Trao đổi - Phản biện » Xã hội
Quan làm đơn nắn đường, dân làm đơn đánh lộn
(13:03:32 PM 16/10/2014)
Hiện trạng ngõ rộng 8m đi vào cổng nhà ông Nguyễn Văn Thát. Ảnh: Báo Lao động
“Nắn cong đường để qua nhà nguyên phó chủ tịch tỉnh” là tên bài báo trên báo Lao động đang gây xôn xao dư luận mấy ngày gần đây. Bài báo cho biết: Ngày 7.7.2005, UBND tỉnh Thanh Hoá đã phê duyệt mặt bằng quy hoạch thi công đường Dương Đình Nghệ kéo dài số 87/XD-UB. Theo đó, đường có chiều rộng 32m và “phù hợp quy hoạch chi tiết khu Nam Ngạn - Cầu Hạc - P.Thanh Hoá”.
Bình đồ tuyến thi công tỉ lệ1/500 đã được ông Lê Thế Bắc - Phó Chủ tịch UBND tỉnh ký duyệt. Theo thiết kế thi công này thì lô đất nhà ông Nguyễn Văn Thát - nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá nằm trong quy hoạch đường, ông có thể mở cổng thẳng ra đường 32m này.
Tuy nhiên, sau đó, do điều chỉnh lại kinh phí, với bình đồ thi công mới này, lô đất nhà ông Thát chỉ còn có lối ra đường Dương Đình Nghệ kéo dài là 2,5m, không thoả mãn ý định mở ngõ rộng ít nhất 6m của ông. Do vậy, ngày 30.9.2013, ông đã có đơn “kiến nghị điều chỉnh quy hoạch chi tiết đường Dương Đình Nghệ kéo dài...”. Theo đó, ông Thát kiến nghị “Chủ tịch tỉnh cho xem xét điều chỉnh chi tiết đoạn này để tôi có cổng ra đường Dương Đình Nghệ ít nhất 6m”.
Vậy là toàn bộ các văn bản, quyết định từ trước phải đảo lộn lại hết để phù hợp với lá đơn kiến nghị của ông nguyên Phó Chủ tịch tỉnh, con đường đáng lẽ đã được thi công bị đình trệ, người dân bức xúc nhưng có hề gì, nhu cầu mở rộng đường ra ngõ nhà ông “nguyên quan” này vẫn quan trọng hơn.
Ngày 21.8.2014, ông Nguyễn Đức Công - Phó Chủ tịch UBND TP.Thanh Hoá - có văn bản số2649/UBND-QLĐT gửi Sở Xây dựng vềviệc thoả thuận duyệt bình đồ tuyến điều chỉnh theo ý đồ của ông Nguyễn Văn Thát. Ngày 2.10, Phó GĐ Sở Xây dựng Đào Vũ Việt đã ký thống nhất với đề xuất trên.
Cứ tưởng chuyện nắn cong đường chỉ để “ưu tiên” nhà của các quan chức đang tại vị như vụ nắn đường né nhà ông Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long hồi năm 2013, ai ngờ ở Thanh Hóa, các cơ quan ban ngành chức năng lại còn làm việc chu đáo cẩn thận hơn, nắn cả đường theo đơn kiến nghị của ông “nguyên quan” Phó Chủ tịch tỉnh.
Đúng là “miệng người sang có gang có thép” thật, ông bà ta nói chả thừa đi đâu một chữ nào. Mặc kệ quy hoạch, mặc kệ dân đen đã nghiêm chỉnh chấp hành, ông nguyên Phó Chủ tịch tỉnh cứ thảy ra một cái đơn ngang xương, thế mà cũng đầy quyền phép.
Nói đến chuyện làm đơn ngang xương, tôi lại nhớ đến chuyện anh lái xe ôm Hồ Văn Vệ ở Long An gửi đơn lên công an xin đánh lộn vì vụ việc oan uổng của mình đã chờ quá lâu mà chưa được giải quyết.
Người thì khen cho anh Vệ vì anh thật là mưu trí, người thì chê anh Vệ vì anh làm chuyện ngược đời. Nhưng ơ kìa, có ông quan làm đơn đòi nắn đường thì cũng phải có ông dân làm đơn đòi đánh lộn được chứ, có gì mà lạ đâu?
Bởi cái sự làm đơn đòi hỏi những thứ ngang xương thế này nó cho thấy một tình cảnh trớ trêu của đời sống xã hội hôm nay: pháp luật không còn được thượng tôn, người ta bắt đầu hành xử theo lệ hơn là luật.
Càng ngày nếu càng có nhiều ông quan làm đơn đòi quyền lợi cho mình, chà đạp lên mọi quy định chung thì sẽ càng ngày càng có nhiều người dân làm đơn đòi những chuyện ngang xương không kém. Để xem “mèo nào cắn mỉu nào”.
“Thượng bất chính, hạ tắc loạn”, ''Người trên ở chẳng chính ngôi/Khiến cho kẻ dưới chúng tôi hỗn hào/ Người trên ở chẳng được cao/ Khiến cho kẻ dưới lộn nhào lên trên'', tục ngữ ca dao đã nói đầy ra đấy, có gì lạ đâu.
Những vị cán bộ có chức có quyền một thời tại vị, đến khi về hưu rồi vẫn chưa thoát được cơn mê lợi quyền, vẫn chưa học được cái đức làm dân nên làm đơn đòi nọ đòi kia sai một thì những vị cán bộ đương quyền nể sợ lá đơn đó mà làm theo sai mười. Bởi họ đang vẽ ra những con đường để bảo vệ quyền lợi cho nhau, bảo vệ cho nhóm lợi ích của mình.
Bạn đọc hãy ngẫm nghĩ mà xem, một xã hội muốn đạt đến sự văn minh, không có con đường nào khác là thượng tôn pháp luật. Trước pháp luật, bậc vương tôn cũng phải bình đẳng như thứ dân, đó mới là kim chỉ nam để hướng mọi sự trên đời theo đúng đạo.
Nhưng bằng những vụ việc thế này, chẳng khác nào những ụ mối xông ngầm trong thân đê, làm mục ruỗng lòng tin của mọi người vào sự công bằng trong xã hội.
Vấn đề ai là người sẽ xuống tay diệt trừ mối mọt đây?
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Cần công khai đơn vị trồng cây để nguyên bầu bọc
- Cảnh báo việc lợi dụng bão số 3 đăng thông tin không đúng sự thật
- Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Trung Bộ một chặng đường
- Từ 1/8, đất không giấy tờ sẽ được cấp sổ đỏ thế nào?
- Cuộc thi “Future Blue Innovation 2024” - Sự quan tâm của thế hệ trẻ đối với môi trường
- Làm công viên ở TP.HCM, cả nhà nước và tư nhân đều chậm
- Campuchia đào kênh Funan Techo sẽ đảo lộn hệ sinh thái miền Tây
- Ninh Bình sẽ có thành phố Hoa Lư - "Đô thị di sản thiên niên kỷ"
- Nên hiểu thế nào về ”gạo cứu đói dịp Tết”?
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới
(Tin Môi Trường) - Ngày 10/12/2024, được sự phân công của Chủ tịch Hội, Tiến sĩ Trần Văn Miều, Phó Chủ tịch Hội đã tham gia Hội thảo: “Nâng cao chất lượng hoạt động hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới” do Liên hiệp Hội Việt Nam tổ chức. Dưới đây là bài tham luận của Tiến sĩ Trần Văn Miều:
Có thể ”để dành” tín chỉ carbon để bán giá cao hơn?
(Tin Môi Trường) - Việt Nam đã thu được 1.250 tỉ đồng từ tín chỉ carbon. Với sự phát triển và yêu cầu hiện nay, tương lai chúng ta có đủ tín chỉ carbon để bù vào thâm hụt?
Chủ tịch thành phố Cam Ranh thua kiện người san ủi đất thuê
(Tin Môi Trường) - Người được thuê san ủi đất bị Chủ tịch thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) ra quyết định xử phạt hành chính. Cho rằng lãnh đạo địa phương sai nên người này khiếu kiện và được tòa tuyên thắng.