Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Quảng Ngãi: 71.000 dân năn nỉ tỉnh đừng xây thủy điện
(13:50:15 PM 30/10/2014)
Từ thời làm Chủ tịch huyện, đến nay là Bí thư huyện, ông Dũng đã liên tục phản đối quy hoạch các dự án thủy điện trên vì nguy cơ nhấn chìm Sơn Hà. Ảnh: L.Đ.Dũng.
Thế nhưng, UBND tỉnh Quảng Ngãi có vẻ không muốn bỏ.
Làng mạc sẽ bị nhấn chìm
Huyện Sơn Hà có tổng diện tích 75 km2, nằm trọn trong lưu vực sông Trà Khúc (được hợp thành bởi 4 con sông: Đakđrinh, Tang, Xà Lò và Re). Huyện có 14 xã trong đó có 5 xã, thị trấn với hơn 20.000 dân sinh sống dọc sông lớn.
Tại huyện này đã có 2 dự án thủy lợi, thủy điện lớn trên thượng nguồn là thủy điện Đakđrinh, công suất lắp máy 125 MW, dung tích hồ chứa 230 triệu m3 nước. Thủy điện hồ chứa nước Nước Trong có dung tích hồ chứa trên 210 triệu m3 nước, công suất phát điện 12 MW.
Tỉnh Quảng Ngãi và bộ Công thương hiện đang quy hoạch thêm 3 dự án thủy điện là Sơn Trà 1 nằm trên sông Xà Lò do công ty CP 30-4 Quảng Ngãi đầu tư với công suất lắp máy 42 MW, dung tích hồ chứa 5,479 triệu m3. Thủy điện Đakđrinh 2 do công ty CP thủy điện Miền Trung đầu tư, công suất lắp máy 13 MW, dung tích hồ 9,3 triệu m3, cách trung tâm huyện Sơn Hà khoảng 5 km. Thứ 3 là Thủy điện Trà Khúc 1 (thuộc xã Sơn Giang, cách trung tâm huyện Sơn Hà khoảng 8km, do công ty CP thủy điện Huy Măng đầu tư, công suất lắp máy 36 MW và hồ chứa nước là 11,07 triệu m3.
Theo quy hoạch này, huyện Sơn Hà với thị trấn Di Lăng và hàng ngàn dân cư của các xã nằm hai bên sông đã bị bao trọn thành một thung lũng. Đó là lý do mà người dân năn nỉ tỉnh đừng xây thủy điện.
Hàng ngàn hộ dân sẽ bị nhấn chìm nếu các thủy điện (gạch đỏ rời) được xây dựng. Ảnh: L.Đ.Dũng.
Ông Đặng Ngọc Dũng, Bí thư huyện ủy Sơn Hà (Quảng Ngãi), cho biết: “Những năm 1964, 1986, 1999, 2009 thị trấn Di Lăng và một phần của các xã Sơn Hải, Sơn Trung, Sơn Thượng, Sơn Bao bị nhấn chìm trong nước lũ. Nhà cửa, làng mạc, tài sản bị dìm sâu trong nước nhiều ngày và bị trôi, mất, cuộc sống của nhân dân rơi vào thảm cảnh. Đó là lúc mà phía dưới làng mạc không có con đập nào ngăn nước, lòng sông thông thoáng, nước lũ dễ dàng thoát nhanh; phía trên làng mạc không có cái hồ chứa nước nào.
Nay trên đầu là nửa tỉ m3 nước, bao quanh và dưới hạ lưu là các đập thủy điện, nếu có sự cố ở các đập thủy điện trên thượng nguồn hoặc mưa lũ lớn thì thiệt hại càng kinh khủng hơn”.
Ông cũng cho rằng, trên lý thuyết, các ông chủ nhà máy thủy điện lớn ở thượng nguồn cho rằng có thể đảm đương vai trò điều tiết nước khi dung tích lòng hồ đủ để lượng nước mùa mưa đủ chảy về lòng hồ, nhưng kịch bản này chỉ tồn tại trên lý thuyết.
Bởi vì, không có một chủ đầu tư nào lại đi xả nước trong lòng hồ trước mùa mưa. Họ không thể biết được năm đó mưa sẽ ra sao. Nếu năm đó mưa ít, nước vào hồ ít hơn nước họ đã xả ra trước mùa mưa thì không còn nước để phát điện vào năm sau.
Câu chuyện càng trầm trọng hơn khi ông Dũng tiết lộ: “Thủy điện Sơn Trà 1 người ta đang bàn chuyện mua bán thủy điện ở đây. Anh Việt là giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị công ty này nói trước mặt tôi. Chưa gì hết mà người ta đòi mua bán thủy điện như thế này thì chứng tỏ họ chỉ tính đến lợi ích cho vợ con họ, lợi ích của một nhóm người chứ họ đâu có lo gì đến lợi ích chung”.
Ông Đinh Văn Thái, một người dân sinh ra ở thị trấn Di Lăng, nói: "Vùng dọc sông này thấp trũng, là rốn lũ của cái tỉnh này. Bao nhiêu trận lũ lụt đã nhấn chìm cái huyện Sơn Hà này rồi. Nay người ta đòi làm thủy điện chắn sông nữa thì coi như mọi thứ sẽ thành biển nước mỗi khi nước dữ trên nguồn về. Không hiểu sao người ta không lên đây mà xem, lại đi làm như vậy. Chúng tôi lo lắm!".
Theo Bí thư huyện Sơn Hà, việc để có thêm khoảng vài chục MW điện năng sẽ không đánh đổi và trả hết những thiệt hại mà đời con, đời cháu và sau này người dân Sơn Hà phải gánh chịu.
Từ khi còn làm Chủ tịch huyện Sơn Hà, rồi đến khi làm Bí thư huyện như hiện nay, ông Dũng luôn phản đối hoàn toàn các dự án thủy điện này vì nó gây hại rất lớn cho cuộc sống của hàng ngàn người dân.
Trước Ban thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi, ông Dũng năn nỉ: "Tôi thay mặt Đảng bộ, chính quyền và hơn 71.000 người dân Sơn Hà năn nỉ xin tỉnh đừng xây các dự án thủy điện này".
Một góc thị trấn Di Lăng, huyện Sơn Hà. Ảnh: L.Đ.Dũng.
6 tháng sau mới nói được
Trao đổi với PV, về việc người dân năn nỉ tỉnh đừng xây thủy điện, bà Đinh Thị Loan, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Hiện tỉnh đang giao cho các sở, ngành liên quan kiểm tra thực tế lại tại các dự án trên. Chưa có kết quả gì nên chưa thể nói được”.
Còn ông Nguyễn Xuân Thủy, Giám đốc sở Công thương tỉnh này thì từ chối khi được đặt vấn đề làm việc về các dự án thủy điện trên. Ông Thủy cho rằng, “mọi thứ đã có báo cáo ở tỉnh, có gặp cũng chẳng nói được gì cả. Bây giờ chỉ chờ báo cáo của các nhà khoa học, bây giờ đang trên đà làm, có cái gì thì 6 tháng sau mới nói được”.
Trước đó, cách đây vài năm, chính sở này đã báo cáo lên tỉnh rằng các dự án quy hoạch thủy điện ở Sơn Hà ảnh hưởng tới diện tích rừng ít, không tác động nhiều đến dân cư, không ảnh hưởng lớn đến môi trường… nhưng trên thực tế thì trái ngược hoàn toàn.
Việc trả lời của lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi dường như đang giấu nhẹm hoàn toàn quyết định số 4064/UBND-CNXD ngày 11.9.2014 do chính bà Đinh Thị Loan ký phê chuẩn “cho phép triển khai thực hiện đối với 3 dự án thủy điện đã được cấp chứng nhận đầu tư: Đakđrinh 2, Sơn Tây và Sơn Trà 1”. Nghĩa là 2 trong 3 dự án mà Đảng bộ và nhân dân huyện Sơn Hà đấu tranh không muốn làm đã được duyệt cho tiến hành.
Tính đến thời điểm năm 2013, toàn tỉnh Quảng Ngãi quy hoạch 25 dự án thủy điện với tổng công suất là 438,6 MW. Sau đó qua hai đợt rà soát và loại khỏi quy hoạch thì còn 18 dự án.
Tiếp tục trong năm này, tỉnh Quảng Ngãi đã trình lên bộ Công thương xem xét loại khỏi quy hoạch thêm 6 dự án. Tất cả những dự án xin loại bỏ đều có nguyên nhân là ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, cộng đồng dân cư không đồng nhất và không phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Việc không đánh giá kỹ tác hại mà cho xây dựng các thủy điện vội vã sẽ không thể trả giá hết về sau. Ảnh: L.Đ.Dũng.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024
(Tin Môi Trường) - Chiều ngày 15/11/2024, tại Trường quay của Đài Truyền hình Hà Nội tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Luật Thủ đô năm 2024 với chủ đề “Một số điểm mới trong bảo vệ môi trường”.
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.