Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Quảng Ninh: Vườn thanh long ruột đỏ hàng trăm gốc bị cướp phá tan hoang
(09:57:12 AM 30/07/2014)
Những thân và quả thanh long bị chém rời được chất đống tại một góc vườn.
Hàng trăm gốc thanh long bị chém lìa thân
Ông Nguyễn Hữu Hòa, kể lại: Như thường lệ sáng 2.7, tôi lên vườn để tưới cây. Khi mở cửa bước vào vườn chứng kiến ngay cảnh tượng những cột thanh long hôm qua còn sum suê cành lá với những chùm quả xanh, đỏ nặng trĩu sắp đến dịp thu hoạch bị chặt phá tan hoang. Các phần thân, quả thanh long bị chém rời nằm rải rác dưới gốc và khắp lối đi. Khi đó tôi muốn gào lên nhưng đau xót đó khiến tôi nghẹn họng và khụy xuống.
Ông Hòa cũng cho hay, do được tiếp xúc nhiều với những người trồng thanh long ruột đỏ, một sản phẩm có tiếng ở TP. Uông Bí nên cách đây hơn 1 năm ông đã bàn với cụ thân sinh của ông năm nay đã ngoài 80 tuổi tận dụng mảnh đất đồi rộng gần 2ha sau nhà đang trồng cây ăn quả tạp sang trồng thanh long ruột đỏ.
Vườn đồi này sau đó đã mọc lên hơn 300 trụ trồng hơn 1.000 gốc thanh long. Do nhà ông Hòa cách vườn trồng hơn 1km nên sau những buổi chăm sóc vườn thanh long được cụ thân sinh ra ông Hòa đảm nhiệm. Do giống cây vốn đã hợp với thổ nhưỡng ở đây từ lâu cộng với tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật trồng thanh long theo đúng quy trình VietGAP nên vườn thanh long của ông Hòa lúc nào cũng xanh tốt.
Theo tính toán của ông Hòa, đã có hơn 80 trụ tương đương với hơn 300 gốc thanh long đã trồng được thời gian 18 tháng, chuẩn bị cho thu hoạch bị chặt phá. Với năng suất thu hoạch từ tháng 7 đến hết tháng 11 dương lịch mỗi gốc thanh cho 10-15 quả tương đương với khoảng 10kg quả, thiệt hại kinh tế lên đến khoảng 60 triệu đồng. Chưa kể những gốc thanh long bị chặt phải mất hơn 1 năm nữa chăm bón mới phục hồi lại được.
Một cảnh tượng tan hoang là nhưng gì PV chứng kiến tại vườn thanh long ruột đỏ nhà ông Hòa. Tại vị trí các trụ bê tông để các gốc thanh long bám lên vẫn hằn những nhát dao chém. Nỗi đau bị cắt rời thân vẫn còn bầm tụ tại mấu cành còn lại. Những thân và quả thanh long bị chém rời được chất đống như một nấm mồ tại một góc vườn.
Dân hoang mang
Trước khi xảy ra vụ chặt phá, ông Hòa đã mua thép và xi măng về đổ thêm 500 trụ bê-tông để mở rộng quy mô trồng thanh long. “Cứ tưởng tượng lại cảnh thân, quả thanh long bị chém tan hoang, tinh thần tôi cảm thấy hoang mang lo sợ. Thâm tâm tôi cứ suy nghĩ nên hay không nên tiếp tục mở rộng trồng thanh long tại 500 trụ đã được dựng ngoài vườn”, ông Hòa tâm sự.
Theo ông Hòa, ngay sau khi báo cáo sự việc vườn thanh long của ông bị chặt phá. Công an phường Vàng Danh đã đến lập biên bản điều tra sự việc.
Theo tìm hiểu của PV, ngoài vườn thanh long của ông Hòa bị đối tượng xấu chặt phá thì tại phường Vàng Danh một số nhà dân trồng cây ăn quả từng bị triệt hạ tương tự. Một sự việc gây chấn động dân trồng cây từng xảy ra đối với đồi hồng sai trĩu quả của gia đình ông Tiến “Vóc”. Vườn cây sắp đến đợt thu hoạch cũng bị kẻ xấu đột nhập và không chỉ chặt cành mà còn dùng dao khoanh vỏ ở gốc để cây chết dần.
Chiêu ác hiểm khoanh vỏ gốc giết cây này tương tự xảy ra đối với hàng chục cây vải lớn đang ra quả của gia đình ông Mùa. Đến vườn trồng cây vải non của gia đình ông Huệ cũng bị đối tượng xấu vào dỡ tung trơ rễ… Được biết, các sự việc trên đều được người nuôi trồng báo với cơ quan công an. Mặc dù thủ phạm vẫn chưa thể tìm ra, nhưng sự việc lại tiếp tục xảy ra với gia đình ông Hòa khiến nhiều người trồng cây ở Uông Bí đang rơi vào cảnh hoang mang lo lắng.
Chùm ảnh: Hàng trăm gốc thanh long bị chém lìa thân, trụ bê tông hằn vết dao:
Những trụ sum xuê cành lá với những chùm quả xanh, đỏ nặng trĩu sắp đếp dịp thu hoạch giờ chỉ còn trơ cột bê tông.
Tại vị trí các trụ bê tông để các gốc thanh long bám lên vẫn hằn những nhát dao oan nghiệt chém vào, nỗi đau bị cắt rời thân vẫn còn bầm tụ tại mấu cành còn lại.
Ông Nguyễn Hữu Hòa ngậm ngùi nhặt thành quả của mình giờ chỉ là đồ phế thải.
Những thân và quả thanh long bị chém rời được chất đống như một nấm mồ tại một góc vườn.
Phóng viên cảm thấy xót lòng khi chứng kiến cảnh này.
Cây thanh long xum xuê lá, quả sót lại trong vườn.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
- Mua đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ không? (26/10/2024)
- Tổng công ty giấy Việt Nam bị xử phạt 1,89 tỷ đồng (26/10/2024)
- Bão Trà Mi tăng lên cấp 11, giật cấp 14 và đang tiến vào vùng biển nước ta (26/10/2024)
- Tổng thư ký VACNE trình bày “Bài học kinh nghiệm thực tiễn về phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường” tại Hội nghị của Liên đoàn các tổ chức kỹ thuật ASEAN (24/10/2024)
- Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy "Xanh" sản xuất ra hộp sữa Vinamilk (24/10/2024)
- Cây thị 700 năm tuổi được bảo vệ nghiêm ngặt ở Thanh Hóa (21/10/2024)
- Hội đồng Ban giám khảo vòng sơ khảo cuộc thi “Sáng tạo xanh - Sống trong lành” (21/10/2024)
- Quảng Ninh: Hai cây đầu tiên của huyện Hải Hà được công nhận Cây Di sản Việt Nam (14/10/2024)
- Ảnh "Voọc mũi hếch" giành giải nhất cuộc thi "Chim và thú hoang dã Việt Nam 2024" (14/10/2024)
Lãnh đạo của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tham gia Hội thảo về kinh nghiệm đọc sách khoa học
(Tin Môi Trường) - Sáng ngày 10/10/2024, tại Trụ sở của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đã diễn ra Hội thảo về “Kinh nghiệm đọc sách khoa học”. Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó chủ tịch thay mặt Hội đã đến dự và trình bày bài tham luận: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NHỮNG “VIÊN NGỌC” QUÝ THU ĐƯỢC KHI ĐỌC SÁCH KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ TRONG THỜI ĐẠI CHUYỂN ĐỔI SỐ
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.