trọng. Không chỉ gây ô nhiễm nguồn nước, hàng ngàn người dân ở phường Trung Sơn và một số phường - xã lân cận như Trường Sơn, Bắc Sơn, Quảng Châu (huyện Quảng Xương) còn phải sống chung với mùi hôi thối.

Theo ông Võ Văn Quang, Trưởng Ban Quản lý dự án xây dựng công trình thị xã Sầm Sơn, người dân phản ánh bãi rác gây ô nhiễm là chính xác. Việc quy hoạch bãi rác phải cách khu dân cư ít nhất 1 km nhưng do nó tồn tại ngày xưa nên bây giờ chính quyền đang tìm cách để khắc phục dần dần.

Hiện mới chỉ 3 huyện của tỉnh Thanh Hóa có lò đốt rác công suất nhỏ là Thạch Thành, Hoằng Hóa và Quảng Xương. Trong khi đó, nhiều nơi quy hoạch xây dựng nhà máy xử lý rác nhưng chẳng thấy đâu như huyện Như Thanh, có địa phương xây nhà máy xong bỏ hoang như thị xã Sầm Sơn… Vì vậy, nhiều nơi tại tỉnh này khi có quy hoạch xây bãi rác, người dân đã kịch liệt phản đối rồi dựng lều bạt, lán trại “cố thủ” đến cùng. “Xây dựng nhà máy xử lý rác thải là mong mỏi của người dân nhưng việc triển khai như thế nào, tiềm lực nhà đầu tư, đơn vị quản lý ra sao cũng cần minh bạch. Có như thế mới hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường đang ở mức báo động và đáp ứng kỳ vọng của người dân” - một người dân nói.

Đối với “vấn nạn” rác thải ở xã Tân Bình, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp, ông Phan Thanh Tâm, Chủ tịch UBND xã Tân Bình, thừa nhận: “Chúng tôi rất đau đầu về việc này vì nó nằm ngoài khả năng của địa phương. Sau khi nhận được sự phản ánh của người dân, chúng tôi thuê người vớt toàn bộ rác đã đổ xuống hố gần khu dân cư và cho 1 doanh nghiệp thuê lại chỗ này để làm bãi tập kết vật liệu xây dựng. Do là xã mới cùng với việc hình thành các khu, tuyến dân cư nên có bất cập trong việc xử lý rác”. Cũng theo ông Tâm, tổng lượng rác thải trong toàn xã vào khoảng 0,5 tấn/ngày. Để “chữa cháy”, UBND xã đã tạm đào hố rộng khoảng 200 m2 giữa cánh đồng làm chỗ tập kết rác. “Hiện nay, UBND huyện Thanh Bình đã có quy hoạch chung về khu xử lý rác tại khu vực giáp ranh giữa 2 xã Tân Huề và Tân Bình với diện tích khoảng 2 ha nhưng mọi việc có phần chậm trễ do khó tìm được nhà đầu tư” - ông Tâm nói.

Xử lý không xuể


Công[-]đoạn[-]phân[-]loại[-]rác[-]thủ[-]công[-]tại[-]Nhà[-]máy[-]Xử[-]lý[-]rác[-]thải[-]rắn[-]sinh[-]hoạt[-]ở[-]huyện[-]đảo[-]Lý[-]Sơn,[-]tỉnh[-]Quảng[-]Ngãi[-]-[-]Ảnh:[-]TỬ[-]TRỰC
Công đoạn phân loại rác thủ công tại Nhà máy Xử lý rác thải rắn sinh hoạt ở huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi - Ảnh: TỬ TRỰC


Tỉnh Quảng Ngãi có 1 khu kinh tế Dung Quất, 2 cụm công nghiệp, 22 làng nghề và hơn 3.000 doanh nghiệp hoạt động. Trung bình mỗi ngày, toàn tỉnh thải ra khoảng 5 triệu m3 nước thải, hàng chục tấn chất thải độc hại. Thế nhưng, phần lớn trong số các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất này đều không có hệ thống xử lý, thu gom rác thải, chất thải.

Riêng tại huyện đảo Lý Sơn, với dân số trên 21.000 người, cộng thêm hàng chục ngàn du khách mỗi năm, trung bình mỗi ngày huyện đảo này hứng chịu khoảng 15 tấn rác thải sinh hoạt.

Cuối năm 2013, dự án Nhà máy Xử lý rác thải rắn sinh hoạt ở huyện đảo Lý Sơn do Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) làm chủ đầu tư, chính thức khởi công với tổng kinh phí gần 30 tỉ đồng, xây dựng trên diện tích 2 ha. Dự kiến, khi hoàn thành sẽ xử lý 15 tấn rác thải/ngày; sử dụng công nghệ đốt, ủ mùn và chôn lấp. Đến cuối tháng 6-2015, dự án chính thức hoàn thành và đưa vào sử dụng nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn không được cải thiện.

Theo ghi nhận của chúng tôi, sau hơn 1 tháng đi vào hoạt động, mỗi ngày nhà máy này chỉ xử lý khoảng 1,5 tấn rác. Nhiều công đoạn phân loại rác hết sức thô sơ, đơn giản rồi đưa vào lò đốt. Ngoài số lượng rác được đốt trong ngày, còn lại chủ yếu chôn lấp hoặc đổ ra các bãi rác xung quanh.

Ông Võ Phương Thạnh, Đội phó Đội Quản lý khu xử lý rác, cho biết “công nghệ” phân loại rác ở đây chủ yếu dùng tay nên mất thời gian rất nhiều. “Mỗi ngày, nhà máy tiếp nhận khoảng 10 tấn rác thải sinh hoạt nhưng lò chỉ đốt được tối đa 1,5 tấn. Để xử lý lượng rác tồn đọng, chúng tôi phải đưa ra khu vực bãi biển để đốt” - ông Thạnh nói.

Bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn, cho biết ô nhiễm môi trường hiện nay ở đảo Lý Sơn là vô cùng cấp bách nên việc đưa nhà máy xử lý rác thải rắn sinh hoạt vào vận hành mang lại rất nhiều kỳ vọng cho người dân trên đảo. “Tuy nhiên, do hiệu quả quá thấp nên vẫn chưa được giải quyết căn cơ…” - bà Hương thừa nhận.

Công tác kiểm tra rất khó khăn, bất cập

Ông Nguyễn Quốc Tân, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Ngãi, cho biết trước vấn nạn ô nhiễm môi trường, trong những năm qua, công tác phòng ngừa, đấu tranh bảo vệ môi trường được các cấp, ngành trong toàn tỉnh đẩy mạnh. “Tuy nhiên, vấn nạn ô nhiễm môi trường vẫn còn hết sức gay gắt, nhiều doanh nghiệp không chấp hành quy định bảo vệ môi trường. Trong khi đó, công tác kiểm tra, kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường còn rất khó khăn, bất cập, nhiều doanh nghiệp vi phạm hết sức tinh vi…” - ông Tân nêu thực trạng.

Theo NLĐ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Rác tràn khắp nơi, chính quyền lúng túng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024

(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.

Tin Môi Trường
 Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?

(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?

VACNE 30 năm
 Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê

(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI